Xử phạt 50 cơ quan báo chí sai phạm vụ "nước mắm nhiễm arsen"

(Kiến Thức) - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc "nước mắm nhiễm arsen".

50 cơ quan báo chí đã đăng gần 560 tin, bài vụ nước mắm
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định, 50 cơ quan báo chí đã bị xử phạt vì đăng phát gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và Vinastas; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng).
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trên cơ sở khảo sát độc lập bằng cách thu mua 106 mẫu nước mắm thành phẩm đang được bày bán trên thị trường gửi đi xét nghiệm, ngày 12/10/2016, báo Thanh Niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”, đưa ra nhận định, nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỷ lệ nhiễm thạch tín càng cao và công bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”.
Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Quốc Lê.
 Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Quốc Lê.
Chiều 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 01 mẫu của Thái Lan, cũng đưa ra kết luận: Kết quả cho thấy: “Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, đưa ra kết luận: 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
“Kết quả công bố của báo Thanh niên, cũng như Vinastas là mập mờ, không giải thích giữa hai loại Arsen hữu cơ và Arsen vô cơ loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại. Đặc biệt, nhấn mạnh các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống; trong khi đó Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế, chỉ quy định giới hạn đối với Arsen vô cơ, còn Arsen hữu cơ không quy định giới hạn”, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay.
Từ kết quả khảo sát của báo Thanh niên và Vinastas, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống. Danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng thạch tín được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng. Từ ngày 12/10/2016 đến ngày 23/10/2016, truyền thông xã hội có trên 44 nghìn bài viết, 95 nghìn lượt chia sẻ, 108 nghìn thảo luận, trên 63 nghìn bình luận. Đỉnh điểm là ngày 18/10, sau khi Vinastas tổ chức công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên mạng xã hội có trên 42.275 thảo luận.
50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và Vinastas; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng). Hậu quả của việc thông tin đã làm dư luận xã hội hết sức hoang mang, các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người dùng tẩy chay, không đưa được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước mắm truyền thống càng khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
50 cơ quan báo chí bị xử phạt
Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, ngày 21/10/2016, ngay khi phát hiện dấu hiệu sai phạm, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã kịp thời có bài trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí, nêu rõ sự mập mờ trong báo cáo kết quả khảo sát của Vinastas, chỉ ra những sai phạm trong quá trình tác nghiệp của báo chí và việc đồng loạt đưa tin bài giống nhau trên nhiều tờ báo là điều không bình thường; từ đó định hướng dư luận, tạo hiệu ứng thông tin tích cực trong xã hội. Các cơ quan báo chí đã lan tỏa nội dung này, đồng thời, tiếp tục khai thác, phân tích, làm rõ sự mập mờ, không rõ ràng và phản bác kết quả khảo sát của báo Thanh niên và Vinastas.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau khi xem xét nội dung thông tin trên báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an đánh giá mức độ sai phạm trong thông tin của 50 cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, phân làm 3 loại: Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia; cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả rất nghiêm trọng; Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an thống nhất quan điểm, cách thức xử lý, bảo đảm yêu cầu xử lý nghiêm minh, có mức độ xử lý khác nhau; tạo niềm tin của người dân đối với Chính phủ; sự đồng thuận của xã hội và báo giới.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trương Minh Tuấn cùng các cơ quan liên quan đã làm việc với đại diện cơ quan chủ quản có báo chí đăng thông tin sai sự thật gây phương hại lợi đến lợi ích quốc gia, gây hậu quả rất nghiêm trọng; yêu cầu các cơ quan chủ quản có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc các cá nhân liên quan.
Ngày 14/11/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi phạm. Cụ thể, Báo Thanh niên: Là cơ quan báo chí có bằng chứng nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung thông tin để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không chính xác, đồng thời đã tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng. Báo Thanh niên đã chủ động gỡ bỏ các bài viết trên báo điện tử và thực hiện cải chính, xin lỗi. Để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về một số cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí và các ban, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tờ báo.
Hành vi vi phạm của báo Thanh Niên là thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Mức phạt tiền: 200.000.000 đồng (Mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí). Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí, lãnh đạo các ban, nhà báo, phóng viên của báo Thanh niên có liên quan đến sai phạm, khi có kết quả xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
Các cơ quan báo chí bám sát sự kiện, đăng tải kết quả công bố của cả báo Thanh niên và Vinastas, đã thông tin sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi (gồm 8 cơ quan báo chí). Hành vi vi phạm: Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng theo điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Căn cứ nội dung thông tin trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng thông tin của cơ quan báo chí đến dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt như sau: Báo điện tử Người tiêu dùng: 50.000.000 đồng; 6 cơ quan báo chí là Báo điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại đoàn kết, Báo điện tử Người đưa tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet mức phạt 45.000.000 đồng/1 cơ quan; Tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng: 40.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc các cơ quan báo chí thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật. Đối với cá nhân: Khi có kết quả xử lý kỷ luật của các cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
Đối với các cơ quan báo chí chỉ đăng thông tin về 1 kết quả khảo sát của báo Thanh niên hoặc Vinastas, đã thông tin theo kết quả công bố sai sự thật, có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính xin lỗi (gồm 41 cơ quan báo chí). Hành vi vi phạm: Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Căn cứ nội dung thông tin trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng thông tin của cơ quan báo chí đến dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 41 cơ quan báo chí từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc các cơ quan báo chí thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật.

Top những vụ đại gia Việt chơi ngông gây chấn động dư luận

(Kiến Thức) - Đòi mua cả tháp Eiffel, sắm riêng cho mình 2 thuỷ phi cơ hàng chục tỷ… là những cách chơi ngông của các đại gia Việt dưới đây khiến dư luận xôn xao.

Muốn mua cả tháp Eiffel: Năm 2014, dư luận được dịp xôn xao vì thông tin triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel. Thông tin được lan truyền từ tờ báo Le Monde của Pháp. Theo Le Monde, triệu phú gốc Việt Chuc Hoang muốn mua lại Société de la Tour Eiffel (Công ty Tháp Eiffel). Công ty này đúng là do kỹ sư Gustave Eiffel thành lập năm 1889 để quản lý tháp Eiffel. Ảnh: Internet.

Muốn mua cả tháp Eiffel: Năm 2014, dư luận được dịp xôn xao vì thông tin triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel. Thông tin được lan truyền từ tờ báo Le Monde của Pháp. Theo Le Monde, triệu phú gốc Việt Chuc Hoang muốn mua lại Société de la Tour Eiffel (Công ty Tháp Eiffel). Công ty này đúng là do kỹ sư Gustave Eiffel thành lập năm 1889 để quản lý tháp Eiffel. Ảnh: Internet.

Những đại gia Việt bị sát hại gây sốc năm 2015

(Kiến Thức) - Trong năm 2015 đầu năm 2016, không ít đại gia Việt bị sát hại bằng thủ đoạn tàn độc khiến dư luận xôn xao, bất bình.

Trong năm 2015, không ít đại gia Việt xấu số bị sát hại thương tâm.

Vợ chồng đại gia cà phê bị giết hại tại nhà

Những ngày cuối cùng của năm 2015 Âm lịch, một vụ thảm án xảy ra khiến cả khu vực thị xã Lai Cậy (Tiền Giang) xôn xao. Cặp vợ chồng đại gia cà phê - ông Lương Văn Đấu (67 tuổi) và bà Võ Thị Năm (63 tuổi) được phát hiện tử vong trong phòng ngủ lầu 2 tại căn biệt thự trên quốc lộ 1, khu phố 2, phường 2, thị xã Cai Lậy. Trên thi thể hai nạn nhân đều có nhiều vết thương, có vết cắt sâu ở cổ.

Hình ảnh camera lắp tại căn biệt thự cho thấy đối tượng gây án đã leo qua hàng rào phía trước, rồi đi theo lối bên hông căn biệt thự, xâm nhập, giết cặp vợ chồng đại gia và sau đó rời khỏi hiện trường ngang nhiên. 

Để tránh bị nhận dạng, hung thủ đội nón kết, mặt đeo khẩu trang, găng tay, một tay cầm búa, một tay cầm con dao dài để thực hiện hành vi tội ác. Kể từ khi đột nhập vào ngôi biệt thự đến khi hung thủ rời khỏi hiện trường khoảng một tiếng đồng hồ. Hiện tại, cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ vụ án và truy lùng kẻ thủ ác. 

Nhung dai gia Viet bi sat hai gay soc nam 2015
Căn biệt thự nơi xảy ra vụ trọng án. Ảnh: Tuổi Trẻ 
Nữ đại gia Việt chết bất thường tại Trung Quốc

Sốc: Mất 10.000 tỷ đồng từ cuộc đại khủng hoảng lợn

Giá lợn giảm mạnh trong khoảng 2 tháng trở lại đây, theo tính toán, đến hết tháng 6/2017 tổng thu của ngành lợn sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng...

Giá lợn giảm mạnh trong khoảng 2 tháng trở lại đây, theo tính toán của chúng tôi, đến hết tháng 6/2017 tổng thu của ngành lợn sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng” - ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã chia sẻ với Nhà nông/Dân Việt như vậy bên lề Hội nghị Giao ban thảo luận các giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tổ chức sáng nay 17/5.
Soc: Mat 10.000 ty dong tu cuoc dai khung hoang lon
 Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT).
Đánh giá của ông về tình hình giải cứu lợn ở các địa phương tính đến thời điểm này?
- Hiện nay các địa phương đều đã vào cuộc khá quyết liệt, nhất là ở các địa phương chăn nuôi trọng điểm đều có những động thái cụ thể nhằm giải cứu đàn lợn. Các Bộ lớn như Quốc phòng, Công an, Công Thương cho đến các tỉnh thành cũng đều lập Ban chỉ đạo giải cứu lợn.
Đáng chú ý, có một số DN cam kết trong thời gian ngắn tiêu thụ 7.000 tấn thịt lợn, có DN đăng ký tiêu thụ mỗi ngày 300 con. Các địa phương cũng đã xây dựng phương án để con lợn có thể tiếp cận được thị trường nhanh hơn, tốt hơn. Việc mở các điểm bán lẻ cũng được các tỉnh thành chú trọng. Theo tổng hợp từ các địa phương, có khoảng 30% số tỉnh đã xúc tiến mở thêm các điểm bán trên thị trường.
Tính đến thời điểm này, số lượng lợn còn tồn trong dân khoảng 1,5 triệu con, tương đương 200.000 tấn thịt lợn hơi. Như vậy chúng ta đã giải cứu được trên một nửa số lượng lợn cần bán. Đây là kết quả rất tốt, chúng tôi cũng kỳ vọng số lợn bán ra từ nay đến hết tháng 6 sẽ tăng lên.
Đáng mừng là hiện nay giá lợn hơi đang nhích lên ở tất cả các khu vực, nơi cao nhất tăng 8.000 -9.000 đồng/kg, nơi thấp nhất cũng tăng 2.000- 3000 đồng/kg. Dấu hiệu của giá thịt lợn tăng lên vẫn còn tiếp tục.
Khủng hoảng thừa lợn, giảm giá ảnh hưởng đến chỉ tiêu của toàn ngành chăn nuôi như thế nào thưa ông?
- Theo tính toán của chúng tôi, tính đến hết tháng 6.2017 tổng thu của ngành lợn sẽ giảm khoảng 10.000 tỷ đồng, không lớn so với con số 6 - 7 tỷ USD của toàn bộ ngành chăn nuôi. Trong khi đó, giá thịt bò đang ổn định, thậm chí tăng thêm một chút, giá thịt gà 6-7 tháng nay không có biến động lớn, giá sữa vẫn cao, một số mặt hàng khác khá ổn định.
Soc: Mat 10.000 ty dong tu cuoc dai khung hoang lon-Hinh-2
 Gia đình anh Hoàng Văn Điền ở huyện Yên Mô (Ninh Bình) chăm sóc đàn lợn trong tình cảnh giá lợn hơi giảm sâu. Ảnh: Trần Quang
Vậy sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta cần làm gì để vực dậy ngành chăn nuôi lợn, thưa ông?
- Việc này đã được Thủ tướng ký vào các văn bản chỉ đạo ngành. Liên quan đến lĩnh vực ngành, chúng tôi tập trung vào 4 nội dung sau: Thứ nhất cần làm rất tốt công tác quản lý về số lượng cũng như về thông tin. Sau hội nghị này, chúng tôi yêu cầu tất cả các tỉnh phải cập nhật thông tin hàng tuần. Khi có thông tin, chúng tôi sẽ cảnh báo trên hệ thống mạng để tất cả người dân được biết và cũng từ đó, chúng tôi tính toán các phương án đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thứ hai, rà soát lại quy hoạch các tỉnh, trên cơ sở đó các tỉnh sẽ có báo cáo tới UBND, HĐND cấp tỉnh để có tính toán sự phát triển tương đối cân bằng.
Thứ ba, tập trung phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.
Thứ tư, tăng cường hợp tác thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm đầu vào của chăn nuôi, rà soát lại văn bản pháp lý có liên quan, trên cơ sở đó có những điều chỉnh hợp lý.
Nhiều người lo ngại sau khủng hoảng lợn sẽ là khủng hoảng của các con vật nuôi khác như bò, gà, trứng gia cầm, ý kiến của ông như thế nào?
- Chúng ta có 3 con vật nuôi chính là lợn, gia cầm và đại gia súc. Riêng với đại gia súc, hiện nay tỷ lệ thịt cũng như đầu con chiếm trong tổng ngành chăn nuôi không lớn, chỉ khoảng 10%. Do đó, khủng hoảng đối với đại gia súc là khó do dư địa tiêu thụ còn khá dồi dào.
Bên cạnh đó, đây là những con vật có chu kỳ chăn nuôi rất dài, nhất là đối với trâu sinh sản. Hiện trâu chúng ta chăn nuôi không đủ để bán, còn bò tăng trưởng 2-3% song cũng chưa đáng ngại.
Riêng đối với gia cầm, cả nước có khoảng 360 triệu con, nhịp độ tăng trưởng đều khoảng 3,8%. So với sức tiêu thụ của trên 90 triệu dân, tôi cho rằng khủng hoảng đối với gia cầm cũng không đáng ngại. Tới đây khi chúng ta mở cửa xuất khẩu gà sang Nhật Bản thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Các sản phẩm khác như sữa vẫn đang rất thiếu, không sợ khủng hoảng.
Soc: Mat 10.000 ty dong tu cuoc dai khung hoang lon-Hinh-3
 Trước tình hình khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn, nhiều địa phương đã vào cuộc giải cứu. Trong ảnh: Cán bộ Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc trực tiếp tham gia bán lợn bình ổn giá nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi. Ảnh: Phú Lãm