Ý đồ tập trận bắn đạn thật sát Myanmar của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chỉ có Bắc Kinh biết ý đồ của tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung Quốc-Myanmar ngày càng xấu đi.

Bắc Kinh đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên bộ và trên không dọc theo biên giới Trung Quốc-Myanmar, tại khu vực gần nơi mà phiến quân Kokang đánh nhau nhiều tháng với quân đội Myanmar.
Y do tap tran ban dan that sat Myanmar cua Trung Quoc
Quân đội Trung Quốc tập trận. 
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo rằng  cuộc tập trận diễn ra bên trong lãnh thổ tỉnh Vân Nam.
“Hoàn cầu Thời báo” (do “Nhân dân Nhật báo”- cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc – đỡ đầu) loan tin quân đội Trung Quốc cho biết tọa độ chính xác của khu vực tập trận, nhưng không cho biết khi nào cuộc tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar mới chấm dứt. Tờ báo sặc mùi dân tộc chủ nghĩa này cho biết cuộc tập trận nói trên là “bất thường”, nhưng nhấn mạnh đây là “một hành động nhằm bảo vệ an toàn và tài sản của nhân dân Trung Quốc.”
Giáo sư chính trị học June Dreyer của trường Đại học Miami nói với VOA rằng chỉ có Bắc Kinh mới biết được ý định của cuộc tập trận và đây chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar ngày càng xấu đi. Bà nói: “Kể từ khi nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi được trả tự do, có một số cuộc biểu tình tại Myanmar chống lại các dự án của Trung Quốc mà cư dân địa phương cảm thấy có ảnh hưởng xấu đối với họ. Cũng có một số người tại Myanmar chống lại sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc tại đất nước họ. Mối quan hệ Myanmar-Trung Quốc không còn tốt đẹp như dưới thời cai trị của quân đội trước đây”.
Kể từ tháng 3/2015, xung đột giữa phiến quân Kokang thuộc sắc dân Trung Quốc và quân đội Myanmar bắt đầu lan sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hai vụ oanh tạc của Myanmar gây nên nhiều thiệt hại bên trong lãnh thổ Trung Quốc, làm phát sinh những phản ứng mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh.
Một số nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tìm cách bành trướng quyền lực qua cuộc tranh chấp đang tiếp diễn ở Biển Đông với các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Ông Peter Huessey, một nhà nghiên cứu có uy tín về Các vấn đề An ninh Quốc gia tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, nói:  “Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu và đó là: Chúng tôi rất mạnh, chúng tôi là một nước lớn và chớ nên can thiệp vào những gì chúng tôi muốn làm”.

Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp hậu quả

(Kiến Thức) - Trong nhiều năm qua, Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp mọi hậu quả và bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới.

Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore dường như bị sa vào lối mòn. Mỹ và các nước bạn bè ở Châu Á chỉ trích Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, gây sự ở các vùng biển xung quanh, còn Trung Quốc cực lực bác bỏ, rồi… “ai về nhà nấy”.

Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích

Tàu tuần tra Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Malaysia

(Kiến Thức) - Không chỉ gây sự với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông, tàu tuần tra Trung Quốc còn xâm lấn lãnh hải Malaysia và neo đậu ở đó đến hai năm.  

Báo Borneo Post của Malaysia số ra ngày 3/6 viết rằng một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Trung Quốc bị phát hiện xâm lấn lãnh hải Malaysia xung quanh bãi cạn Luconia do Malaysia quản lý và neo đậu ở đó đến hai năm.
Tau tuan tra Trung Quoc xam lan lanh hai Malaysia
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc bị phát hiện xâm lấn vùng biển xung quanh bãi cạn Luconia do Malaysia quản lý và neo đậu ở đó đến hai năm. 
Ông Datuk Seri Shahidan Kassim, một quan chức trong Văn phòng Thủ tướng Malaysia, cho biết Hải quân Hoàng gia và Cơ quan Hàng hải Malaysia đang giám sát khu vực này 24/24 giờ  "để đảm bảo chủ quyền đất nước”.