Xung đột tại Nagorny-Karabakh: Mỹ-Pháp-Nga ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng thù địch

Ngày 1/10, Nga, Pháp và Mỹ đã yêu cầu các lực lượng của Azerbaijan và Armenia ngừng bắn ngay lập tức tại khu vực Nagorny - Karabakh, đồng thời kêu gọi trở lại đàm phán không trì hoãn.

Trong một tuyên bố chung trên cương vị đồng Chủ tịch Nhóm Minsk của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổng thống 3 nước trên "kêu gọi lập tức ngừng thù địch giữa các lực lượng quân sự liên quan". Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi cũng kêu gọi các lãnh đạo Armenia và Azerbaijan cam kết ngay lập tức nối lại các cuộc đàm phán với thiện ý và vô điều kiện, dưới sự bảo trợ của các đồng Chủ tịch Nhóm Minsk".
Xung dot tai Nagorny-Karabakh: My-Phap-Nga ra tuyen bo chung keu goi ngung thu dich
Lực lượng Armenia nã pháo về phía quân đội Azerbaijan trong cuộc giao tranh ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 28/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN 
Cùng ngày, theo hãng tin Reuters (Anh), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ phản đối việc Mỹ, Pháp và Nga can dự vào việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng Caucasus, với lý do họ đã không quan tâm đến các vấn đề tại khu vực này trong khoảng 30 năm qua.
Ông Erdogan cũng nhắc lại rằng một nền hòa bình lâu dài tại khu vực này chỉ có thể có nếu đi kèm với điều kiện Armenia phải rút khỏi Nagorny - Karabakh. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định: "Việc đạt một lệnh ngừng bắn lâu dài trong khu vực còn tùy thuộc vào việc Armenia rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ của Azerbaijan".
Tranh chấp Nagorno-Karabakh là một vấn đề lịch sử. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập khu vực này vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó với sự trung gian của Nhóm Minsk, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Căng thẳng tái bùng phát vào sáng 27/9 sau khi nổ ra các vụ đụng độ ác liệt giữa hai bên. Theo các nguồn tin chính thức, xung đột quân sự đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Đây được cho là các vụ đụng độ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 tại khu vực này, làm gia tăng nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia.
Nhóm Minsk thành lập năm 1992 với mục đích làm trung gian cho một giải pháp hòa bình liên quan đến khu vực Nagorny - Karabakh.

Khốn khổ cuộc sống tạm bợ của người di cư giữa rừng

(Kiến Thức) - Những khu rừng hẻo lánh, tòa nhà bỏ hoang và lề đường ở đất nước Bosnia và Herzegovina trở thành nơi ở tạm bợ của nhiều người di cư đến từ Trung Đông, Châu Á và Bắc Phi.

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung
Theo AP, cuộc sống của những người di cư này càng trở nên khốn khổ hơn giữa cái lạnh và những trận mưa của mùa thu. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-2
 Cảm giác tuyệt vọng bao trùm lên hàng trăm người di cư, tị nạn, trong đó có cả trẻ em, đang sống tạm bợ trong những túp lều dựng tạm giữa rừng sau khi chính quyền địa phương ở vùng Krajina (Bosnia) quyết định đuổi họ ra khỏi trung tâm thị trấn, thậm chí xua đuổi họ khỏi những trung tâm tiếp nhận người tị nạn do Liên Hợp Quốc quản lý, vào tháng trước.

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-3
Được biết, Krajina có chung đường biên giới với Croatia, thành viên của Liên minh Châu Âu, khiến nơi đây trở thành một địa điểm thu hút đông đảo người di cư qua Bosnia. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-4
Chính quyền địa phương (Krajina) cho biết họ đang phải chịu gánh nặng của các vấn đề di cư kéo dài của Châu Âu và các khu vực khác của Bosnia nghèo khó đang không thể hỗ trợ. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-5
Theo AP, EU đã tài trợ khẩn cấp cho Bosnia 60 triệu euro (tương đương 70 triệu USD), hầu hết dành cho 7 trung tâm tiếp nhận người di cư, trong đó có 5 trung tâm ở Krajina, nơi có thể chứa hơn 7.000 người. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-6
Tuy nhiên, chính quyền Krajina đã bắt đầu xua đuổi người di cư khỏi các trung tâm tiếp nhận, buộc họ phải đến những khu vực hoang vắng, tự chống chọi với việc không được tiếp cận chăm sóc y tế hoặc đôi khi không có đồ ăn. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-7
Các tổ chức cứu trợ và tình nguyện viên hỗ trợ người di cư ở Krajina cảnh báo rằng tình hình đang nhanh chóng chuyển sang giai đoạn khủng hoảng khi số lượng người di cư vào rừng tìm thức ăn và tắm ở những con sông lạnh giá không ngừng tăng lên. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-8
 Những người di cư trong khu rừng gần Velika Kladusa, Bosnia và Herzegovina , ngày 28/9. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-9
 Người di cư đến từ Bangladesh nằm nghỉ trong một nhà máy cũ bỏ hoang gần Velika Kladusa hôm 30/9.

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-10
Người đàn ông Bangladesh kêu gọi cầu nguyện trong rừng ở Bosnia và Herzegovina ngày 30/9. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-11
Cuộc sống tạm bợ của người tị nạn bên trong một nhà máy bỏ hoang gần Velika Kladusa. 

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-12
 Một di dân đang chuẩn bị đồ ăn.

Khon kho cuoc song tam bo cua nguoi di cu giua rung-Hinh-13
 Người đàn ông xem điện thoại trong túp lều dựng tạm giữa rừng.

Chùm ảnh chiến sự Azerbaijan-Armenia

(Kiến Thức) - Tuyên bố ngừng bắn đôi khi bị phá vỡ và chiến sự Azerbaijan-Armenia vẫn còn nóng bỏng ở khu vực ly khai Nagorno-Karabakh. 

Chum anh chien su Azerbaijan-Armenia
 Một người lính tình nguyện đang đi bộ trên con đường ở làng Talish, thuộc khu vực ly khai Nagorno-Karabakh - cội nguồn chiến sự  Azerbaijan-Armeinia. Ảnh Aljazeera