![]() |
Xi măng Bỉm Sơn lỗ tới 36 tỷ trong quý 3/2022 |
![]() |
Xi măng Bỉm Sơn lỗ tới 36 tỷ trong quý 3/2022 |
Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 đã được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước. Riêng năm 2021, vốn đầu tư công kế hoạch gần 600.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành nguồn lực thích đáng để giải quyết các dự án trọng điểm hiệu quả. Giai đoạn 2021 - 2025 mục tiêu đầu tư công sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tác động lan tỏa nhiều khối ngành, chuyển đổi kinh tế số theo cách mạng công nghệ 4.0 thay vì ưu tiên việc đảm bảo an sinh xã hội như giai đoạn 2016 - 2020.
Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc dự kiến sẽ kéo dài tối thiểu đến hết quý 4/2021
Sản xuất công nghiệp Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia. Theo Tân Hoa Xã, tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 13,5% trong 8 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1%.
Ngày 3/11/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, lên mức 3,75% - 4,0%, là mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Các quan chức Fed kỳ vọng sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 12, tuy nhiên, mức lãi suất mục tiêu có thể cao hơn mức 4,5%-4,75% được kỳ vọng tại cuộc họp tháng 9.
Sau khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá USD/VND tăng 20 đồng lên 24.870 đồng trên thị trường liên ngân hàng, tương ứng tỷ giá USD/VND đã tăng 8,9% kể từ cuối năm 2021.
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), các đợt tăng lãi suất sắp tới của Fed có thể tiếp tục gây áp lực đối với tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, nguồn cung USD ổn định từ vốn FDI, thặng dư thương mại và kiều hối có thể hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc điều hành tỷ giá USD/VND.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc Fed tăng lãi suất rất mạnh trong khoảng thời gian ngắn đồng nghĩa áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước hiện hữu, nhiều khả năng NHNN sẽ phải tiếp tục nâng lãi suất điều hành đi cùng với việc tăng tỷ giá nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô. Đây không chỉ là xu hướng ghi nhận ở Việt Nam mà còn ở nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Lãi suất tăng nhanh và mạnh đối cả lãi suất cho vay và huy động ở nhiều quốc gia trong thời gian ngắn gây nên áp lực rút vốn ròng trên các thị trường tài sản tại các thị trường mới nổi và kéo theo các rủi ro định giá lại tài sản tiếp diễn.
Về mặt thời điểm, VCBS cho rằng ít nhất phải tới tháng 6/2023 các chỉ báo kinh tế vĩ mô mới có thể có bước vào giai đoạn ổn định hơn khi áp lực lạm phát dịu bớt, mặt bằng lãi suất dần ổn định đi ngang và tỷ giá bớt áp lực.
![]() |
Các đợt tăng lãi suất sắp tới của Fed có thể tiếp tục gây áp lực đối với tỷ giá USD/VND. |
Đồng quan điểm, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận thấy một số dấu hiệu suy giảm làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ sớm thay đổi chính sách.
Gần đây, một số dữ liệu kinh tế Mỹ yếu kém làm gia tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất như thị trường nhà ở sụt giảm với cả doanh số bán nhà và giá nhà bắt đầu giảm do lãi suất thế chấp tăng mạnh, niềm tin người tiêu dùng xuống mức thấp. Bên cạnh đó, lo ngại nợ vay ở mức cao sau chu kỳ tiền rẻ trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh gây áp lực lên chi phí lãi vay nhất là khi ngân sách chính phủ ngày càng thâm hụt.
Cùng với đó, quan điểm trên được củng cố sau khi một số quan chức Fed đã bắt đầu bày tỏ mong muốn tăng lãi suất chậm lại. Theo đó, thị trường trước đó đang kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ Q2/2023.
Tuy nhiên lạm phát và thị trường việc làm vẫn chưa suy giảm đáng kể và Fed hiện vẫn kiên định đưa lạm phát về mức mục tiêu.
Nhìn chung, KBSV cho rằng cần nhiều thời gian hơn để Fed có thể tiến hành xoay trục chính sách khi lạm phát và thị trường việc làm chưa có nhiều dấu hiệu suy giảm rõ ràng và nỗi đau đối với nền kinh tế chỉ mới bắt đầu. Mặc dù vậy, trong trường hợp có yếu tố thay đổi theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế có thể khiến Fed sớm hạ nhiệt quá trình tăng lãi suất.
Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng yếu tố đáng lo ngại hơn là có thể xu hướng găm giữ USD đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua trong bối cảnh VND không thể đứng ngoài xu hướng đồng nội tệ mất giá đang lan rộng khắp châu Á, nguyên nhân xuất phát từ các đợt tăng lãi suất liên tục của Fed.