Xét xử người đàn ông ném mìn vào nhà nữ giáo viên

Do ghen tuông, Đức chuẩn bị mìn tự chế rồi khống chế và ném mìn vào nhà một nữ giáo viên ngày mùng 2 Tết.

Ngày 20/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Phúc Đức (SN 1975, trú tại TP Hà Tĩnh) về tội 4 tội danh Giết người, Bắt giữ người trái pháp luật, Cố ý làm hư hỏng tài sản và Tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ. Đối tượng này bị cáo buộc ném mìn vào nhà nữ giáo viên do ghen tuông.
Xet xu nguoi dan ong nem min vao nha nu giao vien
Bị cáo Đức tại phiên tòa xét xử sáng nay, ngày 20/11. 
Theo cáo trạng, ngày 15/2/2018 (tức 30 Tết) do mâu thuẫn tình cảm với chị M.H.O., Đức chuẩn bị 2 quả mìn tự chế nhằm đe dọa, giải quyết chuyện tình cảm với chị O. Trong hai ngày từ 15-17/2, Đức mang theo mìn tự chế, không chế, ép chị O. lên xe rồi đưa đi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Để tránh người nhà phát hiện, Đức tháo BKS của xe ô tô, đồng thời dùng băng keo, khăn len trói tay nạn nhân lại. Sau nhiều lần thuyết phục chị O. quay lại nhưng không thành, Đức nảy sinh ý định giết nạn nhân.
Đúng 2h sáng ngày 17/2 (mùng 2 Tết) Đức điều khiển xe chở chị O. đến trước cổng nhà người thân nạn nhân rồi dùng bật lửa châm vào quả mìn tự chế, nhưng bị chị O. ngăn cản nên bất thành. Khi chị O. bỏ trốn, Đức lái xe đến nhà nạn nhân rồi tông sập cánh cửa. Thấy anh trai của nạn nhân ở trong nhà, Đức nghi chị O. có bạn trai mới nên bực tức. Lúc này Đức lấy mìn châm lửa kích nổ nhằm giết anh trai nạn nhân, rồi tự sát. Anh trai chị O. bị thương tích với tỷ lệ 47%.
Chưa dừng lại, Đức đổ 10 lít xăng vào cửa phòng châm lửa đốt với mục đích giết chết 2 đứa con nhỏ của chị O. Tuy nhiên, người nhà đã kịp dập lửa, 2 cháu nhỏ thoát nạn. Sau đó Đức điều khiển xe ô tô đi đến một cây xăng ở huyện Thạch Hà, yêu cầu nhân viên bơm xăng vào ô tô để châm lửa đốt. Không được nhân viên đồng ý, Đức hành hung và phá cột bơm xăng. Ngay sau đó Đức bị Công an bắt khi lao xe vào nhà dân dẫn tới bất tỉnh.
Tại phiên tòa, Đức khai nhận hành vi phạm tội của mình là do ghen tuông, đồng thời xin HĐXX giảm án phạt để bị cáo có thể sớm về với gia đình. Xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đức 15 năm 6 tháng tù giam cho 4 tội danh trên.
Được biết, chị M.H.O. đã có gia đình, hiện đang giảng dạy tại một trường học trên địa bàn Hà Tĩnh.

“Ông trùm” Nguyễn Văn Dương bị đề nghị 11-13 năm tù, Phan Sào Nam 6-7 năm

(Kiến Thức) - Với hai tội danh Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền, bị cáo Nguyễn Văn Dương bị VKSND tỉnh Phú Thọ đề nghị mức án 11 - 13 năm tù, bị cáo Phan Sào Nam bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

Sáng ngày 21/11, phiên xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo liên liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỷ của Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam bước sang phần tranh tụng. Trước khi luật sư và các bị cáo nêu luận cứ bào chữa, đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ công bố bản luận tội sau 8 ngày xét hỏi công khai.
Khởi tố 105 bị can ở 24 tỉnh, thành trên cả nước

Ngân hàng bị cướp - vì sao?

Bản thân khách hàng và các cán bộ nhân viên ngân hàng cần nâng cao cảnh giác, tránh trở thành “miếng mồi” của tội phạm cướp, cướp giật...

1. Những ngày cuối tháng 1 vừa qua, dư luận nhân dân TP Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung xôn xao trước vụ việc cướp có vũ khí xảy ra tại phòng giao dịch Dĩnh Kế, Ngân hàng NN&PTNT tại số 1122 đường Lê Lợi, phường Dĩnh Kế (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).

