3 loại trái cây chớ ăn vì dễ “đánh thức” tế bào ung thư

Các chuyên gia khuyên không nên ăn 3 loại "trái cây" dưới đây vì dễ đánh thức tế bào ung thư.

Trái cây không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất khác. Ăn trái cây bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng có những loại trái cây lại mang theo mầm mống gây nên bệnh ung thư.
3 loai trai cay cho an vi de “danh thuc” te bao ung thu
 
 Các chuyên gia khuyên không nên ăn 3 loại "trái cây" dưới đây vì dễ đánh thức tế bào ung thư, dù có thích ăn đến đâu cũng nên cắn răng nhịn:
Quả cau
Quả cau là một thành phần không thể thiếu trong món trầu cau (ăn trầu). Ở một số vùng, ăn trầu là một thói quen đặc biệt. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại rõ thói quen ăn trầu có thể dẫn đến ung thư. Việc nhai trầu nhiều trong thời gian dài có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của chứng xơ hóa dưới niêm mạc miệng và ung thư miệng.
Lõi của quả cau trong trầu cau được cho là gây ung thư chủ yếu vì nó có chứa một chất hóa học gọi là arecoline. Arecoline là một alkaloid gây kích ứng và gây ung thư. Nhai trầu lâu ngày sẽ khiến arecoline đi vào miệng và hệ tiêu hóa, gây đột biến gen tế bào và có thể gây ung thư.
Ngoài ra khi ăn trầu, trong trầu có một lượng lớn nitrit, có thể dẫn đến ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Các chuyên gia ghi nhận rằng tất cả các trường hợp ung thư miệng đều xảy ra ở người có thói quen ăn trầu kèm theo có hút thuốc lá. Do đó, mọi người cũng nên hạn chế ăn loại quả này.
Quả chín ép bằng hóa chất
Trên thị trường có một số loại quả chín ép do sử dụng hóa chất. Những quả chín không tự nhiên này nhìn bề ngoài có vẻ hấp dẫn nhưng chất dinh dưỡng bên trong có thể bị ảnh hưởng do chín sớm. Để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh, sau đó ngâm chúng trong hóa chất để kích chín.
Chất bảo quản có thể chứa formaldehyde để trái chín đều, tươi lâu nhưng nếu ăn vào cơ thể thì rất nguy hiểm, có thể gây ung thư. Nếu loại quả bạn mua thấy có màu sắc khác lạ thì không nên ăn nhiều dẫn đến hình thành các tế bào ung thư.
Nếu sử dụng chất bảo quản bất hợp pháp trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển, hoặc nếu điều kiện bảo quản kém gây thối, hư hỏng thì những loại trái cây đó sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe.
Quả bị mốc
Không nên ăn bất kỳ loại trái cây nào bị mốc. Điều này là do độc tố nấm mốc do nấm mốc tạo ra, chẳng hạn như aflatoxin, có độc tính sinh học mạnh, đặc biệt là các chất có khả năng gây ung thư.
Ngay cả khi một phần nấm mốc được loại bỏ, những phần tưởng như còn nguyên vẹn còn lại có thể bị nhiễm độc tố và do đó không thể đảm bảo an toàn.

Loại củ quả, trái cây nào nên ăn cả vỏ?

Ăn nhiều trái cây và rau củ quả có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, có những loại trái cây và rau củ quả tốt nhất nên ăn cả vỏ.

Vỏ trái cây thường bị gọt bỏ do sở thích, thói quen hoặc nhằm giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, loại bỏ vỏ có thể đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những bộ phận giàu dinh dưỡng nhất của cây.

1. Vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng

Trái cây không ăn cùng 5 thực phẩm này để tránh rắc rối

Tránh kết hợp trái cây họ cam quýt với 5 thực phẩm như dưa chuột và dưa hấu, sữa chua, sữa, đồ ăn cay nồng... để tránh rắc rối cho sức khỏe.

Theo Ayurveda (y học truyền thống của Ấn Độ), mặc dù trái cây họ cam quýt là siêu thực phẩm, nhưng người ta nên cẩn thận khi ăn chúng, đặc biệt kết hợp với các loại thực phẩm khác.

Trào lưu ăn trái cây nướng: Thơm ngon hơn...có hao hụt dinh dưỡng?

Trào lưu ăn trái cây nướng được nhiều người đón nhận, đặc biệt vào mùa lạnh. So với cách ăn trực tiếp, trái cây nướng được khen thơm ngon hơn.

Trào lưu ăn trái cây nướng không mới song mỗi khi vào mùa lạnh, cách ăn này lại được nhiều người áp dụng. So với ăn trực tiếp, trái cây nướng ấm nóng dễ thưởng thức. Đồng thời, trái cây nướng còn có mùi thơm quyến rũ và vị ngọt đậm hơn.
Trái cây nướng thơm ngon, hấp dẫn hơn song nhiều người băn khoăn cách ăn này liệu có làm hao hụt dinh dưỡng. Chuyên gia cho rằng, trong mỗi quả, tùy từng chất sẽ có sự hao hụt hoặc tăng lên.