Xử phạt nữ sinh lớp 10 đi xe máy buông tay, khoe trên facebook

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng vừa ra quyết định xử phạt cảnh cáo và tạm giữ phương tiện 7 ngày đối với nữ sinh có hành vi không đội mũ bảo hiểm và buông tay lái để lên đầu rồi đăng lên Facebook.

Ngày 24/8, Công an huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết, vừa xử phạt một học sinh lái xe máy buông tay chụp ảnh đăng trên mạng xã hội.
Theo đó, vào khoảng tháng 5/2020, nữ sinh N.T.N.Q (SN 2004), trú tại thôn Núi Nì, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là học sinh lớp 10, Trường THPT Cảm Ân (huyện Yên Bình) điều khiển xe mô tô BKS 21 BA-07184 trên đường đi học về hướng Cảm Ân - Mông Sơn đã không đội mũ bảo hiểm, buông lái để hai tay lên đầu chụp ảnh gây phản cảm và mất an toàn giao thông.
Xu phat nu sinh lop 10 di xe may buong tay, khoe tren facebook
 Em N. cùng gia đình tại cơ quan Công an.
Đến tối ngày 22/8, N.T.N.Q đã đăng bức ảnh lái xe mô tô không đội mũ bảo hiểm và buông tay lái để lên đầu lên mạng xã hội Facebook. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội CSGT-TT, Công an huyện Yên Bình đã xác minh làm rõ đối tượng N.T.N.Q và triệu tập lên Công an xã Mông Sơn viết bản kiểm điểm, cam kết không tái phạm đồng thời yêu cầu Q. phải gỡ bỏ bức ảnh trên Facebook. Vì N.T.N.Q dưới 16 tuổi.
Đội CSGT-TT, Công an huyện Yên Bình đã ra quyết định xử phạt cảnh cáo và tạm giữ phương tiện 7 ngày về hành vi lái xe máy buông tay chụp ảnh đăng lên facebook.
>>> Xem thêm video: Học sinh Hà Nội chỉ "quên" đội mũ bảo hiểm

Nguồn: VTC 1.

Từ tháng 5/2017: Phát tờ rơi, quảng cáo bừa bãi bị phạt nặng

(Kiến Thức) - Từ tháng 5/2017, nhiều chính sách, quy định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó có nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt tăng gấp đôi so với quy định cũ.

Theo thông tư 06/2017 của Bộ GTVT quy định thiết bị ghi hình làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5.
Tu thang 5/2017: Phat to roi, quang cao bua bai bi phat nang
Từ ngày 1/5/2017, thiết bị ghi hình vi phạm giao thông phải hiển thị ngày, giờ, địa điểm. 
Theo đó, thiết bị khi chụp hình ảnh thực tế phải đảm bảo hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình. Tương tự, thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip. Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.

Hai nông dân đầu tiên bị phạt vì dùng thuốc bảo vệ thực vật lậu

Hai nông dân ở Mê Linh (Hà Nội) là trường hợp đầu tiên trong cả nước bị xử phạt vì dùng thuốc trừ sâu lậu, không nằm trong danh mục cho phép.

Tối 3/6, ông Đàm Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) cho biết, chính quyền vừa ra quyết định xử phạt hai người dân vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lậu (BVTV) không có trong danh mục cho phép.

Hai nong dan dau tien bi phat vi dung thuoc bao ve thuc vat lau

Người dân Mê Linh bên ruộng rau bị sâu tàn phá. 

"Bật mí" cách tra cứu mức xử phạt giao thông bằng giọng nói

iThong là ứng dụng tra cứu xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ quy định pháp luật, từ đó không mắc lỗi khi lưu thông trên đường.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi bị xử phạt các lỗi vượt đèn đỏ, lấn tuyến, chuyển hướng không bật xi nhan, chạy quá tốc độ… Không rõ quy định đó nằm trong mục nào, mức xử phạt có đúng hay chưa, hãy để ứng dụng tra cứu xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ iThong giúp đỡ bạn.

Chạy xe đúng luật để tránh bị phạt khi lưu thông trên đường. Ảnh: Internet
Chạy xe đúng luật để tránh bị phạt khi lưu thông trên đường. Ảnh: Internet 
Trong bản cập nhật mới lần này, nhà phát triển ứng dụng đã bổ sung các mức phạt mới theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định mới đã mô tả rõ hơn các hành vi vi phạm, đồng thời tăng mức phạt đối với các hành vi trực tiếp là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.