Mỹ chớ có ảo tưởng Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên

(Kiến Thức) - Mỹ chớ có ảo tưởng Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên, vì Bắc Kinh không muốn chống Bình Nhưỡng trừ khi bị đe dọa nghiêm trọng về kinh tế và an ninh.

Theo giới phân tích, Trung Quốc tiếp tục cố gắng tìm ra một điểm trung gian giữa duy trì yên tĩnh trên biên giới Trung-Triều và gây áp lực để hạn chế các hoạt động hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
My cho co ao tuong Trung Quoc kiem che Trieu Tien
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhờ cậy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiềm chế tham vọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh ghép: Daily Star) 
Nhà phân tích Balbina Hwang, người từng là cố vấn đặc biệt về các vấn đề Đông Á cho chính quyền George W. Bush, nói với The Korea Times: "Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ Bắc Triều Tiên, cả chính thức lẫn không chính thức". Nhà phân tích Balbina Hwang hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh của Đại học Georgetown.
Trong khi một số nhà phân tích nghi ngờ tình hiệu quả của việc Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên, giáo sư Balbina Hwang lại nhận định: "Lập trường cứng rắn và kiên quyết của Trung Quốc đối với Hàn Quốc về việc triển khai THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) là bằng chứng rõ ràng cho thấy Bắc Kinh sẽ không thực thi những hành động cần thiết để phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên vì cuối cùng, đó không phải là mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc ".
Trung Quốc đã phản đối kịch liệt việc triển khai THAAD tại quận Seonjou của Hàn Quốc. Bắc Kinh nói rằng hệ thống này làm suy yếu lợi ích an ninh của Trung Quốc trong khu vực. Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh e ngại hệ thống radar của THAAD không phải là phòng thủ thuần túy và có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc. Về phần mình, Mỹ đã phủ nhận điều này và nói rằng mục đích duy nhất của hệ thống THAAD là để chống lại sự đòn tấn công tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nhà phân tích Hwang lưu ý: "Quan trọng hơn việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên là mong muốn của Trung Quốc duy trì sự ổn định ở Đông Bắc Á và để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á”.
Hồi cuối tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter: "Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo quá khứ ngu xuẩn của chúng ta đã cho phép họ (Trung Quốc) kiếm được hàng trăm tỷ đô la một năm trong thương mại, nhưng lại không làm gì cho chúng ta liên quan đến Bắc Triều Tiên. Chúng ta sẽ không còn cho phép điều này tiếp tục nữa… ".
Phẫn nộ trước nhận xét này, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jieyi nói với các phóng viên vào cuối tháng 7 rằng chính Bình Nhưỡng và Washington, chứ không phải Bắc Kinh, "có trách nhiệm duy trì mọi thứ tiến triển đúng hướng “. Đại sứ Liu Jieyi nói thêm: "Bất kể có năng lực như thế nào, nỗ lực của Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả vì thực tế nó (vấn đề Bắc Triều Tiên) phụ thuộc vào hai bên chính (CHDCND Triều Tiên và Mỹ)".
Một số nhà phân tích cảm thấy rằng Bắc Kinh cũng ngỡ ngàng trước việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ngày 4 tháng 7 như các quốc gia khác, nhưng có thể quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì ổn định ở biên giới phía đông bắc và tránh để xảy ra làn sóng những người tị nạn Triều Tiên tràn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Các chuyên gia nghi ngờ việc Bắc Kinh sẽ có hành động quyết định chống lại Bình Nhưỡng, mặc dù Trung Quốc chính thức đồng ý với các lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên do Mỹ khởi xướng.
Nhà phân tích Tara O của Diễn đàn Thái Bình Dương trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Mỹ nói: "Những lợi ích kinh tế mà Trung Quốc có được từ mối quan hệ thương mại-đầu tư với Hàn Quốc không thể vượt qua ưu tiên của Bắc Kinh muốn có một ‘nhà nước đệm’ ở Bắc Triều Tiên. Trung Quốc lo ngại về khả năng phản kháng tiềm ẩn của người gốc Triều Tiên ở Đông Bắc Trung Quốc. Điều này có thể gây ra hậu quả ở những nơi khác như Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong ... Vì vậy Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ chế độ Kim Jong-un cho tới khi cảm thấy quá bất lợi hoặc có một sự lựa chọn tốt hơn”.

Người đầu tiên tố cáo tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã

(Kiến Thức) - Cách đây 75 năm, doanh nhân người Đức Eduard Schulte là người đầu tiên tố cáo tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã trong các trại tập trung biến thành "lò mổ".