Cùng nhau chung tay để giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu

(Kiến Thức) - Sáng ngày 21/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Trung tâm SRD tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm các mô hình thành công về thích ứng với biến đổi khí hậu” do Quỹ Môi trường toàn cầu, UNDP tài trợ. 

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Trọng Hiệu, Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình GEF SGP; ông Lê Công Lương, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng LHHVN; bà Vũ Thị Bích Hợp, Chủ tịch HĐQL Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trưởng BĐH ML; ông Lê Minh Bá, Vụ Kế hoạch, Bộ NN và PTNT và cùng toàn thể các đại biểu tham gia hội thảo.

Nói về vấn đề biến đổi khí hậu, ông Lê Công Lương, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng, LHHVN cho biết: Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu là một thảm họa của nhiều Quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, đối với Việt Nam, chúng ta thấy hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại thật khủng khiếp. Đơn cử, những trận lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc rồi tình trạng sạt lở bờ sông, nhiễm mặn ở ĐBSCL. Gần đây, trận lũ quét ở Nha Trang đã khiến 17 người thiệt mạng và nhiều công trình sụp đổ.

Cung nhau chung tay de giam thieu hau qua cua bien doi khi hau
 Ông Lê Công Lương, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng, LHHVN phát biểu tại hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thành công về thích ứng với biến đổi khí hậu". 

Về phương diện Quốc gia, hưởng ứng hành động của các tổ chức thế giới, chúng ta đã tiến hành xúc tiến các chương trình biến đổi khí hậu, cắt giảm hiệu ứng nhà kính và xây dựng các chương trình Quốc gia”.

Ông Lê Công Lương cho biết, theo đánh giá khách quan chúng ta đã đạt được những thành quả vô cùng to lớn. Ngoài ra, các tổ chức chung tay vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để từ đó chúng ta giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần có một tiếng nói để cùng các Nhà hoạch định chính sách, Nhà nước xây dựng một kế hoạch Quốc gia về chống biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội thảo, bà Vũ Thị Bích Hợp, Chủ tịch HĐQL Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) cho biết: “Trong suốt 10 tháng qua, chúng tôi đã làm việc nỗ lực, đưa ra các tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. Căn cứ trên các bộ tiêu chí đánh giá, chúng tôi đã rà soát, đánh giá các mô hình trong khoảng 5 năm trở lại đây từ nguồn các tài liệu sẵn có, thực địa thu thập thông tin, hội thảo đầu bờ”.

“Bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu gồm các tiêu chí: thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát khí thải nhà kính, hiệu quả và bền vững về kinh tế, hiệu quả bền vững về xã hội, môi trường; phù hợp với thể chế, chính sách của địa phương; khả năng nhân rộng”, bà Hợp cho biết thêm.

Ông Vũ Tiến Thường, Trung tâm SRD cho biết: Dự án được triển khai từ tháng 3/2018 – 2/2019. Mục tiêu của Dự án: thứ nhất, tăng cường năng lực vận động và đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội và đại diện các cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó đóng góp có hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch Quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 (NAP).

Thứ hai, tạo lập diễn đàn chia sẻ thông tin về tính tổn thương với biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai với một số vùng nơi các tổ chức xã hội đã thực hiện thành công nhiều dự án thích ứng về biến đổi khí hậu.

Thứ ba, tư liệu hóa các mô hình thành công về thích ứng biến đổi khí hậu nhằm làm tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng NAP, trên cơ sở đó khuyến khích nhân rộng những mô hình này tại các địa phương khác.

Được biết, có tất cả 33 mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện như: mô hình canh tác lúa thích ứng với úng ngập và xâm nhập mặn; mô hình thâm canh sắn xem lạc trên vùng đất thoái hóa và hạn hán tại Bình Định; mô hình sản xuất hành tím bền vững tại Bạc Liêu; mô hình trồng cây thuốc nam tại Yên Bái; mô hình trồng dưa hấu trên đất nhiễm mặn tại Thừa Thiên Huế; mô hình nhà lưới trồng rau tại đảo Cát Bà; mô hình Sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải; mô hình cộng đồng quản lý, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước để sản xuất hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở Quảng Trị...