Xét xử đại án Đông Á Bank: Chiều nay Vũ “nhôm” không đến tòa

(Kiến Thức) - Chủ tọa phiên tòa vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) đã thông báo, bị cáo Vũ “nhôm” sẽ được cách ly, không phải đến tòa vào chiều 28/11.

Sáng 28/11, phiên tòa xét xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng tại ngân hàng Đông Á bước sang ngày xét xử thứ 2. Đại diện VKSND TP.HCM công bố bản cáo trạng đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", 43 tuổi, ngụ tại Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) và Trần Phương Bình (59 tuổi, cựu Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á - DAB) cùng 24 bị cáo liên quan.
Xet xu dai an Dong A Bank: Chieu nay Vu “nhom” khong den toa
Bí cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đến phiên tòa sáng 28/11.
Chiều nay, 28/11, phiên toà bắt đầu phần xét hỏi. HĐXX cho biết khi xét hỏi, toà sẽ cách ly bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") với bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên trưởng phòng quản lý tài sản nợ và có thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB).
Trước đó, theo yêu cầu của toà, hai bị cáo này cũng đã bị cách ly tại trại tạm giam. Vũ nhôm đã được xe tù chở về trại giam, chiều nay (28/11) sẽ không có mặt khi toà xét hỏi các bị cáo khác.
Trong vụ án này, Phan Văn Anh Vũ bị truy tố do chiếm đoạt của DAB 203 tỉ đồng, với khung hình phạt từ 20 năm tù đến chung thân.
Hành vi của Vũ "nhôm" được VKS công bố như sau: Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (Công ty Bắc Nam 79) được thành lập vào năm 2009 với vốn điều lệ 700 tỉ đồng. Trong đó Vũ "nhôm" góp 650 tỉ đồng (tương đương 92,86%), Lê Văn Sáu (tên khác của Vũ "nhôm") góp 20 tỉ đồng (tương đương 2,86%), Hoàng Hữu Thân góp 20 tỉ đồng (tương đương 2,86%) và Nguyễn Quang Ngọc góp 10 tỉ đồng (tương đương 1,43%).
Người đại diện pháp luật là Phan Văn Anh Vũ với chức vụ Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, trên thực tế Phan Văn Anh Vũ góp 100% vốn điều lệ, trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Bắc Nam 79.
Năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng hòng thu hút doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DAB để có tiền xử lý khó khăn và nâng cao thương hiệu, vị thế của DAB.
Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ bàn bạc và thống nhất: Phan Văn Anh Vũ mua 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỉ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng vào năm 2014 với mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.
Nguồn tiền Vũ "nhôm" dùng mua cổ phần DAB gồm: thế chấp 220 lô đất tại TP Đà Nẵng vay 400 tỉ đồng của DAB. Đối với 200 tỉ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Vũ và Vũ ký khống chứng từ nộp 200 tỉ đồng vào DAB để có được 200 tỉ đồng tham gia mua cổ phần của DAB.
Như vậy, Phan Văn Anh Vũ chỉ nộp 400 tỉ đồng nhưng nhận 600 tỉ đồng và 9,5 tỉ đồng tiền lãi, tức là đã chiếm đoạt của DAB 200 tỉ đồng gốc do kí chứng từ nộp khống mà có và 3,1 tỉ đồng tiền lãi của số tiền khống này.
Sau khi nhận về 609,5 tỉ đồng, Công ty Bắc Nam 79 mua 50 triệu cổ phần DAB của 4 cổ đông hiện hữu (cổ đông đứng tên sở hữu cổ phần hộ Trần Phương Bình) với giá 500 tỉ đồng.
Công ty Bắc Nam 79 và Phan Văn Anh Vũ đã thanh toán cho 4 cổ đông tổng số 500 tỉ đồng tiền mua 50 triệu cổ phần DAB. Trong đó, 400 tỉ đồng của Phan Văn Anh Vũ từ nguồn vay DAB, 100 tỉ đồng có nguồn gốc từ 200 tỉ đồng thu khống nêu trên. Còn lại 100 tỉ đồng có nguồn gốc từ 200 tỉ đồng thu khống Vũ sử dụng cho hoạt động của Công ty Bắc Nam 79.
Tại cơ quan điều tra, Phan Văn Anh Vũ khai nghĩ rằng đây là tiền của Trần Phương Bình cho vay cá nhân, nay biết là tiền của DAB nên Vũ có trách nhiệm trả lại số tiền này để hoàn trả cho DAB.

Bộ Công an thông báo đã bắt được Vũ Nhôm

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã chính thức tiến hành bắt bị can Phan Văn Anh Vũ tức Vũ Nhôm và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngày 4/1/201, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chính thức phát đi thông tin về việc, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ, tức “Vũ Nhôm” (SN 1975, trú tại số 82, Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng).
Ông Phan Văn Anh Vũ.
 Ông Phan Văn Anh Vũ.

Cảnh khó tin ở chợ Bình Tây sau hơn 10 ngày hoạt động

(Kiến Thức) - Sau hơn 10 ngày đi vào hoạt động, chợ Bình Tây (quận 6, TP.HCM) được ví như khu chợ sầm uất, lớn nhất Sài Gòn lại ế ẩm, nhiều tiểu thương buồn rầu vì số lượng người dân đến chợ quá ít.

Canh kho tin o cho Binh Tay sau hon 10 ngay hoat dong

Tổng mức đầu tư cho đợt trùng tu, sửa chữa, bảo tồn kiến trúc chợ Bình Tây là 104 tỉ đồng, kèm hơn 10 tỉ đồng đầu tư làm chợ tạm; toàn bộ nguồn vốn đều do tiểu thương đóng góp. Chợ hoạt động trở lại sau 2 năm sửa chữa (từ 15/11/2018), đến nay đã hơn 10 ngày đi vào hoạt động nhưng chợ không tấp nập như xưa.

Canh kho tin o cho Binh Tay sau hon 10 ngay hoat dong-Hinh-2

Khác với sự mong chờ của các tiểu thương, chợ khá vắng vẻ sau khi mở cửa trở lại.

Mất liên lạc nhiều ngày, nguyên hiệu trưởng chết 3-4 ngày tại nhà

(Kiến Thức) - Nhiều ngày không liên lạc được với ông Hưng, người thân của nguyên hiệu trưởng một trường PTTH đã đến nhà phá cửa và phát hiện người này tử vong nhiều ngày.
 

Trưa 27/11, trao đổi với PV vụ việc nguyên hiệu trưởng chết tại nhà riêng, bà Lê Thị Thu Tâm, Chủ tịch UBND phường Bửu Long cho biết Công an TP Biên Hoà vẫn đang phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Nguyễn Văn Hưng (62 tuổi, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trấn Biên, TP Biên Hòa,Đồng Nai)
“Ông Hưng được người thân phát hiện chết trong nhà. Qua khám nghiệm công an xác định nguyên nhân cái chết do nạn nhân bị cao huyết áp và đã chết cách đây 3-4 ngày”, bà Tâm thông tin.