Xem tàu tên lửa Tarantul Nga phô diễn sức mạnh

(Kiến Thức) - Được trang bị tên lửa siêu thanh P-270 Moskit, các tàu tên lửa bé con Tarantul thực sự khiến các chiến hạm khổng lồ của Hải quân Mỹ phải e dè. 

Mới đây, đội tàu tên lửa nhỏ Tarantul thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển. Trong cuộc tập trận, các tàu tên lửa đã thực hiện bài phóng tên lửa chống tàu, bắn pháo tấn công mục tiêu bờ biển, tác chiến đối không.
Dưới đây là clip tàu tên lửa Tarantul Project 12411 của Hạm đội Thái Bình Dương thực hành bắn đạn thật:

Project 12411 về cơ bản thiết kế chung khung thân với tàu Project 1241RE xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tất nhiên nó cũng tồn tại một vài điểm khác biệt trong hệ thống vũ khí, động cơ, radar.
Tàu tên lửa Project 12411 phóng tên lửa chống tàu P-270 Moskit.
 Tàu tên lửa Project 12411 phóng tên lửa chống tàu P-270 Moskit.
Theo đó, Project 12411 trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunburn). Đây được xem là một trong những loại tên lửa chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất hiện nay.
P-270 Moskit nặng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m, lắp đầu nổ thường cực mạnh nặng 320kg hoặc có thể mang đầu đạn hạt nhân 120 kiloton. Tên lửa trang bị 4 động cơ đẩy ramjet cho tốc độ Mach 3, tầm bắn 120km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
Ngoài tên lửa P-270, cấu hình vũ khí còn lại của Project 12411 tương tự Project 1241RE, Project 12418 xuất khẩu cho Việt Nam. Tàu được trang bị một hải pháo cao tốc 76,2mm, 2 pháo phòng không Ak-630 và một bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp Igla. Ít nhất có một tàu Project 12411 đã được hiện đại hóa trang bị hệt hống pháo – tên lửa phòng không Palma.

“Hoa mắt” với dàn vũ khí tự chế của Quân đội Iran

(Kiến Thức) - “Hoa mắt, mỏi mồm” đó là những nhận xét khi xem cuộc duyệt binh lớn kỷ niệm Ngày Quân đội ở Iran với sự tham gia của hàng chục loại phương tiện chiến tranh. 

Chỉ trong 10-20 năm, Iran liên tiếp ra mắt hàng loạt hệ thống vũ khí mới với tốc độ “nhanh khủng khiếp”, dù vậy thì không rõ chất lượng của chúng tới đâu ngoài tên gọi và hình dáng. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực tự chế Zulfiqar 3 do Iran chế tạo dựa trên mẫu tăng T-72 Liên Xô và M48/60 Mỹ.
 Chỉ trong 10-20 năm, Iran liên tiếp ra mắt hàng loạt hệ thống vũ khí mới với tốc độ “nhanh khủng khiếp”, dù vậy thì không rõ chất lượng của chúng tới đâu ngoài tên gọi và hình dáng. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực tự chế Zulfiqar 3 do Iran chế tạo dựa trên mẫu tăng T-72 Liên Xô và M48/60 Mỹ. 

Tàu chiến Tarantul Nga khác gì tàu Việt Nam?

(Kiến Thức) - Tàu hộ tống tên lửa Taratul Project 1241 của Nga mạnh hơn so với biến thể xuất khẩu cho Việt Nam ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.

Tarantul là định danh tên lớp tàu của NATO dành cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241 do Liên Xô thiết kế, hiện vẫn còn được biên chế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Hiện nay, Hải quân Nga duy trì khá nhiều loại tàu tên lửa này (trong ảnh) trong biên chế, điểm khác của chúng so với tàu xuất khẩu cho nước ngoài (gồm cả Việt Nam) chủ yếu nằm ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
 Tarantul là định danh tên lớp tàu của NATO dành cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241 do Liên Xô thiết kế, hiện vẫn còn được biên chế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Hiện nay, Hải quân Nga duy trì khá nhiều loại tàu tên lửa này (trong ảnh) trong biên chế, điểm khác của chúng so với tàu xuất khẩu cho nước ngoài (gồm cả Việt Nam) chủ yếu nằm ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
Tàu Tarantul Project 1241RE xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị bệ phóng KT-138 trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit cải tiến (tầm bắn 80km), một pháo hải quân AK-176, 2 pháo phòng không AK-630 và một bệ tên lửa đối không tầm thấp.
 Tàu Tarantul Project 1241RE xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị bệ phóng KT-138 trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit cải tiến (tầm bắn 80km), một pháo hải quân AK-176, 2 pháo phòng không AK-630 và một bệ tên lửa đối không tầm thấp.

Nga bắn “mưa” tên lửa trên Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Các tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Hải quân Nga) đang có cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Thái Bình Dương.

Chiêm ngưỡng dàn máy bay do thám “khủng” Mỹ - Liên Xô

(Kiến Thức) - Trong lịch sử đối đầu 2 cường quốc, ngoài cuộc chạy đua hạt nhân – tên lửa thì 2 nước còn đua nhau phát triển mẫu máy bay do thám “khủng” để “nhìn trộm” lãnh thổ nhau.

Máy bay do thám khổng lồ RB-36D Peacemaker (Mỹ) – biến thể của máy bay ném bom chiến lược B-36 được thiết kế mang tới 23 máy ảnh và một phòng tối nhỏ, nơi các kỹ thuật viên có thể rửa ảnh.
 Máy bay do thám khổng lồ RB-36D Peacemaker (Mỹ) – biến thể của máy bay ném bom chiến lược B-36 được thiết kế mang tới 23 máy ảnh và một phòng tối nhỏ, nơi các kỹ thuật viên có thể rửa ảnh. 

Tên lửa diệt hạm siêu âm có phải vũ khí tối thượng?

(Kiến Thức) - Không ít ý kiến cho rằng tên lửa hành trình chống tàu siêu âm với nhiều ưu điểm vượt trội sẽ sớm thay thế tên lửa cận âm, nhưng thực tế điều này không dễ xảy ra.