Xẻ đồi bán đất trái phép ở Hữu Lũng: Chính quyền phản ứng chậm hay cố tình bao che?

(Kiến Thức) - Theo Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, vụ việc xẻ đồi bán đất trái phép xảy ra ở thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai, xã Đồng Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn) có dấu hiệu bao che từ chính quyền địa phương khi sai phạm kéo dài nhưng không bị xử lý, ngăn chặn.

Như Kiến Thức đã đưa tin, thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn xảy ra tình trạng xẻ đồi, bán đất trái phép với khối lượng lớn và gây ảnh hưởng môi trường. Người dân ở 2 thôn trên nhiều lần phản ánh sự việc lên xã Đồng Tân và Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hữu Lũng nhưng không được giải quyết.
Phó Chủ tịch xã Đồng Tân ông Chu Văn Chức cho biết, sau khi nhận được đơn thư phản ánh của người dân của 2 thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai thì chính quyền xã cũng đã vào cuộc xác minh.
Trong đó, ông Lê Minh Tuân được UBND huyện Hữu Lũng cho phép san lấp, cải tạo mặt bằng với diện tích 2.000 m2 thuộc thửa đất số 40, tờ bản đồ số 53 tại thôn Ngọc Thành để sản xuất kinh doanh (Quyết định số 5654 ngày 17/12/2019 của UBND huyện Hữu Lũng).
Tuy nhiên, ông Tuân đã san ủi vượt mốc giới cho phép 305m2. Chính quyền xã đã yêu cầu việc dừng khai thác và báo cáo lên UBND huyện và tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.
Trong khi đó, ông Cao Văn Hòa – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng cho biết, đã nắm bắt được tình hình khai thác đất xảy ra trên địa bàn huyện.
Ông Hòa cho hay: "Sự việc ở xã Đồng Tân là do một hộ dân tự san ủi mặt bằng đất của mình nhưng đã khai thác vào khu đất khác vượt quá diện tích đất có giấy phép. Việc này là sai phạm. Ngay khi được chính quyền xã báo cáo lên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với lãnh đạo huyện đã xuống kiểm tra và yêu cầu dừng việc khai thác đất".
Xe doi ban dat trai phep o Huu Lung: Chinh quyen phan ung cham hay co tinh bao che?
Hiện trường san ủi đồi khai thác đất trái phép ở xã Đồng Tân (Hữu Lũng)
Trước sự việc có tính chất nghiêm trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Tổ công tác do ông Nguyễn Đình Duyệt - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh này làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra thực tế khu vực khai thác đất trái phép ở 2 thôn Ngọc Thành, Đồng Lai; làm việc với xã Đồng Tân và ngành chức năng huyện Hữu Lũng.
Làm việc với Tổ công tác của Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, ông Cao Văn Hòa – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng TN&MT huyện Hữu Lũng báo cáo sự việc: “Vừa rồi qua phản ánh, chúng tôi tiếp tục đi kiểm tra thì thấy có hiện tượng xe ra. Một số lần cùng Công an huyện vào thì không bắt được quả tang nên không xử lý được. Phòng đã thông tin, phản ánh lại với lãnh đạo UBND xã để tăng cường kiểm tra, lên lịch phân công cho Công an xã kiểm tra, giám sát, ngăn chặn. Nếu không ngăn chặn được thì báo lại cho Tổ liên ngành của huyện. Phòng TN&MT huyện và Công an huyện sẽ trực tiếp cùng phối hợp xử lý”.
Ông Hòa khẳng định ở huyện đã thành lập một Tổ liên ngành (Tổ chuyên tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra, giám sát việc san gạt, cải tạo mặt bằng – PV), trong đó Phòng TN&MT là cơ quan chủ trì, định kỳ hàng tuần, hàng tháng kiểm tra việc san gạt, cải tạo mặt bằng.
Thế nhưng, sự việc được xã Đồng Tân báo cáo về tình trạng khai thác đất của ông Lê Minh Tuân vẫn tái diễn nhiều lần, nhưng phía Tổ liên ngành lại không có biện pháp xử lý, thậm chí không có nổi một cái biên bản được lập về sự việc trên.
Xe doi ban dat trai phep o Huu Lung: Chinh quyen phan ung cham hay co tinh bao che?-Hinh-2
 Tổ công tác Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn kiểm tra hiện trường (ảnh H.N)
Qua kiểm tra khu vực khai thác đất trái phép trên, bước đầu đoàn kiểm tra của Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn nhận định, vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Khối lượng đất được khai thác là rất lớn. Người dân địa phương đã có phản ánh với Trưởng thôn; Trưởng thôn đã báo cáo UBND xã, UBND xã đã báo cáo UBND huyện.
Tuy nhiên, đến nay UBND huyện Hữu Lũng vẫn chưa có biện pháp kiên quyết xử lý triệt để dẫn đến việc khai thác kéo dài suốt từ tháng 1 đến đầu tháng 3/2020, gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách nhà nước. Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn cũng nêu rõ: “Trách nhiệm quản lý về đất đai, khoáng sản thuộc UBND huyện Hữu Lũng và xã Đồng Tân”.
Theo Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do UBND cấp huyện, xã chưa làm tốt công tác quản lý đất đai, khoáng sản; ý thức chấp hành pháp luật của người dân sử dụng đất vẫn còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của huyện, xã thiếu chặt chẽ; công tác quản lý, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm về đất đai, khoáng sản chưa kịp thời, phát hiện vi phạm nhưng không kiên quyết xử lý quyết liệt, còn nể nang tránh né và có dấu hiệu của việc bao che không xử lý, không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Một quả đồi bị san ủi trái phép cùng hàng triệu m3 đất bị đem bán kiếm lời, nhưng từ xã Đồng Tân đến huyện Hữu Lũng lại không có biện pháp xứ lý. Phải chăng chính quyền đã buông lỏng, làm ngơ và cả dấu hiệu bao che để cho việc khai thác gần chục ha rừng trái phép khiến cho dư luận vô cùng bức xúc.
Báo điện tử Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Xem thêm video: Bắt đầu tháo dỡ công trình trái phép ở Tràng An

