Xem trung liên RPD Việt Nam có dùng phun mưa đạn

(Kiến Thức) - Trung liên RPD là loại súng máy tự động dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, mục tiêu đơn lẻ, phạm vi hỏa lực 100-1.000m.

Clip một phóng viên Nga bắn thử RPD:

Trung liên RPD (viết đầy đủ là Ruchnoy Pulemet Degtyarova- Trung liên Degtyarov) là một trong những khẩu súng đầu tiên sử dụng loại đạn mới 7,62x39mm. RPD bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1944 và là vũ khí tiêu chuẩn cấp tiểu đội trong Quân đội Liên Xô từ đầu những năm 1950 đến những năm 1960. Tương tự các loại súng khác của Liên Xô, RPD được xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Chiến sĩ Việt Nam luyện tập sử dụng khẩu RPD.
Chiến sĩ Việt Nam luyện tập sử dụng khẩu RPD.
Trung liên RPD bắt đầu được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, hiện nay nó vẫn là loại vũ khí hỏa lực cấp tiểu đội chiếm số lượng nhiều nhất so với các loại súng máy cấp tiểu đội/đại đội khác, và là vũ khí cơ bản số lượng nhiều chỉ sau AK-47 trong biên chế.
RPD có thể xem như là một bước phát triển dài của họ súng máy Degtyarov, kế tục khẩu súng máy DP-1927 lừng danh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó sử dụng cơ chế trích khí RPD chỉ có một chế độ bắn liên thanh.
Trung liên RPD nặng 7,4kg (không đạn), dài 1.037m, chiều dài nòng 520mm, dùng hộp đạn dây 100 viên. Súng có tốc độ bắn 650 phát/phút, phạm vi hỏa lực 100-1.000m.

Khám kho vũ khí của Quân đội Nhân dân Lào

(Kiến Thức) - Cũng như Việt Nam, Quân đội Nhân dân Lào trang bị vũ khí khí tài có nguồn gốc từ Liên Xô và một phần nhỏ được mua từ Nga sau này.

Kham kho vu khi cua Quan doi Nhan dan Lao
 Tại khu vực Đông Nam Á, Quân đội Nhân dân Lào là đội quân có tổ chức, quy mô nhỏ với quân số thường trực chỉ là 130.000 người gồm cả lực lượng không quân và thủy quân. Ảnh: QĐND

Khám phá kho súng máy của bộ đội Việt Nam (kỳ 2)

(Kiến Thức) - Ngoài các súng máy PK/PKM Liên Xô, Việt Nam được cho là đã mua thiết kế FN Minimi của Bỉ để trang bị hạn chế cho một số đơn vị.

Đại liên PK/PKM/PKMS

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các quốc gia đều phải nể phục người Đức ở suy nghĩ “súng máy đa năng” của họ với những khẩu MG-34, MG-42 huyền thoại, đặc biệt ở tính kinh tế và khả năng hậu cần. Quân đội Liên Xô lúc này cần một khẩu súng máy có thể sử dụng trong tất cả các chức năng như vũ khí hỏa lựa tiểu đội bộ binh, súng lắp trên xe tăng, máy bay sử dụng đạn 7,62x54R.