12 thủy thủ tàu Thụy Sĩ bị cướp biển bắt cóc ngoài khơi Nigeria

Ngày 22/9, cướp biển đã bắt cóc 12 thành viên thủy thủ đoàn một con tàu thương mại của Thụy Sĩ mang tên MV Glarus trong vùng lãnh hải Nigeria.

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 22/9, cướp biển đã bắt cóc 12 thành viên thủy thủ đoàn một con tàu thương mại của Thụy Sĩ, mang tên MV Glarus, trong vùng lãnh hải Nigeria. 
Theo Massoel Shipping, chủ sở hữu tàu, tàu MV Glarus đang vận chuyển lúa mì giữa thủ đô Lagos và trung tâm dầu khí Port Harcourt, thủ phủ bang River, Nigeria. Cướp biển đã bắt 12 trong số 19 thành viên thủy thủ đoàn. 
12 thuy thu tau Thuy Si bi cuop bien bat coc ngoai khoi Nigeria
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images. 
Hiện công ty Massoel Shipping đang làm việc với chính quyền và các chuyên gia để đảm bảo những người bị bắt giữ sẽ sớm được trả tự do. Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ đã được chủ tàu thông báo về tình hình, đồng thời cho biết không một thành viên nào trong thủy thủ đoàn là người gốc Thụy Sĩ. Tuy nhiên, bộ trên không cho biết quốc tịch của các con tin.

Theo Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, Cơ quan Hàng hải Thụy Sĩ đang làm việc với công ty vận tải. Lực lượng chức năng Nigeria cho biết chưa có thông tin về vụ bắt cóc và sẽ tiến hành điều tra. 
Những năm gần đây, Vịnh Guinea đã trở thành tâm điểm của các vụ cướp biển ở châu Phi. Trong 6 tháng đầu năm nay, trên toàn thế giới có 6 thủy thủ đoàn bị cướp biển bắt cóc, tất cả đều xảy ra ở vịnh Guinea. Năm 2017, trong tổng số 16 vụ tàu thuyền bị tấn công bằng súng trên thế giới, Vịnh Guinea ghi nhận 7 vụ việc. 

Cướp biển hoạt động ngoài khơi Nigeria, Togo hay Benin thường được trang bị vũ khí và hành xử bạo lực. Có lúc, cướp biển bắt giữ tàu trong nhiều ngày, đối xử tàn bạo với các thủy thủ đoàn. Các tàu ngày càng ít đi vào khu vực biển này. Cướp biển chỉ trả tự do cho các tàu thuyền và thủ thủy đoàn sau khi nhận được tiền chuộc.

Tại sao tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ treo cờ ‘đầu lâu xương chéo’?

Hình ảnh đăng trên website của Lầu Năm góc cho thấy tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter trở về cảng với quốc kỳ Mỹ bên cạnh một lá cờ "đầu lâu xương chéo”.

Theo tờ Washington Post, USS Jimmy Carter là một trong ba chiếc tàu ngầm lớp Seawolf, được thiết kế để tiến hành những sứ mạng ngầm dưới nước bí mật nhất. Nhưng tại sao con tàu lại treo lá cờ “đầu lâu xương chéo”, còn được gọi là Jolly Roger, khi trở về cảng nhà ở bang Washington hôm 12/9 vừa qua?
Tai sao tau ngam hien dai nhat cua My treo co ‘dau lau xuong cheo’?
 Lá cờ đen in hình đầu lâu xương chéo xuất hiện trên tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter.

Bật mí Tết Trung thu ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Chuseok là Tết Trung thu ở Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm. Cùng là dịp lễ để tưởng nhớ người đã khuất nhưng Tết Chuseok ở hai miền Triều Tiên vẫn có những nét khác biệt.

Theo hãng thông tấn Yonhap, Chuseok hiện nay là một trong 18 ngày lễ quan trọng nhất năm của người dân Triều Tiên. Tuy nhiên, dịp Tết Trung thu ở "quốc gia bí ẩn" này dường như được tổ chức theo cách khiêm tốn hơn so với Hàn Quốc.
Được biết, lễ Chusekok ở Triều Tiên chỉ có một ngày chính trong khi ở nước láng giềng phía Nam, dịp lễ này kéo dài nhiều ngày, trong đó năm 2017 kỳ nghỉ lễ này kéo dài tới 10 ngày.

4 đứa trẻ sống cùng thi thể bố mẹ nhiều ngày trong ngôi nhà chết chóc

Sau khi bé gái 7 tuổi thông báo với giáo viên rằng không thể lay gọi bố mẹ mình thức dậy, cảnh sát đã đột nhập vào căn nhà và những gì đằng sau cánh cửa đã khiến tất cả phải kinh hãi.

Ngôi nhà chết chóc