3 lời đừng nói, 3 việc không nên làm, 3 người chớ vội kết giao

Làm người, nếu có thể buông bỏ 3 lời đừng nói, 3 việc không nên làm, 3 người chớ vội kết giao thì tâm hồn chúng ta sẽ được thảnh thơi, tự tại hơn rất nhiều.

Ba việc không nên làm
1. Can thiệp vào chuyện tình cảm
Có thể nói, can thiệp vào chuyện tình cảm là can thiệp vào cảm xúc, hôn nhân của người khác. Cổ nhân nói: “Không làm mai mối thì tốt đẹp 3 đời”. Nhân duyên do trời định, con người không nên can thiệp, nhất là bằng chuyện mai mối.
Ngày xưa, nam nữ không được tự do giao tiếp nên cần có người giới thiệu, mai mối. Ngày nay, quan hệ nam nữ đã trở nên cởi mở hơn. Không phải là bạn bè thân thiết, không nên giới thiệu làm mai.
2. Việc vượt quá khả năng
Ông cha ta thường nói: “Sức hèn chớ vác nặng, lời nói không trọng lượng chớ khuyên ai”. Kỳ thực khi giúp người cần cân nhắc đến khả năng của mình, không thể tùy hứng hứa hẹn để rồi lại không thực hiện được.
Khi nhiệt tình giúp đỡ tuy nhiên lại khiến sự tình không thành hoặc gây tổn thất thì ngược lại còn bị người khác trách móc, điều này chắc chắn không ai muốn xảy ra.
3 loi dung noi, 3 viec khong nen lam, 3 nguoi cho voi ket giao
Ảnh minh họa. 
3. Việc không nguy cấp
Ai đó đã nói: “Giúp nguy cấp chứ không giúp bần cùng”. Khi người thân gặp khó nạn, việc giúp đỡ trong khả năng cho phép là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, bất kể là ai thì cũng không thể thay đổi vận mệnh của con người, chỉ có thể giúp trong lúc nguy cấp.
Với những người không chịu phấn đấu bằng đôi chân của chính mình, sự giúp đỡ thường xuyên của người khác sẽ khiến anh ta thêm tính ỷ lại. Có bài học giáo dục rất sâu sắc rằng: “Đấu gạo mang ơn, gánh gạo mang thù”.
Ba lời không nói
1. Những lời bóc mẽ khuyết điểm của người
Làm người, ai ai cũng có khuyết điểm, ai ai cũng khó tránh khỏi đôi lần mắc lỗi. Những lỗi lầm hay khuyết điểm ấy, dẫu lớn nhỏ thế nào, cũng cần được cảm thông và dung thứ.
Bởi vậy, khi nói chuyện cần phải tinh tế, không nên lấy “lòng dạ ngay thẳng” làm cái cớ để không còn giữ mồm giữ miệng. Dù là người thẳng thắn thật thà, cũng không nên bóc trần khuyết điểm của người khác. Trong bất kể trường hợp nào, nói chuyện mà không để tâm đến cảm xúc của đối phương sẽ rất dễ khiến người ta bị dồn vào chân tường mà không có đường lui.
2. Những lời thổi phồng bản thân
Được người khác khen ngợi, đó gọi là danh tiếng; còn tự mình khen ngợi, đó gọi là khoe khoang.
Một người không chút lý trí, lải nhải không thôi, sẽ trở nên tầm thường thiển cận, thiếu hàm dưỡng và cũng không được hoan nghênh.
Dù chúng ta thật sự có tài năng thì cũng không cần phải nói lời khoác lác, người khác tự nhiên sẽ biết được năng lực và ưu điểm của mình.
Vậy nên những lời thổi phồng bản thân, tốt nhất là đừng nên nói.
3. Những lời vô bổ không giá trị
Thay vì nói lời vô ích, chi bằng nói lời chuẩn mực; thay vì nói nhiều mà vô nghĩa, chi bằng nói ít mà trúng vào trọng tâm.
Ba loại người không kết giao
1. Người hờ hững vô tình
Những người hờ hững vô tình, lòng dạ sắt đá, lạnh lùng băng giá – kiểu người như vậy tuyệt đối đừng kết giao!
Những người coi trọng tình thân, quý trọng tình bạn, mới thực sự đáng để kết giao.
2. Người hám lợi
Trong cuộc sống, nếu giao du với loại người này bạn sẽ mãi là đối tượng bị bòn rút, là vật trong túi bị đem ra đổi trao, mua bán.
Đương nhiên họ cũng biết phó xuất, nhưng phó xuất của họ chỉ là quân cờ để nhận được lợi ích lớn hơn, thu lợi nhiều hơn từ người khác. Loại người này đương nhiên không thể kết giao rồi!
3. Người không giữ lời
Khổng Tử nói: “Nhân vi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, nghĩa là, người không có chữ tín sẽ chẳng làm chi nên việc.
Chính là nói, con người phải coi trọng lời hứa, nói sao làm vậy, đã mở miệng là phải giữ lời, không thể lúc thì thế này lúc lại thế khác, sẽ khiến đối phương rơi vào tình thế khó xử.
Trong cuộc sống, giao du với người nói mà không giữ lời thật đúng là ác mộng, ôm giữ hy vọng với người không xem trọng lời hứa quả thật là phí hoài thời gian.

Bí mật chưa từng tiết lộ về ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn

(Kiến Thức) - Tổ đình Giác Lâm có lịch sử hình thành vào năm 1744, là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn.

Bi mat chua tung tiet lo ve ngoi chua co nhat Sai Gon
Tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM, Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Bi mat chua tung tiet lo ve ngoi chua co nhat Sai Gon-Hinh-2
Chùa do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào năm 1744, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (gò núi) hay Cẩm Sơn do tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra còn có tên Cẩm Đệm, theo tên dân gian của cư sĩ Thụy Long (ông vốn tên Cẩm, chuyên nghề đan đệm).

"Đời người 8 cái không", tránh lặp phải kẻo "sao quả tạ rơi trúng đầu"

Cuộc đời không có thuốc hối hận, nếu cứ hối hận khôn nguôi thì chi bằng nghĩ cách để mình làm tốt hơn nữa. Con người ai cũng biết rất nhiều sự tình, có cái có thể làm được, có cái không thể làm được.

"Đời người 8 cái không" chính là đúc kết trí tuệ, là gợi ý cho mỗi người.

Thói xấu khó bỏ quá nhiều người mắc khiến mãi chẳng giàu

Nếu bỏ được thói xấu này tài vận tự khắc sẽ trở nên tốt hơn và bạn sẽ giàu hơn mỗi ngày.

Đức Phật dạy cho chúng sinh bài học về việc buông bỏ những vật chất không còn cần thiết với ta để giúp đỡ những người thực sự cần đến nó, để tạo ra một thế giới tốt đẹp không có lòng tham ngự trị, vì lòng tham sẽ kéo theo tất cả những thói hư tật xấu, những việc ác, việc hại người.