133 chính trị gia bị sát hại khi tham gia tranh cử tại Mexico

Theo thống kê của công ty khảo sát Etellekt công bố ngày 28/6, tính đến nay, đã có 133 chính trị gia Mexico bị sát hại khi tham gia tranh cử trong cuộc tổng tuyền cử nước này, dự kiến diễn ra vào ngày 1/7 tới.
 

Etellekt cho hay số vụ sát hại trên được ghi nhận từ tháng 9 năm ngoái, thời điểm các ứng cử viên bắt đầu đăng ký tranh cử, cho đến thời điểm kết thúc tiến trình này vào ngày 27/6 vừa qua. Đa số các vụ bạo lực nhằm vào các chính trị gia tranh cử ở cấp địa phương - vốn là những mục tiêu thường xuyên nhất của các nhóm buôn lậu ma túy.
Trong số các vụ sát hại, có 48 ứng cử viên tham gia tranh cử vào các vị trí lãnh đạo địa phương và chỉ có một ứng cử viên tham gia tranh cử cấp liên bang. Giám đốc Etellekt, ông Ruben Salazar, cho hay các vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia và ứng cử viên cấp địa phương chiếm tới 71%, điều này này phản ánh những vấn đề nghiêm trọng trong cách điều hành của chính quyền địa phương.
Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, đã có 133 chính trị gia Mexico bị sát hại khi tham gia tranh cử. Ảnh: AFP
 Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, đã có 133 chính trị gia Mexico bị sát hại khi tham gia tranh cử.  Ảnh: AFP
Theo Etellekt, trong cuộc bầu cử năm 2012 chỉ có 9 chính trị gia và một ứng cử viên bị sát hại. Với thực trạng trên, đây được coi là cuộc tổng tuyển cử bạo lực nhất Mexico. Ông Salazar cho rằng bạo lực nhằm vào các chính trị gia tăng lên nhanh chóng kể từ khi chính phủ của Tổng thống Felipe Calderon triển khai cuộc chiến chống tội phạm ma túy từ năm 2006. Từ thời điểm này, những băng nhóm ma túy nhỏ lẻ vốn bị phân tán từ các băng đảng lớn đã đẩy mạnh hoạt động và sẵn sàng "thanh toán" những chính trị gia không thỏa hiệp với chúng. Thống kê cho thấy kể từ khi quân đội Mexico tiến hành các chiến dịch chống ma túy, hơn 200.000 người đã thiệt mạng và khoảng 30.000 mất tích .
Vào ngày 1/7 tới, khoảng 88 triệu công dân Mexico đủ tư cách bỏ phiếu sẽ lựa chọn tổng thống mới (2018-2024) và bầu ra 128 thượng nghị sỹ, 500 hạ nghị sỹ và trên 2.800 vị trí lãnh đạo địa phương và liên bang.

Biên giới Mỹ-Mexico thay đổi như thế nào 100 năm qua?

(Kiến Thức) - Năm 1924, Mỹ thành lập đội tuần tra biên giới đầu tiên để đảm bảo an ninh biên giới Mỹ-Mexico. Kể từ đó, nhiều trung tâm kiểm soát và tạm giữ "mọc lên" cùng những hàng rào biên giới được xây dựng.

Mỹ bắt đầu thành lập đội tuần tra biên giới vào năm 1924 nhằm mục đích bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: Những người dân nhập cư, trong đó có cả phụ nữ mang thai, chờ kiểm tra để qua biên giới Mỹ-Mexico vào khoảng những năm 1950. (Nguồn: Business Insider)
Mỹ bắt đầu thành lập đội tuần tra biên giới vào năm 1924 nhằm mục đích bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: Những người dân nhập cư, trong đó có cả phụ nữ mang thai, chờ kiểm tra để qua biên giới Mỹ-Mexico vào khoảng những năm 1950. (Nguồn: Business Insider) 

Hai lính biên phòng Mỹ chặn một nhóm người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp đi qua một con sông vào Mỹ năm 1948.
Hai lính biên phòng Mỹ chặn một nhóm người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp đi qua một con sông vào Mỹ năm 1948. 

Năm 1965, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, qua đó chấm dứt việc hạn chế số lượng người nhập cư từ một quốc gia cụ thể được phép vào Mỹ. Đạo luật này cho phép các gia đình nhập cư có cơ hội đoàn tụ, đồng thời thu hút những lao động có tay nghề đến Mỹ.
Năm 1965, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, qua đó chấm dứt việc hạn chế số lượng người nhập cư từ một quốc gia cụ thể được phép vào Mỹ. Đạo luật này cho phép các gia đình nhập cư có cơ hội đoàn tụ, đồng thời thu hút những lao động có tay nghề đến Mỹ. 

Năm 1965, số lượng người dân nhập cư vào nước Mỹ tăng đáng kể. Số lượng người nhập cư hợp pháp tăng 60% trong hai thập kỷ sau đó, trong đó có nhiều người đến từ khu vực Mỹ Latin. Ảnh: Khung cảnh biên giới Mỹ-Mexico năm 1969.
Năm 1965, số lượng người dân nhập cư vào nước Mỹ tăng đáng kể. Số lượng người nhập cư hợp pháp tăng 60% trong hai thập kỷ sau đó, trong đó có nhiều người đến từ khu vực Mỹ Latin. Ảnh: Khung cảnh biên giới Mỹ-Mexico năm 1969. 

