Xóa sổ vũ khí hạt nhân Triều Tiên: Sứ mạng bất khả thi?

(Kiến Thức) - Sau thực tế bẽ bàng khó có thể bắn hạ ICBM của Bình Nhưỡng, siêu cường Mỹ lại gần như không thể xóa sổ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Nếu Tổng thống Donald Trump quyết định đánh đòn hạt nhân phủ đầu chống Bình Nhưỡng, thì không có gì chắc chắn Mỹ có thể xóa số vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và khó tránh khỏi đòn phản công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Xoa so vu khi hat nhan Trieu Tien: Su mang bat kha thi?
Bất chấp những lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump, xóa xổ toàn bộ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là "sứ mạng bất khả thi" đối với siêu cường Mỹ. Ảnh ghép: Daily Express 
Một cuộc tấn công thông thường sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình có thể loại bỏ khá nhiều cơ sở hạt nhân nổi và cố định của Bình Nhưỡng, trong trường hợp tình báo Mỹ có thể xác định vị trí chính xác của các cơ sở đó. Nhưng thật khó xác định chính xác vị trí của các bệ phóng di động và các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất. Trong khi một máy bay ném bom như Northrop Grumman B-2A Spirit có thể mang theo hai quả bom khoan phá bê tông GBU-57 nặng 30.000 cân Anh (gần 15 tấn), nhưng ngay cả loại vũ khí khổng lồ này cũng không đủ sức tiêu diệt các mục tiêu sâu nhất ở miền bắc Triều Tiên.
GBU-57 được cho là có thể xuyên qua bê tông cốt thép dày gần 70 mét, nhưng hoàn toàn có thể các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên lại nằm ở độ sâu hơn con số này. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là Mỹ chỉ có trong tay 20 quả bom GBU-57, trong khi các cơ sở hạt nhân ngầm của Triều Tiên nhiều hơn con số đó.
Điều đó khiến tùy chọn hạt nhân được lựa chọn cho bất kỳ nỗ lực để loại bỏ các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ có kho vũ khí hạt nhân lớn, nhưng đa phần những vũ khí này được thiết kế để chống lại Liên bang Xô viết trong một Thế chiến thứ III giả định. Với vị trí của bán đảo Triều Tiên, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III sẽ không hữu ích vì chúng sẽ phải bay trên quỹ đạo vượt qua Nga và Trung Quốc để đến mục tiêu. Điều đó có thể sẽ tạo ra cuộc đối đầu hạt nhân lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều.
Tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo từ Thái Bình Dương cũng có thể làm cho Bắc Kinh rất khó chịu vì Trung Quốc nằm ngay sát cạnh CHDCND Triều Tiên.
Tất cả những trở ngại trên khiến cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit trở thành sự lựa chọn rõ ràng nhất để mang vũ khí hạt nhân tấn công Triều Tiên. Máy bay ném bom chiến lược B-2A Spirit sẽ phải thâm nhập vào không phận Triều Tiên, xác định các mục tiêu và dùng các quả bom nhiệt hạch B61 tiêu diệt chúng. Nhưng thậm chí, loại bom nhiệt hạch B61 cũng không có tác dụng đối với các mục tiêu nằm rất sâu trong lòng đất.
Nhưng ngay cả khi Mỹ tìm cách phá huỷ các cơ sở hạt nhân cố định của CHDCND Triều Tiên, vấn đề săn lùng các mục tiêu di động của Bình Nhưỡng vẫn là một bài toán hóc búa. Như “Chiến dịch Bão táp Sa mạc” đã cho thấy, việc định vị và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của Iraq là rất khó khăn và mất thời gian thậm chí trên địa hình sa mạc trống rỗng. Ở địa hình núi non và có nhiều cây cối của CHDCND Triều Tiên, việc định vị và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động còn khó khăn gấp nhiều lần. Do đó, Triều Tiên vẫn có thể phát động một cuộc tấn công trả đũa ngay cả sau “đòn phủ đầu hạt nhân” của Mỹ. Một vài tên lửa hạt nhân còn sót lại của Triều Tiên cũng có thể gây ra thảm họa khôn lường đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, việc phát động đòn phủ đầu sẽ mang lại những hậu quả khiến Mỹ bị cô lập hoàn toàn. Các liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ bị phá vỡ. Đó là chưa kể phản ứng quyết liệt của Trung Quốc và Nga. Hơn nữa, vị trí lãnh đạo thế giới tự do của Mỹ sẽ lui vào quá khứ, khi các quốc gia văn minh nhất trên thế giới sẽ lánh xa Washington.

Sự thật bẽ bàng: Mỹ không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu nước này không ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, ông Trump không để ý tới thực tế rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Su that be bang: My khong the ban ha ten lua Trieu Tien
 Ngay cả với hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao S-M3 hiện đại, Mỹ vẫn không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Triên. Ảnh: UPI 

Mỹ chớ có ảo tưởng Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên

(Kiến Thức) - Mỹ chớ có ảo tưởng Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên, vì Bắc Kinh không muốn chống Bình Nhưỡng trừ khi bị đe dọa nghiêm trọng về kinh tế và an ninh.

Theo giới phân tích, Trung Quốc tiếp tục cố gắng tìm ra một điểm trung gian giữa duy trì yên tĩnh trên biên giới Trung-Triều và gây áp lực để hạn chế các hoạt động hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
My cho co ao tuong Trung Quoc kiem che Trieu Tien
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhờ cậy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiềm chế tham vọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh ghép: Daily Star)