10 doanh nghiệp đang ôm hơn 310.000 tỷ đồng, ai là vua tiền mặt?

(Vietnamdaily) - Trong top 10 doanh nghiệp giàu nhất sàn chứng khoán, nhóm dầu khí vẫn áp đảo với 3 đại diện là PVGAS, BSR và Petrolimex.

Theo thống kê của người viết, 10 doanh nghiệp phi tài chính sở hữu lượng tiền nhiều nhất (bao gồm tiền mặt, tương đường tiền và tiền gửi ngân hàng) đều là những tập đoàn lớn, đầu ngành. Tổng lượng tiền của nhóm này đạt trên 310.500 tỷ đồng tại ngày 30/6, tăng nhẹ 2.000 tỷ đồng so với cuối quý I/2024.

Góp mặt trong top 10 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền nhiều nhất có tới 3 cái tên thuộc ngành dầu khí. Trong đó, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS - Mã: GAS) tiếp tục là “vua tiền mặt” khi đứng đầu danh sách với lượng tiền tính tới cuối quý II với 43.919 tỷ, tăng 3% sau một quý, chiếm 46% tài sản của doanh nghiệp dầu khí này. Đây cũng là mức dự trữ tiền cao kỷ lục của PV GAS.

Để dễ hình dung, hơn 43.900 tỷ còn nhiều hơn vốn hóa của nhiều tập đoàn lớn như Hóa chất Đức Giang (DGC), Vincom Retail (VRE), REE Corp (REE), PNJ, PV Power (POW) và nhiều ngân hàng như SHB, TPB, OCB, MSB,…

Với lượng tiền nhàn rỗi, PV GAS “ngồi không” cũng nhận về khoản lãi tiền gửi và cho vay lên tới hơn 800 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Con số này đóng góp không hề nhỏ vào kết quả kinh doanh nửa đầu năm của doanh nghiệp.

10 doanh nghiep dang om hon 310.000 ty dong, ai la vua tien mat?
 

Vị trí xếp thứ hai trong danh sách là CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) với 39.964 tỷ đồng và chiếm tới 46% tổng tài sản. So với đầu năm, khoản tiền này đã tăng hơn 1.800 tỷ đồng. Với số tiền này, nửa đầu năm nay, BSR nhận về hơn 640 tỷ đồng tiền lãi.

Một doanh nghiệp cùng họ dầu khí khác cũng giữ nhiều tiền là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – Mã: PLX) khi tổng lượng tiền vượt trên 28.000 tỷ đồng.  

Sở dĩ các doanh nghiệp họ nhà “P” thường xuyên nắm giữ nhiều tiền, một phần xuất phát từ nhu cầu thanh toán mặt hàng biến động giá mạnh như dầu khí. Đây cũng là chiến lược chung của các tập đoàn, khi có thể tận dụng mặt bằng lãi suất cao để hưởng lãi tiền gửi, trong khi đó có thể đi vay và chịu lãi suất thấp hơn nhằm "ăn" chênh lệch.

Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng sở hữu một núi tiền khổng lồ lên tới hơn 32.700 tỷ đồng, tương đương 5% tổng tài sản. Tính riêng quý II, tập đoàn nhận về hơn 1.000 tỷ đồng cho lãi tiền gửi, tiền cho vay và các khoản đặt cọc.

Đại diện cho ngành thép – Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) cũng sở hữu lượng tiền mặt lớn, luôn nằm trong top 10 với 28.483 tỷ đồng tại cuối quý II/2024.

Chủ tịch Trần Đình Long từng cho biết công ty đã chuẩn bị lượng tiền mặt lớn cho "những quả đấm thép" là dự án Dung Quất 2 và không thể “phiêu lưu” cầm tiền đi đầu tư hay “ôm” bất động sản.

Một doanh nghiệp khác CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) quý vừa rồi cũng đã đẩy lượng tiền lên cao kỷ lục với hơn 31.100 tỷ đồng. Khoản tiền gửi lớn đã giúp MWG thu về 958 tỷ đồng lãi tiền gửi nửa đầu năm, đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh của công ty.

Quý vừa rồi, đại gia ngành sữa Vinamilk (Mã: VNM) tiếp tục duy trì tỷ trọng tiền mặt lớn, với tổng giá trị gần 24.230 tỷ đồng, chiếm 45% tổng tài sản. Nửa đầu năm, Vinamilk thu về 675 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng. 

Ngoài việc gia tăng tiền gửi ngân hàng, các doanh nghiệp cũng gia tăng việc đi vay để tận dụng hưởng chênh lệch lãi suất. Nhìn chung, các công ty thống kê có lượng tiền ròng (tổng tiền trừ đi dư nợ vay) là số dương. Có hai trường hợp là Vingroup và Hoà Phát là đi vay nhiều hơn số tiền gửi ngân hàng đang nắm giữ.

Chẳng hạn, Vingroup nhận về hơn 1.057 tỷ đồng từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và đặt cọc. Trong khi đó, chi phí lãi vay trong quý II là hơn 5.000 tỷ đồng.

