Xem siêu tiêm kích Typhoon sát cánh cùng huyền thoại Spitfire

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh đặc biệt về tiêm kích tối tân nhất nước Anh Typhoon bay biểu diễn cùng tiêm kích huyền thoại Spitfire được dùng trong CTTG 2.

Chuẩn bị cho buổi lễ kỷ niệm hoành tráng 70 năm ngày D-Day (*), tiêm kích tối tân nhất nước Anh Typhoon đã được sơn lại màu trắng - đen ở cánh và thân – đây là màu ngụy trang của phe đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, để bay cùng “người hùng” trên không – tiêm kích Spitfire.
Dưới đây là clip Typhoon sát cánh cùng Spitfire trong buổi lễ ra mắt ở căn cứ RAF Coningsby:

Thực tế, việc Không quân Hoàng gia Anh dùng Typhoon thực hiện nhiệm vụ bay đặc biệt vì trong Chiến tranh Thế giới 2, không quân nước này cũng sử dụng một loại máy bay có tên tương tự, mang tên Hawker Typhoon. Đây là mẫu máy bay cường kích có khả năng mang 4 pháo 20mm, 2 bom hoặc 8 đạn rocket.
Tiêm kích huyền thoại Spitfire (cánh quạt) bay cùng "hậu duệ" của Hawker Typhoon - siêu tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter Typhoon.
 Tiêm kích huyền thoại Spitfire (cánh quạt) bay cùng "hậu duệ" của Hawker Typhoon - siêu tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter Typhoon.
Đặc biệt, Hawker Typhoon cũng tham gia D-Day với tổng cộng 294 phi vụ trên 15.000 phi vụ được thực hiện bởi phe đồng minh tấn công vào mục tiêu phe phát xít.
Spitfire là mẫu tiêm kích một chỗ ngồi thành công nhất trong lịch sử phát triển chiến đấu cơ của nước Anh, với tổng cộng 20.351 chiếc được chế tạo phục vụ rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Spitfire trang bị động cơ Rolls-Royce Merlin 45 cho tốc độ tối đa 595km/h, bán kính chiến đấu 760km, trần bay 11.000m. Máy bay trang bị 2 pháo 20mm Hispano Mk II (cơ số 60 viên mỗi khẩu) và 4 súng máy 7,62mm Browning Mk II (cơ số 350 viên).
(*) D-Day là cách gọi ngày bắt đầu cuộc đổ bộ mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 của khối đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie (Pháp) ngày 6/6/1944. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với hơn 150.000 quân lính của Anh, Anh Quốc, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam Anh Quốc kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức Quốc Xã.
Thắng lợi của trận đánh ngày đã tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, góp phần dẫn tự sự sụp đổ nhanh chóng của phát xít Đức, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Uy lực hệ thống phòng không trên tàu chiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Hệ thống vũ khí phòng không hiện tại trên tàu chiến Việt Nam có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu ở tầm xa đến 15km, độ cao 10km.

Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.
Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.

Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.
Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.

Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài). 

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.

Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.
Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.

Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II.
Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II. 
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.

Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút. 

Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam.
Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm.
Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm. 
Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.
 Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.

Tiêm kích “cuồng phong” tích hợp tên lửa “thiên thạch”

Hợp đồng được ký kết giữa lãnh đạo của NATO Eurofighter và Cơ quan quản lý Tornado (NETMA) Jesus Pinillos Prieto với lãnh đạo Eurofighter GmbH Alberto Gutierrez.