Nguồn VTC Now

Lạng Sơn: Xẻ đồi bán đất trái phép, chính quyền xã bất lực

(Kiến Thức) - Việc khai thác đất trái phép xảy ra ở thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai, xã Đồng Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã lâu nhưng chính quyền xã vẫn làm ngơ, khiến cho người dân vô cùng bức xúc.

Theo phản ánh của người dân thuộc thôn Ngọc Thành và thôn Đồng Lai xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, tại nơi họ đang sống xảy ra tình trạng khai thác đất trái phép. Hàng ngày, những người dân nơi đây đang phải chịu đựng cảnh ô nhiễm môi trường bởi những chiếc xe tải hạng lớn vào khu vực trên địa bàn chở đất và tiếng máy xúc hoạt động ngày đêm. 

Công ty CP bê tông Thăng Long sai phạm vẫn ngang nhiên hoạt động

(Kiến Thức) -Trạm trộn bê tông Thăng Long của công ty CP bê tông Thăng Long bị cho dừng hoạt động nhưng vẫn ngang nhiên vận hành suốt thời gian qua dù đã có quyết định dừng và di chuyển máy móc.

Trạm trộn bê tông Thăng Long của công ty CP bê tông Thăng Long đóng tại tại thôn 6, xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) nhưng không có giấy phép. Trước sự phản ánh nhiều lần của cơ quan báo chí, trạm trộn bê tông này bị buộc tạm dừng hoạt động và di dời máy móc để trả lại mặt bằng.

Công ty bê tông Thăng Long sai phạm, hoạt động không phép: Xã Tiến Xuân bất lực?

(Kiến Thức) - Ông Đinh Công Long - Chủ tịch xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) thừa nhận Công ty bê tông Thăng Long sai phạm, hoạt động không phép. Chính quyền đã buộc dừng hoạt động, di rời... nhưng thực tế trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động. Phải chăng chính quyền bất lực? 
 

Như trước đó Kiến Thức đã đưa tin, người dân xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc vì trạm trộn bê tông của công ty Thăng Long ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài, bất chấp sai phạm dù đã bị chính quyền buộc dừng hoạt động, di rời đi nơi khác.
Ngày 17/3, trao đổi với PV, ông Đinh Công Long - Chủ tịch xã Tiến Xuân xác nhận trạm trộn bê tông Tân Mai thuộc công ty Thăng Long có nhiều sai phạm và đã bị buộc dừng hoạt động từ đầu năm 2019.
Cụ thể, ngày 18/10/2019, UBND xã Tiến Xuân đã tổ chức buổi làm việc giữa UBND xã với đại diện của Trại Sản xuất nông nghiệp C5 (BTM, BTLPB).
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?
Xe bồn chở bê tông vẫn ra vào bình thường tại trạm trộn bê tông Thăng Long. (PV Kiến Thức ghi nhận ngày 11/3)
Tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hùng, Phó Tham mưu trưởng, Bộ tham mưu đã đưa ra ý kiến đơn vị yêu cầu Công ty Thăng Long phải dừng mọi hoạt động các trạm trộn bê tông trên đất của đơn vị. Ông Hùng cho biết, Công ty Thăng Long đã dừng 2 trạm trộn bê tông, còn 1 trạm đến ngày 31/12/2019 sẽ dừng hoạt động, tháo dỡ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị quán lý.
Tuy nhiên, thực tế mà PV ghi nhận thì trái ngược lại với những gì xã Tiến Xuân cung cấp. Từ đầu năm 2020 đến nay trạm trộn bê tông công ty Thăng Long vẫn hoạt động. Cụ thể ngày 11/3, PV Kiến Thức ghi nhận, phía trước lối vào trạm bê tông có để biển "dừng hoạt động". Tuy nhiên, thực tế phía trong các xe bồn chở bê tông, các trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động. 
Việc đề biển "dừng hoạt động" chỉ là chiêu "vải thưa che mắt thánh" nhằm đối phó với quyết định buộc dừng hoạt động và di rời do sai phạm. 
Thế nhưng, trả lời PV, Chủ tịch xã Tiến Xuân vẫn cho biết xã thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và yêu cầu Công ty bê tông Thăng Long phải tự tháo dỡ đúng quy định.
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?-Hinh-2
Trạm bê tông vẫn hoạt đồng bình thường bất chấp lệnh di dời từ năm 2019.
Ông Long thừa nhận: "Ngày 17/2/2020 UBND xã Tiến Xuân kiểm tra thực tế Công ty bê tông Thăng Long sai phạm vẫn đang hoạt động.
Trước tình hình đó, UBND Tiến Xuân đã có công văn yêu cầu BTM, BTLPB, thực hiện đúng nội dung đã thống nhất với UBND xã Tiến Xuân tại hội nghị ngày 18/10/2019, yêu cầu Công ty Thăng Long ngừng mọi hoạt động sản xuất bê tông, tháo dỡ toàn bộ trạm trộn, di dời tất cả các nguyên vật liệu, khắc phục các hậu quả về môi trường và trả lại hiện trạng như ban đầu của diện tích đất trên trong thời gian 7 ngày (kể từ ngày 20/2/2020 đến hết ngày 26/02/2020)".
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?-Hinh-3
Cách công ty bê tông Thăng Long đối phó với các quyết định của chính quyền địa phương
Thế nhưng, việc xã thông báo cứ thông báo, đến thời điểm PV ghi nhận (11/3) trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động. Việc này trái ngược với thông tin mà xã cho biết: "xã Tiến Xuân vẫn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở". Dư luận đặt câu hỏi: Nếu thường xuyên theo dõi, nhắc nhở thì công ty Thăng Long có ngang nhiên hoạt động như vậy? phải chăng chính quyền xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất bất lực trước sai phạm? hay làm ngơ cho sai phạm diễn ra trong thời gian dài?