Xét xử cựu Thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc

TAND tỉnh Vĩnh Phúc đang tiếp tục xét xử 4 bị cáo nguyên là Thanh tra Bộ Xây dựng về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản.
 

Ngày 30/8, TAND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục xét xử vụ án hình sự sơ thẩm liên quan đến 4 bị cáo nguyên là Thanh tra Bộ Xây dựng về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản tại Vĩnh Phúc.
Xet xu cuu Thanh tra Bo Xay dung voi tien o Vinh Phuc
Phiên xét xử ngày 30/8. 
Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (46 tuổi), cựu phó Phòng Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Bộ Xây dựng, trưởng đoàn thanh tra bị truy tố khung hình phạt 20 năm tù hoặc chung thân.
Ngoài ra, Nguyễn Thị Kim Liên (44 tuổi), cựu cán bộ Phòng Thanh tra xây dựng 3; Đặng Hải Anh (40 tuổi), cựu chuyên viên Phòng Thanh tra xây dựng 2 và Nguyễn Thị Thùy Linh (27 tuổi), bị truy tố với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
Trước đó, tháng 3/2019, bị cáo Kim Anh được giao là trưởng đoàn thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Kim Anh yêu cầu 29 xã, thị trấn trong huyện cung cấp 16 đồ án quy hoạch, 31 hồ sơ dự án và 167 dự án công trình để kiểm tra tràn lan, không đúng đối tượng gồm 75 dự án đã được thanh tra, kiểm toán trước đó.
Để che giấu việc vượt thẩm quyền, Kim Anh không gửi quyết định tới UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Xây dựng để phối hợp cùng thực hiện.
Khi kiểm tra, bị cáo chỉ nhìn bằng mắt thường, không lập biên bản và yêu cầu Hải Anh: “Đơn vị nào có quà biếu thì xem xét giảm nhẹ cho họ, người nào nhận trực tiếp được chia 1/3”.
Một số chủ doanh nghiệp có lỗi vi phạm đã tìm Kim Anh để giải trình nhưng bị cáo này không chấp nhận, nói: “Muốn bỏ qua lỗi vi phạm thì phải đưa tiền cho đoàn thanh tra”. Nếu không, họ phải đến: “Tận trụ sở Thanh tra Bộ Xây dựng ở Hà Nội để giải trình”.
Kim Anh cũng thống nhất với Hải Anh, Thùy Linh yêu cầu các nhà thầu tư vấn có sai phạm nộp 5% giá trị hợp đồng; nhà thầu thi công phải nộp 0,15% giá trị hợp đồng. Số tiền này được các bị cáo chi một phần cho hoạt động của đoàn thanh tra, còn lại ăn chia với nhau.
Mỗi khi yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền, nhóm Kim Anh viết con số ra giấy hoặc gõ lên máy tính để không bị ghi âm. Việc ăn chia được tiến hành tại phòng làm việc, tiền được lấy ra còn vỏ phong bì bị xé nhỏ, phi tang vào bồn cầu hoặc thùng rác.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 5 đến tháng 6/2019, Nguyễn Thị Kim Anh và đồng phạm chiếm đoạt hơn 2,1 tỷ đồng. Cơ quan tố tụng chỉ xác định được 54 doanh nghiệp nộp hơn 1,3 tỷ đồng, còn hơn 800 triệu đồng chưa xác định được bị hại nào đã nộp.
Nguyễn Thị Kim Liên là em gái ruột của Nguyễn Thị Kim Anh và bị cáo buộc cùng chị gái thanh tra không đúng đối tượng; sai quy định, thẩm quyền. Bị cáo này còn tham gia bóc phong bì của các doanh nghiệp; giúp Kim Anh gửi 310 triệu đồng hưởng lợi bất chính vào ngân hàng.
Cáo trạng cũng xác định một số người "liên quan tới vụ án, song hành vi không đủ căn cứ xử lý hình sự" như bà Lưu Vân Oanh, Phó phòng Giám sát và xử lý sau thanh tra; bà Ứng Thị Phương Hiền, cán bộ Phòng thanh tra xây dựng 2; ông Nguyễn Văn Thành, lái xe hợp đồng của đoàn thanh tra; ông Bùi Anh Tuấn, Trưởng phòng Giám sát và xử lý sau thanh tra, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng.

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp


Trẻ Hà Nội về quê bị kẹt lại do COVID -19 sẽ học thế nào?

Trẻ em ở Hà Nội về quê bị kẹt do COVID -19 có thể nhập học tại nơi đang cư trú, không nhất thiết phải tại trường các em đang theo học, nhằm giúp học sinh không bị lỡ dở việc học hành. 

Chỉ còn vài ngày nữa, năm học mới 2021-2022 sẽ chính thức bắt đầu nhưng chị Nguyễn Thu Hà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa thể đón con trở lại Thủ đô. “Con được nghỉ hè, tình hình dịch bệnh Hà Nội phức tạp nên tôi cho con về Thanh Hóa, vừa để tránh dịch, vừa để con về thăm chơi với ông bà. Tuy nhiên, hiện Hà Nội vẫn giãn cách, tôi không thể về quê đón con” - chị Hà chia sẻ.

Học trực tuyến nhưng nhiều nỗi lo

Chị Hà cũng cho biết, nếu như con buộc phải ở lại Thanh Hóa mà vẫn tiếp tục học online theo chương trình của trường thì tôi phải mua máy tính. Hiện con đang học bằng điện thoại nhưng đã có dấu hiệu nhức mắt, rất hại cho mắt. 

 “Con mới học lớp 2 nên cách học trực tuyến vẫn còn bỡ ngỡ. Ông bà ở quê cũng không hiểu biết gì nhiều về máy tính, điện thoại hay internet. Điều đáng lo hơn là ông bà chỉ lo được việc ăn uống, ngủ nghỉ mà không thể kèm cặp, theo dõi con học trực tuyến. Bố mẹ ngồi bên con còn không tập trung, huống gì ông bà" - chị Hà băn khoăn và cho biết, vợ chồng chị vẫn đang tính toán và tìm hiểu quy trình đăng ký về quê theo chủ trương của tỉnh, chấp nhận cách ly tập trung rồi về nhà cùng con.

"Nếu vậy tôi hoặc chồng sẽ phải tạm nghỉ việc để chăm lo cho con học" - chị Hà chia sẻ.

Tre Ha Noi ve que bi ket lai do COVID -19 se hoc the nao?
 Học sinh vẫn học trực tuyến tại quê nếu không kịp về Hà Nội. Ảnh minh họa.

Chị Đặng Cẩm Tứ, có con năm nay lên lớp 4 cũng đang ở với ông bà ngoại ở tỉnh Quảng Ninh tránh dịch COVID-19 cho hay: “Con có mang theo ipad nên nếu học trực tuyến thì sẽ học bằng ipad. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là không ai kèm cặp để con chủ động học trực tuyến. Chị Tú cho rằng chị cũng sẽ vẫn động viên con học “cho vui” chứ không kỳ vọng nhiều vào kết quả của việc học trực tuyến. Nếu kiến thức ổn lên lớp được thì lên lớp, không thì hết năm tôi cũng xin cho con học lại lớp 4. Vì tôi vẫn không tin học trực tuyến sẽ tiếp thu được đầy đủ kiến thức. Kiến thức không vững mà lên lớp thì khổ con lắm” - chị Tú bày tỏ.

Nhập học nơi cư trú

Con về quê và “mắc kẹt”, không thể trở lại Hà Nội cũng là tình cảnh của nhiều gia đình đang vướng phải hiện nay. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho học sinh có thể nhập học tại nơi đang cư trú, không nhất thiết phải tại trường các em đang theo học, nhằm giúp học sinh không bị lỡ dở việc học hành.

Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu lý luận, báo chí giữa Việt Nam-Trung Quốc

Trưởng ban Tuyên giáo TW Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc về lĩnh vực nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, báo chí, xuất bản... có vai trò vô cùng quan trọng.

Thuc day hop tac nghien cuu ly luan, bao chi giua Viet Nam-Trung Quoc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc điện đàm với ông Hoàng Khôn Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 30/8, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc điện đàm với ông Hoàng Khôn Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.