5 hòn đảo mới được phát hiện ở Nga thực sự là ‘điềm gở’?

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy năm hòn đảo mới ở vùng biển băng giá ngoài khơi bờ biển phía bắc nước Nga. Tuy nhiên, đây lại là “điềm gở” cho Trái Đất vì những hòn đảo này chỉ được lộ ra nhờ sự tan chảy các lớp băng từ biến đổi khí hậu.

Các hòn đảo mới lần đầu tiên được phát hiện bởi một nữ sinh viên đại học khi cô nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh vào năm 2016. Sau đó, Bộ quốc phòng Nga đã xác định được năm hòn đảo mới trong chuyến thám hiểm của tàu nghiên cứu Vizir thuộc hải quân Nga.
5 hon dao moi duoc phat hien o Nga thuc su la ‘diem go’?
 
Các hòn đảo mới, có diện tích từ 900 đến 54.500 mét vuông (9.600-586.600 feet vuông), có thể được tìm thấy gần quần đảo Novaya Zemlya và Franz Josef Land ở Bắc Băng Dương, hai quần đảo có quân đội Nga đồn trú.
Tất cả các hòn đảo này trước đây bị nhấn chìm trong băng bởi sông băng Nansen, còn được gọi là Vylka. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất, chúng đã bị phơi bày do băng bị tan ra.
Khu vực Bắc Cực đã trải qua những đợt nóng khủng khiếp trong năm vừa qua, một ngôi làng ở Thụy Điển nằm trên vòng cực Bắc đã đạt đến nhiệt độ 34,8 độ C, một số khu vực ở bờ biển phía Bắc của Nga cũng đạt tới nhiệt độ 29 độ C. Với nhiệt độ này, những khối băng của Bắc Cực đang dần tan chảy làm hiện ra một số hòn đảo.
5 hon dao moi duoc phat hien o Nga thuc su la ‘diem go’?-Hinh-2
 
"Bắc Cực hiện đang nóng lên nhanh gấp hai đến ba lần so với phần còn lại của Trái Đất, do đó, một cách tự nhiên, sông băng và băng sẽ phản ứng nhanh hơn", Simon Pendleton - Đại học Colorado thuộc Viện nghiên cứu Bắc cực và Núi Boulder bình luận về sự kiện trên.
Bên cạnh việc phát hiện ra những vùng đất mới, những thay đổi mạnh mẽ ở Bắc Cực đang có tác động tàn phá đối với sự đa dạng sinh học của khu vực này. Các khu định cư của con người trong khu vực cũng đang tác động xấu đến Bắc Cực.

Sửng sốt cáo Bắc Cực đi bộ hơn 3 nghìn km xuyên châu lục

Trong 76 ngày, một con cáo Bắc Cực cái đã đi bộ quãng đường hơn 3.500 km từ Na Uy đến Canada, khiến các nhà nghiên cứu ở Viện Bắc Cực Na Uy kinh ngạc.

Theo Guardian, cá thể này được lắp đặt một thiết bị theo dõi từ tháng 7/2017. Nó rời thành phố Spitsbergen tại Na Uy vào ngày 26/3/2018, và sau 21 ngày đi bộ quãng đường 1.512 km trên băng, nó đặt chân lên đảo Greenland ngày 16/4/2018.

Thú vị lý do giày của người cổ đại thường có mũi hếch

(Kiến Thức) - Bất cứ ai từng xem phim cổ trang đều nhận ra, mũi giày của người cổ đại thường có thiết kế phần mũi hếch lên. Vậy rốt cuộc thiết kế như thế có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Siêu bão Dorian sẽ giết chết chim quý nhất thế giới

Không chỉ riêng chim quý nhất thế giới mà nhiều loài khác tại đảo quốc này cũng lâm nguy.

Siêu bão nhiệt đới Dorian đang là cái tên thảm họa thiên nhiên được nhắc đến rất nhiều những ngày qua. Nó không chỉ đe dọa tới con người mà còn có thể khiến một trong những loài chim quý nhất thế giới lâm nguy.