Vào tháng 9/1969, chính quyền Tổng thống Nixon tiến hành “Chiến dịch ngăn chặn” như là một biện pháp chống ma túy dẫn đến việc đóng cửa biên giới Mỹ-Mexico. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị ngừng lại sau 20 ngày.
Vào tháng 9/1969, chính quyền Tổng thống Nixon tiến hành “Chiến dịch ngăn chặn” như là một biện pháp chống ma túy dẫn đến việc đóng cửa biên giới Mỹ-Mexico. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị ngừng lại sau 20 ngày. 

Mọi người tập trung gần hàng rào biên giới Mỹ-Mexico vào buổi chiều muộn ở Tijuana, Mexico, ngày 25/9/2016.
 Mọi người tập trung gần hàng rào biên giới Mỹ-Mexico vào buổi chiều muộn ở Tijuana, Mexico, ngày 25/9/2016.

Năm 1994, Mỹ đưa ra kế hoạch chiến lược nhằm xử lý những kẻ buôn lậu ma túy và những người vượt biên vào Mỹ một cách bất hợp pháp.
 Năm 1994, Mỹ đưa ra kế hoạch chiến lược nhằm xử lý những kẻ buôn lậu ma túy và những người vượt biên vào Mỹ một cách bất hợp pháp.

Năm 1999, lực lượng tuần tra biên giới Mỹ tịch thu số lượng ma túy và tiền mặt kỷ lục, bao gồm hơn 5 tấn cocaine, hơn 76 tấn cần sa và 13,2 triệu USD tiền mặt.
Năm 1999, lực lượng tuần tra biên giới Mỹ tịch thu số lượng ma túy và tiền mặt kỷ lục, bao gồm hơn 5 tấn cocaine, hơn 76 tấn cần sa và 13,2 triệu USD tiền mặt. 

Chính phủ Mỹ bắt đầu cho xây dựng các bức tượng thép giữa Mỹ và Mexico cao từ 2 đến 3 mét vào đầu những năm 1990.
 Chính phủ Mỹ bắt đầu cho xây dựng các bức tượng thép giữa Mỹ và Mexico cao từ 2 đến 3 mét vào đầu những năm 1990.

Tháng 7/2000, 64 điểm bỏ phiếu đặc biệt được thiết lập tại các trạm qua biên giới để những cử tri Mexico đang chờ vượt biên hoặc đang sinh sống tại Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mexico.
Tháng 7/2000, 64 điểm bỏ phiếu đặc biệt được thiết lập tại các trạm qua biên giới để những cử tri Mexico đang chờ vượt biên hoặc đang sinh sống tại Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mexico. 

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, an ninh được tăng cường tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico.
 Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, an ninh được tăng cường tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico.

Những người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ bị tạm giữ hồi năm 2005.
Những người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ bị tạm giữ hồi năm 2005. 

Cảnh sát Mỹ phát hiện một hệ thống đường hầm dài hơn 700 mét được sử dụng để buôn lậu ma túy vào Mỹ. Những người nhập cư trái phép cũng vào Mỹ bằng đường hầm này.
 Cảnh sát Mỹ phát hiện một hệ thống đường hầm dài hơn 700 mét được sử dụng để buôn lậu ma túy vào Mỹ. Những người nhập cư trái phép cũng vào Mỹ bằng đường hầm này.

Với Đạo luật Hàng rào An toàn năm 2006, Mỹ bắt đầu xây dựng thêm nhiều hàng rào thép ở dọc biên giới với Mexico.
 Với Đạo luật Hàng rào An toàn năm 2006, Mỹ bắt đầu xây dựng thêm nhiều hàng rào thép ở dọc biên giới với Mexico.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa Mỹ-Mexico. Hiện tại, một số đoạn hàng rào biên giới cũ đã được dỡ bỏ để thay thế bằng bức tường mới kiên cố, theo như cam kết trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Ysidro, California, ngày 25/1/2017.
 Trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa Mỹ-Mexico. Hiện tại, một số đoạn hàng rào biên giới cũ đã được dỡ bỏ để thay thế bằng bức tường mới kiên cố, theo như cam kết trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Ysidro, California, ngày 25/1/2017.

Mafia Mexico và màn phi tang hàng nghìn xác nạn nhân bằng axit

Khu vực tìm thấy 3.000 bộ xương là nạn nhân của mafia Mexico có diện tích 100 mét vuông. Kết quả giám định cho thấy các nạn nhân bị ngâm trong thùng axit cho tan. Phần xương còn lại được đốt trong nhiều giờ rồi bị đập vụn.

“Kẻ làm thịt hầm”

Cuối năm 2009, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông Mexico với biệt danh “Kẻ làm thịt hầm”. Đây được xem là mắt xích rất quan trọng của một trùm ma túy địa phương khi tên này giúp mafia Mexico phân hủy hàng trăm nạn nhân bằng cách thức vô cùng tàn độc.

Mỹ: Xả súng tòa soạn báo ở Maryland làm ít nhất 5 người thiệt mạng

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 28/6, một kẻ cầm súng đã bắn vỡ cửa kính tòa soạn báo Capital Gazette ở thành phố Annapolis, thủ phủ tiểu bang Maryland (Mỹ) và xả súng vào phòng biên tập tin tức khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Hiện trường vụ xả súng. (Nguồn: Capital Gazette)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 28/6, một kẻ cầm súng đã bắn vỡ cửa kính tòa soạn báo Capital Gazette ở thành phố Annapolis, thủ phủ tiểu bang Maryland (Mỹ) và sau đó xả súng vào phòng biên tập tin tức của tòa soạn này, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và làm bị thương vài người khác.