5 tháng đầu năm, Thế giới Di động đóng 11 cửa hàng điện thoại

Hơn một năm qua, tổng số cửa hàng  Thế giới Di động trong chuỗi thegioididong.com phải đóng cửa lên tới con số 51, bao gồm 11 địa chỉ vừa cắt giảm từ đầu năm nay.
 

Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động - MWG cho biết tính đến cuối tháng 4, công ty này đang vận hành và quản lý tổng cộng 2.324 cửa hàng với 3 chuỗi thegioididong.com, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh.
Liên tiếp cắt giảm cửa hàng điện thoại
Trong số cửa hàng và công ty đang vận hành này, chuỗi thegioididong.com vẫn dẫn đầu về số lượng khi có tới 1.021 cửa hàng, trong khi chuỗi Điện máy Xanh là 791 cửa hàng và Bách hóa Xanh là 512 cửa hàng.
Như vậy, chỉ trong tháng 4, chuỗi Điện máy Xanh đã tăng thêm 17 cửa hàng thông qua việc mở mới, và chuyển đổi từ chuỗi thegioididong.com. Còn chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh thậm chí đã tăng thêm tới 43 cửa hàng trong tháng 4.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất chính là việc Thế giới Di động tiếp tục cắt giảm số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com.
Trong tháng 4, ban lãnh đạo công ty đã cắt giảm 2 cửa hàng trong chuỗi này, nâng tổng số cửa hàng điện thoại phải đóng cửa từ đầu lên con số 11.
Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay, đã có tới 51 cửa hàng điện thoại bị Thế giới Di động đóng cửa.
5 thang dau nam, The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai
 
Điều này chưa từng xảy ra trước năm 2018 vì những năm trước đó, thegioididong.com luôn là động lực tăng trưởng chính của công ty và mang về nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.
Cùng với việc liên tiếp đóng các cửa hàng điện thoại, tỷ trọng doanh thu của chuỗi này cũng giảm đáng kể. Các cửa hàng điện thoại chỉ mang về 34% trong tổng số 34.122 tỷ đồng doanh thu 4 tháng từ đầu năm, tương đương 11.600 tỷ đồng. Trong khi, chuỗi Điện máy Xanh với số cửa hàng ít hơn rất nhiều lại mang về tới hơn 20.200 tỷ đồng, tương đương 59,2%.
Đà cắt giảm số cửa hàng cũng khiến tỷ trọng đóng góp doanh thu của chuỗi này cũng liên tục sụt giảm.
Ngành hàng điện thoại đã hết thời?
Cắt giảm lượng lớn số cửa hàng trong chuỗi thegioididong.com, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Thế giới Di động từ bỏ ngành hàng điện thoại tại các cửa hàng kinh doanh này.
Thực chất, việc chuyển đổi mô hình từ thegioididong.com sang Điện máy Xanh vẫn giữ lại mảng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay… kinh doanh bên trong hệ thống Điện máy Xanh.
5 thang dau nam, The gioi Di dong dong 11 cua hang dien thoai-Hinh-2
 100% cửa hàng Điện máy Xanh hiện nay đều bán các sản phẩm trong chuỗi thegioididong.com. Ảnh: Getty Images.
Trong khi các cửa hàng thegioididong.com không bán các sản phẩm của Điện máy Xanh thì toàn bộ cửa hàng trong chuỗi Điện máy Xanh đều bán tất cả sản phẩm của thegioididong.com.
Vì vậy, Thế giới Di động hiện có tới 1.812 cửa hàng bán các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo. Con số này bằng số cửa hàng của 2 chuỗi thegioididong.com và Điện máy Xanh gộp lại.
Như vậy, gần như toàn bộ cửa hàng thuộc chuỗi thegioididong.com đóng cửa thời gian qua đều là thực hiện chuyển đổi mô hình.
Thực tế, ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện, thiết bị đeo vẫn đang là ngành mang lại nhiều doanh thu nhất cho Thế giới Di động.
Trong 4 tháng đầu năm, các sản phẩm này mang về tới 15.900 tỷ đồng doanh thu, chiếm 46,6% tổng doanh thu trong kỳ, cao hơn so với mức đóng góp 15.535 tỷ (42,6%) của ngành hàng điện lạnh, gia dụng tại các cửa hàng Điện máy Xanh.
Như vậy, có khoảng gần 4.700 tỷ doanh thu từ các sản phẩm điện thoại nhưng được bán tại các cửa hàng Điện máy Xanh, đẩy doanh thu của chuỗi điện máy tăng trưởng nhanh.
Tương tự năm 2018, cũng có tới 15.584 tỷ đồng doanh thu từ các sản phẩm điện thoại. Điểm khác biệt là các sản phẩm này được bán tại các cửa hàng điện máy.
Như vậy, nếu tính số cửa hàng và tỷ trọng doanh thu theo chuỗi thì thegioididong.com đang giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu tính theo nhóm sản phẩm thì điện thoại vẫn đang là mảng chủ lực của Thế giới Di động, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.
Vẫn là nguồn thu chính của Thế giới Di động nhưng ngành hàng điện thoại cũng đang bị nhóm sản phẩm điện máy bán đuổi rất nhanh.
Năm 2018, hàng điện máy mới mang về cho công ty 37% tổng doanh thu, trong khi điện thoại lên tới 53%, thì trong 4 tháng từ đầu năm 2019, tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm điện máy đã là 42,6%, còn điện thoại giảm về 46,6%.
Nhiều khả năng, ngay trong năm nay, ngành hàng điện máy sẽ vượt mặt các sản phẩm điện thoại để trở thành nguồn thu chính của Thế giới Di động.
Trong báo cáo mới đây, ban lãnh đạo Thế giới Di động cũng cho biết nhờ bối cảnh đỉnh điểm mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 4, nên số lượng sản phẩm máy lạnh, quạt điều hoà mà công ty bán ra đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ trong tháng 4, các cửa hàng đã bán tổng cộng gần 200.000 bộ máy lạnh, doanh số kỷ lục từ trước đến nay, và bằng tới một nửa tổng số lượng bán ra của sản phẩm này trong cả năm 2018.
*) Tittle do Kiến Thức biên tập lại

Có gì đặc biệt trong trái ổi dứa giá một cân bằng 40kg ổi thường?

