Xôn xao rùa lạ mang may mắn cho chủ nhân ở Tiền Giang

Có hình thù giống với phiên đá, con rùa lạ mang may mắn cho gia đình Võ Minh Tuấn ở Tiền Giang.

Năm 2008, gia đình Võ Minh Tuấn (34 tuổi, ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang) bỗng dưng bỏ ra 7 triệu đồng mua về một con rùa nhỏ khoảng 2kg. Lúc đó, họ không biết được rằng, đây là con rùa lạ mang may mắn cho người con trai của mình.
Rùa “dị”, cách chăm sóc cũng “dị”
Hơn tuần nay, ngày nào anh Tuấn cũng tiếp hàng chục lượt khách muốn thăm quan con rùa lạ mà gia đình đang nuôi giữ. Anh Tuấn chia sẻ: “Để có được con rùa này, chắc tôi phải có cơ duyên từ mấy chục năm về trước. Khi đó, chú tôi đi biển ở đảo Hòn Khoai bỗng nhiên bê về một hòn đá màu xanh có hình thù con rùa kỳ dị. Vốn là người đam mê sinh vật cảnh, phong thủy từ bé nên tôi giữ hòn đá lại cho riêng mình mà chẳng nghĩ được rằng, hơn chục năm sau mình sẽ được sở hữu một vật thể sống có hình thù tương tự hòn đá đó”.
Vừa chỉ về cái bể bằng kính chứa con rùa, anh Tuấn vừa kể: Chủ nhân của con rùa vốn là một người đàn ông tên Sáu Tùng - nức tiếng cả vùng về việc sưu tập những loại sinh vật cảnh độc lạ, kỳ dị. “Biết ông Tùng sở hữu con rùa có hình thù giống với phiên đá mình đang sở hữu nên tôi mê lắm, nhà ở gần nên tôi thường sang chơi học hỏi kinh nghiệm nhưng chủ yếu là được chiêm ngưỡng con rùa lạ với ước mơ một ngày nào đó sẽ được sở hữu nó”, anh Tuấn nhớ lại.
Xon xao rua la mang may man cho chu nhan o Tien Giang
Thế rồi, cơ hội trở thành chủ nhân của con rùa “dị” cũng đến với anh Tuấn khi vào năm 2008, ông Sáu Tùng có dự định sang nước ngoài sinh sống. Mọi loại sinh vật cảnh đều được ông thanh lý cho những mối quen biết duy chỉ có con rùa làm ông trăn trở bởi ông rất trân trọng và quý con rùa ấy. Nhiều người đến hỏi mua, trả với giá cao ngất ngưởng nhưng đều nhận được cái “lắc đầu” vì ông sợ rằng họ không thực sự quý trọng nó mà bán đi mất “của quý” với giá hời.