Tương tự, Hoà Phát thu về hơn 287 tỷ đồng từ lãi tiền gửi, tiền cho vay trong quý II. Còn chi phí lãi vay phải trả trong quý lên tới 564 tỷ đồng.

10 doanh nghiep dang om hon 310.000 ty dong, ai la vua tien mat?-Hinh-2
Vingroup và Hoà Phát là 2 trường hợp trong số ít vay nhiều hơn lượng tiền gửi ngân hàng đang có. 

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ đậm trong quý II

(Vietnamdaily) - Trong top 20 doanh nghiệp lỗ lớn quý II dưới đây, hầu hết là những gương mặt quen thuộc. 

Tính đến 2/8, hầu hết doanh nghiệp trên sàn đều đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024. Bên cạnh những công ty báo lãi kỷ lục, vẫn có những đơn vị thua lỗ. Tuy nhiên, quý vừa rồi không xuất hiện những khoản lỗ nghìn tỷ đồng như cùng kỳ các năm trước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã nỗ lực ít nhiều để kết quả được cải thiện hơn.

Trong top 20 doanh nghiệp lỗ lớn quý II dưới đây, hầu hết là những gương mặt quen thuộc. Một trong những doanh nghiệp lỗ lớn trong quý vừa rồi là Công ty Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro - Mã: PSH). Công ty này đã chìm trong khó khăn nhiều quý liền.

Đức Long Gia Lai kiện ngược lại Lilama 45.3

(Vietnamdaily) - Tại buổi họp báo, Chủ tịch Đức Long Gia Lai cho biết đã có đơn khởi kiện lên TAND TP Quảng Ngãi buộc Lilama 45.3 bồi thường thiệt hại về kinh tế, thương hiệu và uy tín cho tập đoàn. 

Duc Long Gia Lai kien nguoc lai Lilama 45.3
Ảnh: Báo Gia Lai. 

Dẫn nguồn tin từ báo Gia Lai, chiều ngày 2/8, ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) đã chủ trì buổi họp báo với báo chí địa phương, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung liên quan đến việc CTCP Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản lần 2 đối với Đức Long Gia Lai. 

Dự án gần 1.400 tỷ đồng ở Thái Nguyên sắp 'về tay' Tân Thịnh

CTCP đầu tư xây dựng Tân Thịnh là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Đắc Sơn ở Thái Nguyên hơn 1.399 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên, đến thời điểm hiện tại, CTCP ĐTXD Tân Thịnh là đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) thuộc xã Đắc Sơn, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên.

Khu đô thị Đắc Sơn có diện tích hơn 29,2 ha với tổng mức đầy tư hơn 1.399 tỷ đồng (sơ bộ chi phí thực hiện dự án hơn 1.122 tỷ đồng; sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 277 tỷ đồng.

Trong tương lai, dự án sẽ hình thành các sản phẩm nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự (xây thô, hoàn thiện mặt ngoài); đất ở đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây nhà ở; công trình thương mại dịch vụ; đất tái định cư và nhà ở xã hội và xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật… đáp ứng quy mô dân số khoảng 3.000 người.

Du an gan 1.400 ty dong o Thai Nguyen sap 've tay' Tan Thinh

Hình ảnh xã Đắc Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên

Vào tháng 1/2024, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Sau đó công bố danh mục dự án có sử dụng đất tìm nhà đầu tư thực hiện dự án.

Đến cuối tháng 3, Sở KH&ĐT Thái Nguyên phát thông báo mời thầu rộng rãi các nhà đầu tư trong nước, quốc tế quan tâm thực hiện dự án này. Sau 2 lần gia hạn để tìm nhà đầu tư quan tâm, đến nay chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là CTCP ĐTXD Tân Thịnh.

Theo tìm hiểu, CTCP ĐTXD Tân Thịnh thành lập tháng 4/2024, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có trụ sở tại phường Ba Hàng, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên. Tại đây, ông Vương Quốc Ngọc (SN 1974, ở Thái Nguyên) là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật.

Tính đến ngày 3/4/2024, vốn điều lệ của Tân Thịnh là 299 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn gồm: Vương Quốc Ngọc (56%), Vũ Đăng Năng (20%) và Vũ Anh Tuấn (24%).

Ngoài Tân Thịnh, ông Ngọc còn là Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật của CTCP Xây dựng và Thương Mại Minh Cường. Doanh nghiệp này thành lập tháng 11/2016, hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, có trụ sở tại phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thời điểm thành lập, ông Vũ Quang Huy (SN 1984, ở Thái Nguyên) là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

Đến tháng 6/2024, công ty này đổi tên thành CTCP Tập đoàn HDQ Việt Nam Industry và thay đổi người đại diện pháp luật sang ông Vương Quốc Ngọc, còn Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Văn Hải (SN 1990, ở Đông Anh, Hà Nội).