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa

Tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã:  Lực lượng SS đã thành lập trại tập trung Auschwitz trong năm 1940 và biến thành "lò mổ" trong năm 1941 để giết hại người Do Thái. Hơn 1 triệu tù nhân đã bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz. (Nguồn: Spiegel.de) 

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-2
Bị vận chuyển như súc vật:  Những người Do Thái bị đưa đến các trại diệt chủng trong các toa tàu chở hàng từ Westerbork trong năm 1943. Đến giữa tháng 6/1943, những người Do Thái bị  vận chuyển bằng tàu hàng đến Auschwitz, với  thần chết đang chờ đợi họ.
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-3
Chuyến thăm trại tập trung Auschwitz của trùm SS Heinrich Himmlers trong tháng 6/1942 đã khiến doanh nhân Schulte chú ý và bắt đầu tiến hành điều tra. Ông đã phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã nhằm thủ tiêu hàng triệu tù nhân và quyết định tố cáo trước  toàn thế giới.
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-4
Dã man tàn bạo: Đức Quốc xã thảm sát hàng loạt người Do Thái ở làng Misoch, Ukraine. Thế nhưng, tố cáo của doanh nhân Eduard Schulte vẫn chưa đến được với công luận. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-5
Toàn cảnh Trại tập trung Auschwitz được chụp từ máy bay ném bom của Đồng minh. Trên thực tế, vụ ném bom của máy bay đồng minh trong năm 1944 chỉ đánh trúng nơi ở của lực lượng SS chứ không phá hủy được các lò khí độc cách đó vài cây số.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-6
Căm ghét Đức Quốc xã: Là một doanh nhân được kính trọng,  ông  Eduard Schulte móc nối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp của Đức Quốc xã. Ông Schulte đã lợi dụng các mối quan hệ này để phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã và tố cáo trước toàn thế giới.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-7
Chiến sĩ chống phát xít Ewald von Kleist-Schmenzin là một trong những người bạn thân của doanh nhân Eduard Schulte. Ông đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào ngày 20/7/1944. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-8

 Đại diện Hội nghị Do Thái thế giới Gerhart Riegner tin tưởng tố cáo về kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã do doanh nhân Schulte cung cấp. Ngày 8/8/1942, ông Riegner đã báo động cho Tổng lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Bern, nhưng bị bỏ ngoài tai.    

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-9
Sau khi bị trì hoãn hàng tháng trời, cuối cùng tài liệu do doanh nhân Schulte đã được chuyển đến cho ông  Rabbi Stephen Wise, người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới. Sự trì hoãn này là do các quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng tài liệu này là "không đáng tin cậy" và không chịu chuyển lên cấp trên. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-10

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt có bỏ qua bức điện tín về phát hiện của doanh nhân Schulte hay không. Có một điều chắc chắn là Tổng thống Roosevelt đã từ chối ra lệnh ném bom trại tập trung Auschwitz và tuyến đường sắt dẫn đến trại này. 

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-11
Chính trị gia Sydney Silverman của Công đảng Anh là người có công đưa tài liệu Schulte đến với người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới Rabbi Stephen Wise, bất chấp sự ngăn cản của Bộ Ngoại giao Mỹ.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-12
Thông cáo chính thức: Trong năm 1942, chính phủ Ba Lan lưu vong đã gửi công hàm cho các nước thành viên Liên Hợp Quốc cảnh báo về tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã. 

Trung Quốc ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân thế nào?

(Kiến Thức) - Các nguồn tin ở Washington cho rằng Trung Quốc đã chặn được kế hoạch thử hạt nhân dưới đất lần thứ 6 của CHDCND Triều Tiên.

Trước nguy cơ hành động quân sự của “Tổng thống Mỹ không thể đoán trước” Donald Trump, Trung Quốc dường như đang tăng cường nỗ lực ngăn chặn CHDCND Triều Tiên tiến hành khiêu khích quân sự lớn.

Ông Trump như "gà mắc tóc” trong vấn đề Triều Tiên

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump như "gà mắc tóc" trong vấn đề Triều Tiên: tấn công thì lo bị giáng trả, còn khoanh tay đứng nhìn thì hậu quả khôn lường.

Vấn đề Triều Tiên đang nóng lên từng giờ. Chính quyền của ông Trump cảnh báo Bình Nhưỡng chớ có khiêu khích thên nữa và cử một nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu áp sát bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Triều Tiên tuyên bô sẵn sàng giáng trả đích đáng “mọi hình thức chiến tranh” mà Mỹ tiến hành. Trong khi đó, các chuyên gia của quân đội Đức cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân.
Ong Trump “nhu ga mac toc
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đơn phương “giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Ảnh: Daily Express