(Kiến Thức) - Mặc dù có giá lên tới gần triệu đồng/kg nhưng không ít khách hàng vẫn lùng mua ổi dứa New Zealand vì sự hiếu kỳ. 

Co gi dac biet trong trai oi dua gia mot can bang 40kg oi thuong?
 Theo nguồn tin trên Vietnamnet, trong khi ổi Việt Nam được bán tràn lan khắp chợ dân sinh và chợ mạng với giá 15.000 - 30.000 đồng/kg thì ổi dứa - loại hoa quả đến từ New Zealand - có giá tới 700.000 - 800.000 đồng/kg. Ảnh: Dillydally. 

Dù mua lại Trần Anh, Thế Giới Di Động vẫn vướng tin đồn “bán mình”

Không chỉ đang thực hiện một số thương vụ M&A với đối tác Trần Anh và trong ngành dược phẩm, dư luận bán tín bán nghi việc Thế Giới Di Động cũng sẽ bán cổ phần chi phối cho đối tác nước ngoài.

Gần đây, giới kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ Việt Nam có đồn đoán, cùng với việc thực hiện một số thương vụ M&A với các đối tác trong lĩnh vực điện máy, dược phẩm, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (TGDĐ) cũng sắp "bán mình". Những động thái PR mạnh mẽ trong thời gian qua nhằm phục vụ cho việc "bán mình" đó.
Tuy nhiên, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc TGDĐ khẳng định hoàn toàn không có chuyện TGDĐ “bán mình”.
“Ai mua được TGDĐ thì tìm giúp tôi. Nhiều khả năng chúng tôi còn tìm mua thêm đối tác khác. Nhiều khi anh Nguyễn Đức Tài ở trong buổi gặp gỡ nào đó, có nói lời những lời có liên quan đến M&A, nhưng bị người nghe hiểu nhầm sang một hướng khác", ông Doanh nói.
Hiện TGDĐ đang tập trung công sức mua lại điện máy Trần Anh.
Du mua lai Tran Anh, The Gioi Di Dong van vuong tin don “ban minh”
Không chỉ có mạng lưới cửa hàng hùng hậuở trong nước, TGDĐ cònđang thử sức tại thị trường Campuchia 
Hiện TGDĐ đang tập trung công sức mua lại điện máy Trần Anh. Hai bên sẽ chính thức công bố hoàn tất thương vụ này trong tháng 10/2017.
Để chuẩn bị cho sự kiện công bố chính thức, Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh đã bổ nhiệm hai nhân sự cấp cao của Thế Giới Di Động vào vị trí Giám đốc tài chính và Phó tổng giám đốc công ty.
Theo nội dung biên bản và Nghị quyết Hội đồng quản trị công bố chiều tối qua, Điện máy Trần Anh đã miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính của ông Trần Thanh Tùng (người được bổ nhiệm vào đầu năm 2017). Công ty đồng thời bổ nhiệm chức vụ quyền Giám đốc Tài chính và chủ tài khoản của Trần Anh đối với ông Vũ Đăng Linh.
Ông Linh sinh năm 1975, giữ chức Giám đốc tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động. Theo quyết định, ông Linh được quyền ký kết các hợp đồng vay nhân danh doanh nghiệp này, quản lý thu chi...
Ngoài ra, Trần Anh cũng thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Võ Hà Trung Tín (sinh năm 1984), người đang giữ chức Giám đốc vùng miền Bắc của Điện máy Xanh.
Ông Tín sẽ làm việc tại Trần Anh với vai trò người đại diện ký kết các giao dịch hợp đồng với bên thứ 3, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vận hành của đơn vị này.
Thương vụ mua bán sáp nhập giữa Thế Giới Di Động và Trần Anh vẫn chưa có thông tin chi tiết về giá cả và số lượng cổ phần. Đại diện Trần Anh cho biết giá trị của thương vụ này sẽ được cả hai bên công bố trong tháng 10/2017.
Thông tin Thế Giới Di Động mua lại chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh được giới truyền thông chú ý từ giữa tháng 8. Với nhiều lời đồn đoán khác nhau.
Hiện hệ thống điện máy Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung. Hà Nội là thị trường lớn nhất được Trần Anh phủ tới 14 điểm bán.
Trước đó, Trần Anh cũng đã công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phiếu TAG cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (thực hiện các giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu Trần Anh, sở hữu trên 25% vốn điều lệ TAG và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai), với tỷ lệ biểu quyết thông qua là 97,29%.
Trong đó, số lượng cổ phần sở hữu bởi cổ đông không phải là cổ đông lớn biểu quyết thông qua là 4.038.980 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 85,727% trên tổng cố cổ phần có quyền tham gia biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn.

Điện máy Trần Anh ra sao sau một năm về tay Thế giới Di động?

Sau khi bán lại toàn bộ hàng tồn kho cho Thế giới Di động, hiện chuỗi cửa hàng điện máy Trần Anh chỉ còn hoạt động trong lĩnh vực cho thuê mặt bằng, văn phòng và thương hiệu.

Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (chủ sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Trần Anh) mới đây đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh từ 1/4/2018 đến 31/12/2018 với khoản lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng.