Xử phạt 2 cổ đông lớn của An Trường An và Sơn Á Đông về giao dịch cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Hai cổ đông lớn của CTCP An Trường An và CTCP Sơn Á Đông bị phạt tổng cộng gần 94 triệu đồng.
 

Mới đây, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt đối với cổ đông lớn của CTCP An Trường An (HoSE: ATG) và CTCP Sơn Á Đông (UPCoM: ADP).

Theo đó, bà Đỗ Thụy Thúy Vi bị xử phạt 62,5 triệu đồng vì không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng.

Cụ thể, bà Đỗ Thụy Thúy Vi đã mua 40.000 cổ phiếu ADP của CTCP Sơn Á Đông vào ngày 9/9/2019, nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty này từ 4,98% lên 5,24% và trở thành cổ đông lớn của ADP nhưng không báo cáo.

Xu phat 2 co dong lon cua An Truong An va Son A Dong ve giao dich co phieu
 

Trong khi đó, ông Tạ Minh Hiếu bị xử phạt 31,25 triệu đồng vì báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn.

Ông Tạ Minh Hiếu đã thực hiện mua 11.000 cổ phiếu ATG của CTCP An Trường An vào ngày 16/12/2019, tăng tỷ lệ sở hữu tại An Trường An từ 4,98% lên 5,05% và trở thành cổ đông lớn.

Ngày 30/12/2019, ông Tạ Minh Hiếu thực hiện bán 25.640 cổ phiếu ATG làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu ATG từ 5,11% xuống 4,94% và không còn là cổ đông lớn của An Trường An. 

Tuy nhiên, đến ngày 17/1/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn của ông Tạ Minh Hiếu.

Tổng cộng 2 cổ đông lớn này bị phạt gần 94 triệu đồng.

Chậm đăng ký giao dịch chứng khoán, Hanel nhận án phạt 300 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Ngày 18/2, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Hanel.
 

Theo đó, Hanel bị phạt tiền 300 triệu đồng vì đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.

Được biết, Hanel được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo hình thức đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 20/4/2016. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2019, Công ty mới được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu.

Chậm công bố thông tin, Lilama và Sông Đà 3 bị phạt 145 triệu đồng

(Vietnamdaily) - UBCKNN vừa xử phạt 145 triệu đồng với 2 doanh nghiệp trên sàn do vi phạm về công bố thông tin.
 

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama, UPCoM: LLM) và CTCP Sông Đà 3 (UPCoM: SD3).

Theo đó, Lilama bị phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin trên hệ thống của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) không đúng thời hạn theo quy định về:

Công ty Phi Long 'vẽ bánh' ở Bình Chánh lừa đảo nhà đầu tư thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty Phi Long bị tố "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (trước đây là Công ty CP Đầu tư Việt Nam) tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an thành phố liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án (trong 10 ngày làm việc), để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?
 Nhiều băng rôn tố cáo Công ty Phi Long lừa đảo được treo trước trụ sở Công ty này. (Ảnh: VOV).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã phát đi thông tin kêu gọi ông chủ Công ty Phi Long - Phạm Xuân Long (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM), đến làm việc để làm rõ các nội dung liên quan đến đơn tố giác các tổ chức, cá nhân về hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Long không có mặt tại địa chỉ thường trú.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?-Hinh-2
Phần lớn dự án Khu dân cư Nam - NamSài Gòn vẫn là bãi cỏ. (Ảnh: VNN).
Trong vụ án này, ông Phạm Xuân Long đã bị 3 Công ty gồm: Công ty CP An Đại Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại I.N.G.E, Công ty cổ phần I.N.D.E và một số cá nhân tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại 4 dự án như: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án khu dân cư Huy Hoàng tại xã Phong Phú, và dự án Khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với dự án khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn (xã Phong Phú), Công ty Phi Long "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.
Tương tự, với dự án Khu dân cư Huy Hoàng, năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án này được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Tuy vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Tổng giám đốc Công ty Phi Long vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5, có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng…chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Tuy nhiên, năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp thời điểm đó là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thủy Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.