Biết ông Sáu Tùng sẽ không bán con rùa vì tiền nên việc làm cách nào để ông Sáu Tùng tin tưởng nhượng lại con rùa cho mình khiến anh Tuấn trăn trở. Mấy hôm sau, anh đánh liều mua đồ ăn, rượu sang nhà ông Sáu Tùng tổ chức bữa tiệc chia tay. Khi hai bên đã ngà ngà say, anh Tùng mới dốc hết gan ruột tâm sự cho người hàng xóm nghe nỗi lòng của mình. Trong câu chuyện, anh Tuấn hứa sẽ chăm sóc, nuôi nấng con rùa và không bán cho người thứ 3 với bất cứ giá nào.
Ông Sáu Tùng im lặng, vẻ mặt trầm ngâm cầm ly rượu lên uống một hơi cạn sạch, suy nghĩ vài phút, rồi gật đầu đồng ý. Dường như vẫn chưa tin tưởng vào lời nói của anh Tuấn, ông Sáu Tùng yêu cầu người hàng xóm cầm 7 triệu đồng sang rồi mới cho lấy con rùa về. Tưởng điều đó sẽ làm khó anh Tuấn nhưng ngay lập tức, anh phấn khởi chạy về nhà, vay mượn đủ tiền đưa cho ông Sáu Tùng, rồi ôm rùa về nuôi từ đó cho tới nay.
“Con rùa này có điểm khác lạ là mai nhỏ hơn nhiều so với phần cơ, thịt, không giống như những con rùa bình thường. Đặc biệt, trên mai rùa còn có vảy giống như những chiếc nơ được đính từ trước ra sau. Ngoài ra, trên 4 chân của rùa còn có hoa văn màu hồng nhạt rất lạ. Lúc đó, rùa khoảng 2kg, mai không hết phần thân, yếm to, dày, rộng hơn thân và đặc biệt là tứ chi to. Rùa dáng đẹp, mạnh khỏe, mập mạp, cử động chậm chạp”, anh Tuấn cho biết.
Để chăm sóc con rùa đặc biệt này, anh Tuấn đóng một cái chuồng bắng kính để bên hông nhà. Theo anh Tuấn, con rùa này có nhiều điểm khác lạ nên cách chăm sóc cũng lắm công phu. Nó không chịu ăn cơm như những loại rùa thông thường mà thích ăn thịt bò, tép. Ngoài ra, hàng ngày anh phải mua thêm quả chuối, rau muống, rau lang cho rùa ăn để có thêm vitamin. “Hàng ngày, nó ăn không nhiều nhưng lại rất kén ăn, vì thế công việc chăm sóc cũng lắm công phu. Dù công việc có bận mấy nhưng tôi vẫn tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi để chăm nó. Hơn 6 năm nay, chưa một ngày tôi thấy nó có biểu hiện yếu đau, trọng lượng không tăng lên mà giữ nguyên ở mức 2kg như lúc tôi lấy ở nhà ông Sáu Tùng về”, anh Tuấn kể.
Xon xao rua la mang may man cho chu nhan o Tien Giang-Hinh-2
 Anh Tuấn cùng con rùa lạ và hòn đá người chú lấy từ đảo Hòn Khoai.
Đem lại may mắn cho chủ nhân

Vốn là người có “máu” chơi phong thủy ngay từ nhỏ nên anh Tuấn tin tưởng rằng, con rùa lạ mà mình đang nuôi luôn đem lại may mắn cho gia đình. Anh Tuấn bảo: “Trong văn hóa Việt Nam, rùa (quy) được coi là một trong tứ linh nên tôi luôn cảm thấy yên tâm khi có được một con rùa trong nhà, nhất là con rùa này lại có những đặc điểm độc đáo mà không ở đâu có. Từ khi ông Sáu Tùng nuôi, tôi đã thử tìm hiểu đây là giống rùa gì nhưng mọi tài liệu mà tôi tham khảo đều không cho ra kết quả chính xác”.
Nói về sự may mắn mà con rùa lạ đem lại cho gia đình, anh Tuấn kể: “Vào thời điểm năm 2006 - 2007, khi đó tôi đang giữ chức vụ Quyền giám đốc Công ty Hoàng gia Long An sở hữu Cụm công nghiệp Hoàng Gia ở xã Mỹ Hạnh Nam, công việc gặp nhiều trắc trở, buộc lòng tôi phải thôi chức. Lúc đó, tôi cảm thấy mọi thứ như suy sụp, thất vọng vào tương lai trước mắt nên chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhưng từ khi sở hữu con rùa lạ từ tay ông Sáu Tùng, tự nhiên tôi cảm thấy thoải mái lạ kỳ. Trong suy nghĩ bắt đầu có niềm tin, luôn hy vọng một ngày nào đó sẽ gây dựng lại được sự nghiệp để báo đáp bố mẹ.
Quả đúng chỉ mấy năm sau, tôi tìm được công việc mới cho mình là kinh doanh bất động sản. Trong khi thị trường bất động sản trong nước đang trầm lắng thì bản thân tôi vẫn trụ vững, tuy không được coi là giàu có nhưng cũng nuôi sống được cả gia đình. Nỗi oan khi làm quyền giám đốc ở khu công nghiệp cũng đang được giải quyết”.
Không những thế, theo anh Tuấn, có một sự trùng hợp lạ kỳ giữa công việc của anh với con rùa mà anh đang nuôi là, cứ mỗi khi bể nuôi rùa vẩn đục, kính mờ là anh lại gặp khó khăn trong công việc. “Mỗi lúc như thế, tôi lại tranh thủ thời gian lau rửa tủ kính, cho rùa ăn thì chỉ đến chiều là công việc lại tiến triển suôn sẻ một cách bất ngờ”, anh Tuấn vui vẻ tâm sự.
Anh Tuấn cũng cho biết thêm, từ khi một số cơ quan truyền thông đưa tin anh đang sở hữu con rùa có nhiều đặc điểm lạ, nhiều người tới ngỏ ý muốn mua lại con rùa với giá 200 triệu đồng, thậm chí có người gọi điện trả giá 300 triệu đồng. Tuy nhiên, do lời hứa năm xưa với người hàng xóm Sáu Tùng và nhất là niềm tin vào con vật lạ đem lại may mắn trong cuộc sống cho bản thân và gia đình, anh Tuấn kiên quyết từ chối.
Anh chia sẻ: “Theo quan niệm của tôi, rùa là linh vật mang lại sự may mắn và trường thọ cho gia chủ. Vì vậy, dù có được giá cao bao nhiêu tôi vẫn giữ lại chú rùa phong thủy của mình. Tôi vừa nuôi vì bản thân, đồng thời cũng là làm cảnh, bảo tồn loài động vật vốn có nguồn gốc hoang dã”.

Cảnh thợ săn giết gấu dã man gây rúng động

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Defence League ở British Columbia, Canada chia sẻ những hình ảnh gây sốc cho thấy thợ săn giết gấu dã man.

Canh tho san giet gau da man gay rung dong
Những hình ảnh gây sốc cho thấy thợ săn giết gấu dã man. Chú gấu tìm cách để trốn những phát đạn đến tới tấp. 

Chết khiếp những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã

(Kiến Thức) - Dù nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã này.

Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da
 Một trong những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã đáng sợ nhất là hội chứng mũi trắng ở loài dơi.Trong một thập kỷ qua, hội chứng mũi trắng đã giết chết khoảng 5,7 triệu con dơi trên hầu khắp tiểu bang ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân là do một loài nấm ký sinh trên mũi, miệng và cánh của dơi khi chúng bước vào thời kỳ ngủ đông. Các loại nấm này gây ra tình trạng mất nước, loài dơi phải thức dậy nhiều trong lúc ngủ đông. Do vậy, chất béo dự trữ của dơi không đủ để chúng tồn tại qua thời kỳ ngủ đông.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-2
 Dơi đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng cũng như kiểm soát các loài côn trùng có thể lan bệnh cho người. Vì vậy, việc dơi chết hàng loạt là vấn đề đáng báo động. Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm giải pháp để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-3
 Bệnh nấm ở loài rắn. SFD là một bệnh nhiễm nấm trên các loài rắn hoang dã ở miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Điều không may là căn bệnh này đã lây sang cả loài rắn chuông quý hiếm. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng căn bệnh này có thể gây ra sự suy giảm quần thể rắn. Loài nấm gây bệnh này tồn tại bằng cách ăn chất sừng có trong móng tay của con người, sừng tê giác và vảy rắn. Loài nấm này phát triển mạnh trong đất và xác động, thực vật chết. 
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-4
 Các nhà khoa học chưa tìm được lý do tại sao loài nấm này có thể tấn công rắn khi chúng còn sống. Họ cho rằng sau thời gian ngủ đông, khả năng miễn dịch của rắn bị suy giảm. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho nấm tấn công. Sự thay đổi khí hậu cũng khiến cho tốc độ lây lan của căn bệnh nhanh hơn. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra phương pháp chữa trị cũng như ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-5
 Bệnh Chytridiomycosis ở loài ếch. Chytridiomycosis, hay Chytrid, có thể xem là một căn bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử của loài ếch hàng thập kỷ qua. Căn bệnh này không chỉ làm sụt giảm một lượng đáng kể trong quần thể ếch mà còn có thể gây nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài ếch vài thập kỷ gần đây.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-6
 Bệnh truyền nhiễm này là do loài nấm lưỡng cư Chytrid gây ra. Loài nấm này tấn công vào da và làm giảm khả năng hấp thụ khí oxy qua da của ếch. Điều bí ẩn đằng sau căn bệnh là nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi và đặc biệt có thể tiêu diệt một cộng đồng ếch chỉ trong vài tháng. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nó di chuyển như thế nào, cũng như chưa tìm ra phương pháp để ngăn chặn sự xuất hiện của nó.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-7
 Hội chứng suy nhược ở sao biển. Hội chứng suy nhược ở sao biển xuất hiện từ những năm 1970 nhưng nó thực sự bùng phát mạnh mẽ vào đầu năm 2013. Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì căn bệnh lây lan một cách khá nhanh. Căn bệnh xuất hiện trên 19 loài sao biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Mexico tới Alaska.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-8
 Hội chứng suy nhược lây qua tiếp xúc bên ngoài, sau đó tấn công vào hệ miễn dịch. Những con sao biển bị nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương và cái chết có thể xuất hiện trong vòng một ngày khi các vết thương xuất hiện. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn đang trên con đường tìm kiếm giải pháp ngăn chặn để bảo vệ thế hệ tương lai của loài động vật sinh thái quan trọng này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-9
 Ung thư mặt ở loài thú mặt quỷ Tasmanian. Căn bệnh ung thư mặt làm suy giảm 1/10 dân số thú mặt quỷ Tasmanian trong suốt 20 năm qua. Căn bệnh ung thư hình thành các khối u trên mặt và cổ của quỷ Tasmanian khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn và thường sẽ tử vong trong vòng vài tháng sau khi bệnh xuất hiện. 
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-10
 Điều đặc biệt là căn bệnh này có khả năng lây truyền khá nhanh qua tiếp xúc thân thể. Trong khi các nhà nghiên cứu ra sức tìm ra nguyên nhân của căn bệnh thì các nhà bảo tồn cũng nỗ lực để bảo vệ sự tồn tại của loài thú mặt quỷ Tasmanian.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-11
 Xuất huyết nhiễm trùng ở loài linh dương Saiga. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 100 nghìn con linh dương Saiga hồi đầu năm nay. Lúc đầu các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của loài Saiga là tụ huyết trùng.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-12
 Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ tại phòng thí nghiệm ở Anh và Đức thì nguyên nhân là nhiễm trùng huyết do huyết, trùng, một loài vi khuẩn lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, thức ăn hoặc qua đường hô hấp. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân chính xác và quan trọng hơn là để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh bí hiểm gây ra hiện tượng chết hàng loạt với quy mô lớn ở loài linh dương Saiga này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-13
 Rối loạn sụt giảm bầy đàn ở ong (CCD). Trong thập kỷ qua, hàng tỷ con ong đã bị mất vì chứng CCD. Giới khoa học từng đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân chứng CCD. Có thể là suy giảm nguồn dinh dưỡng cho tới phơi nhiễm thuốc trừ sâu, tiếp xúc với các thực vật biến đổi gen hay một loài nấm kí sinh mang tên Nosema ceranae
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-14
Ong đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật. Hiện tượng suy giảm loài ong đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề lương thực của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng CCD ở loài ong vẫn còn là điều bí ẩn.