Xem NASA thử sức mạnh tên lửa

(Kiến Thức) - Các kỹ sư của cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA vừa đưa ra một video trong đó giới thiệu một thử nghiệm sức mạnh tên lửa.

Xem NASA thu suc manh ten lua
Hình ảnh NASA thử sức mạnh tên lửa. 
Trong kỹ thuật vũ trụ, một vấn đề vô cùng quan trọng là làm sao để đưa được các tàu vũ trụ vào không gian và tiếp tục hoạt động. Tức là tàu vũ trụ cần có một năng lượng đủ lớn để thắng được lực hút rất lớn của Trái đất và lực ma sát trong bầu khí quyển. Vì vậy mà động cơ tên lửa xuất hiện. 
Động cơ tên lửa hoạt động dựa theo định luật III nổi tiếng của Newton: "Lực luôn xuất hiện theo từng cặp động lực và phản lực. Chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau”. Khi nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt, nó giải phóng năng lượng về phía sau và tạo ra một phản lực đẩy cụm tàu vũ trụ và tên lửa về phía trước. 
Chúng ta có thể thấy hiện tượng tương tự như các nhân viên cứu hỏa bị đẩy về đằng sau khi cầm vòi phun nước, hay quả bóng bay phụt đi khi không buộc kín đầu. 
Do đặc điểm hoạt động không cần hút không khí vào mà động cơ tên lửa có thể hoạt động trong môi trường chân không. Môi trường làm việc khắc nghiệt cùng với yêu cầu rất cao về an toàn nên những thành tựu khoa hoạc mới nhất thường được người ta áp dụng trong ngành vũ trụ, hàng không.
Các kỹ sư của cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA vừa đưa ra một video trong đó giới thiệu một thử nghiệm sức mạnh tên lửa.
Mời quý độc giả xem video NASA thử sức mạnh tên lửa:

Nguồn video: Videosaure.

Phi hành gia gửi lời chúc mừng năm mới 2015 từ ISS

Hai phi hành gia đang làm nhiệm vụ trên Trạm không gian quốc tế ISS gửi lời chúc mừng Giáng sinh và năm mới tới mọi người trên Trái đất.

Hai phi hành gia người Mỹ Barry Wilmore và Terry Virts làm việc cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, gửi lời chúc mừng năm mới 2015 tới mọi người trên Trái đất.

                                             Nguồn video: Sputnik.

Mẹo cắt táo thành thiên nga dễ như ăn kẹo

Bạn chỉ cần chuẩn bị thêm 2 con dao thôi thì dù có không khéo tay, bạn vẫn sẽ cắt được táo thành hình thiên nga.

Meo cat tao thanh thien nga de nhu an keo
Chú thiên nga xinh đẹp tạo hình từ trái táo. 
Clip sẽ hướng dẫn bạn tạo hình một con thiên nga từ trái táo với những thao tác cực đơn giản. Bạn xem hướng dẫn trong clip dưới đây để tự mình tạo hình thiên nga cực đẹp nhé.

Tuyệt chiêu làm mặt nạ cho làn da trắng hồng rạng rỡ

(Kiến Thức) - Clip hướng dẫn bạn gái cách làm mặt nạ đơn giản để giúp làn da luôn trắng hồng rạng rỡ.

Tuyet chieu lam mat na cho lan da trang hong rang ro
Các nguyên liệu để làm mặt nạ trắng da.
Để làm mặt nạ trắng da, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như: sữa chua không đường, mật ong, bột nghệ, nước chanh tươi.
Đầu tiên, bạn cho một lượng sữa chua vừa đủ, rồi cho tiếp 1 thìa bột nghệ và nửa thìa mật ong. Bạn thêm vào đó một vài giọt nước cốt chanh sau đó trộn đều hỗn hợp này lên. Bạn sử dụng hỗn hợp này đắp lên mặt trong khoảng 15 phút. Làm đều đặn hàng ngày, bạn sẽ có một làn da trắng hồng rạng rỡ.
Mời quý độc giả xem video hướng dẫn cụ thể:

                                          Nguồn video: YouTube.

Trailer phim bom tấn "Kiếm rồng" của Thành Long

Được chỉ đạo sản xuất bởi Thành Long, "Dragon Blade" là bom tấn có kinh phí khủng nhất của siêu sao hành động từ trước tới giờ.

Trailer phim bom tan
"Kiếm rồng" là bộ phim kinh phí khủng nhất của siêu sao hành động Thành Long từ trước tới giờ. 
Bộ phim bom tấn "Kiếm Rồng" dự kiến sẽ ra mắt vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm 2015. Mới đây, đoàn làm phim đã công bố đoạn trailer, giúp khán giả hiểu nội dung câu chuyện, bối cảnh hùng tráng và các nhân vật trong phim.

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ trạm vũ trụ NASA

(Kiến Thức) - Camera từ trạm vũ trụ NASA đã ghi lại được những hình ảnh hiếm thấy về Mặt Trời với những luồng lửa rực rỡ được phun trào từ bề mặt.

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu km nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất.