![]() |
Hiện trường vụ tai nạn. |
![]() |
Tai nạn gây ách tắc cục bộ trên phố Tôn Đức Thắng. |
![]() |
Hiện trường vụ tai nạn. |
![]() |
Tai nạn gây ách tắc cục bộ trên phố Tôn Đức Thắng. |
Sáng 20/9, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Đỗ Văn Khanh (38 tuổi, tạm trú thôn Tân Linh, xã Nam Dong, huyện Cư Jút), để điều tra vụ việc liên quan tới cháu Trần Thị V. A. (13 tuổi, huyện Cư Jút) mất tích vào đêm 6/9 và phát hiện bị sát hại phi tang xác trên địa bàn xã Nam Dong vào ngày 19/9.
Thi thể cháu A. được đưa về nhà.
Nhận được tin báo, CSĐT công an huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã khoanh vùng và rà soát các đối tượng nghi vấn. Bằng các biênh pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT nhanh chóng xác định đối tượng đã chở cháu A. trong đêm múa lân chính là Đỗ Văn Khanh (38 tuổi, tạm trú cùng thôn với nạn nhân).
Ngay sau đó, ngày 18/9, đối tượng được triệu tập lên công an xã Nam Dong để điều tra nhưng Khanh luôn quanh co chối cãi, cho rằng mình không liên quan đến việc cháu A. mất tích.
Tuy nhiên, qua tấm ảnh mà một người trong đội múa lân chụp được cùng với những chứng cứ khác, đến khoảng 18 giờ ngày 19/9 Khanh đã khai nhận hành vi của mình.
Theo đó Khanh đã chở cháu Ánh vào ruộng ngô cạnh con suối rồi khống chế thực hiện hành vi hiếp dâm. Sợ cháu A. kêu la, Khanh đã dùng đá đập liên tiếp vào đầu đến khi nạn nhân tử vong thì đem ném xác phi tang suối dòng suối (đoạn cầu Sắt giáp ranh giữa xã Tâm Thắng và xã Nam Dong).
Hiện trường nơi phát hiện thi thể cháu A.
Đến khoảng 23h ngày 19/9 thi thể cháu A. được tìm thấy cách hiện trường khoảng 70 mét. Lúc này thi thể nạn nhân sau khi trôi đã bị mắc vào rễ cây giữa dòng suối. Tại hiện trường, hai chân nạn nhân bị buộc chặt bằng sợi dây cột giày, không mặc quần áo, thi thể đang trong tình trạng phân hủy.
Đến sáng ngày 20/9, cơ quan CSĐT công an huyện Cư Jút và đội pháp y đã có mặt để bảo vệ hiện trường, khám nghiệm tử thi. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày công tác khám nghiệm tử thi đã hoàn tất. Thi thể cháu A. sau đó được đưa về gia đình làm lễ mai táng.
Về việc học sinh lớp 5 phải học thuộc bài học số 5 trong sách giáo khoa có nội dung "Phụ nữ có thai cần làm gì", PV đã phỏng vấn PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học).
PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học). |
Theo như ông Trịnh Hòa Bình phân tích, những kiến thức được nêu trong bài hoàn toàn ngược với chủ trương đổi mới giáo dục Việt Nam. Bởi, chủ trương hiện nay của chúng ta là, lược bỏ những kiến thức không cần thiết trong hệ thống giáo dục trong nhà trường để các môn học của các em đi vào thực tế hơn.
Do đó, ông cho rằng, những kiến thức về phụ nữ mang thai không phù hợp với các em học sinh lớp 5. Những kiến thức đó không cần và không nên trang bị cho các em đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Ông nhận định rằng đây là một điển hình cho việc đưa nhầm kiến thức không cần thiết vào chương trình giáo dục hiện nay.
Việc cung cấp kiến thức về giới tính cho trẻ theo ông Trịnh Hòa Bình là cần thiết. Nhưng, cung cấp ở mức độ nào thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi, tâm sinh lý của của trẻ ở giai đoạn đó và việc đó là không có hại.
Bởi, khi chúng ta biết giới hạn kiến thức về giới tính để trang bị cho trẻ thì nó hoàn toàn có lợi. Ví như học sinh lớp 5 tức là đã 10 tuổi, ở nhóm tuổi này nói chung đã biết nhận thức cho nên giáo dục giới tính cho trẻ không chỉ bó buộc trong phạm vi nhà trường mà mỗi người cha người mẹ cũng có trách nhiệm trong việc trang bị kiến thức và giáo dục giới tính cho con trẻ.
Tuy nhiên, ông Trịnh Hòa Bình không quên khuyến cáo tới các bậc phụ huynh là những kiến thức đó phải đảm bảo vừa đủ, đúng với độ tuổi của các em học sinh. Chẳng hạn như kiến thức về giới, về chức năng của giới nam, chức năng của giới nữ... chứ không phải là những kỹ năng, bài giảng về chuyện mang thai và chửa đẻ cũng như phải kiêng khem gì khi mang thai.
Những kiến thức về Phụ nữ mang thai nên làm gì? Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS là hợp lý nhất. Vì, ở lứa tuổi này các em có quyền được biết những kiến thức về quá trình mang thai, quá trình hình thành nên con người và không ngoại trừ việc miêu tả khi mang thai người phụ nữ nên và không nên làm gì. Việc cung cấp kiến thức cho các em ở lứa tuổi này có vai trò quyết định trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ ở tương lai.
Ông Ngọc bị bắt để điều tra hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Ngọc bị bắt vì liên quan đến những sai phạm tại Công ty in - thương mại và dịch vụ Agribank. Ngoài ra, ông Ngọc còn bị xác định có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế trong vụ án tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II).
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam ông Đỗ Tất Ngọc (65 tuổi, trú tại phố Hàng Đồng, Hà Nội), nguyên chủ tịch HĐQT Agribank.
Các quyết định đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn. Ông Ngọc bị bắt khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty in - thương mại và dịch vụ Agribank và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo quốc tế (INED).
4 sai phạm ở công ty con
Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có kết luận thanh tra tại Công ty in - thương mại và dịch vụ Agribank (nay là Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Agribank).
![]() |
Tháng 9/2014, các lãnh đạo Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Agribank lại ra tòa vì tham ô liên quan đến vụ mua bán thiết bị lặn - Ảnh: Hoàng Điệp. |
Vi phạm Luật đất đai trong việc đầu tư vào dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ; việc đầu tư dự án xây dựng khách sạn năm sao tại đường Trần Phú, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có nguy cơ bị mất vốn;
Vi phạm Luật đất đai trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Hà Nội) để xây dựng nhà máy in ngân hàng.
Xác định các sai phạm trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan thanh tra ngân hàng đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ trách nhiệm.
Quá trình xác minh, cơ quan công an đã làm rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu công nghiệp Quang Minh có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nên đã khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
Bỏ hơn 93 tỉ đồng thuê đất sai quy định
Trước đó, vào năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Agribank di chuyển Nhà máy in ngân hàng I ra khỏi nội ô TP Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Ngoạn, khi đó là giám đốc công ty, được giao thực hiện chủ trương này. Sau khi khảo sát, ông Ngoạn đã lựa chọn địa điểm đặt nhà máy tại Khu công nghiệp Quang Minh và làm việc với Công ty INED có trụ sở tại phố Cao Bá Quát, quận Ba Đình, Hà Nội để thỏa thuận chuyển nhượng nhà xưởng và diện tích đất gần 20.400m2 do Công ty INED đứng tên thuê đất.
![]() |
Trụ sở chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ở Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ngay sau đó, ông Ngoạn tiếp tục có các tờ trình đề nghị phê duyệt dự án chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà máy, tờ trình về dự án xây dựng nhà máy in...
Trên cơ sở các tờ trình này, ông Ngọc đã ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng nhà máy in thuộc Công ty in - thương mại và dịch vụ Agribank với tổng mức đầu tư hơn 158 tỉ đồng. Trong đó, số tiền thuê đất trong 49 năm là hơn 93 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng xác định lô đất của Công ty INED đứng tên sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện đất thuê trả tiền hàng năm. Do đó, lô đất này không được chuyển nhượng hay cho thuê lại theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
Theo quy định tại điều 111 Luật đất đai, tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện đất thuê trả tiền hàng năm chỉ được bán, cho thuê, thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
Cơ quan chức năng tình nghi ông Phạm Ngọc Ngoạn biết rõ những quy định này, biết việc định giá chuyển nhượng với số tiền 4,6 triệu đồng/m2 đất là không có căn cứ nhưng vẫn thực hiện việc thuê đất. Việc ông Đỗ Tất Ngọc có quyết định đồng ý với các tờ trình đã tạo điều kiện cho ông Ngoạn thực hiện các hành vi vi phạm.
Ngay sau khi HĐQT phê duyệt dự án, ông Ngoạn đã ký hợp đồng với INED và chỉ đạo chuyển hơn 90 tỉ đồng cho Công ty INED. Mặc dù chưa xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất này nhưng sau đó ông Ngoạn đã ký hợp đồng mua bán chuyển nhượng để hợp thức hóa thủ tục chuyển nhượng tài sản thuê trên đất.
Cho đến nay, Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Agribank vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của lô đất trên và dự án di dời Nhà máy in ngân hàng I vẫn chưa được thực hiện. Khoản tiền đã chuyển cho Công ty INED cho đến nay không có khả năng thu hồi.
Thiếu trách nhiệm liên quan vụ án tại ALC II
Quá trình điều tra vụ án tham nhũng tại ALC II thuộc Agribank, cơ quan cảnh sát điều tra đã xác định số tiền thiệt hại hơn 500 tỉ đồng.
Liên quan đến những sai phạm trong vụ án này, các cơ quan tố tụng xác định còn có trách nhiệm của lãnh đạo Agribank gồm các ông Đỗ Tất Ngọc (khi đó là chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Hữu Lương (khi đó là trưởng ban kiểm soát HĐQT Agribank)...
Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu có trách nhiệm quản lý ở Agribank có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế, không thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của ALC II trong các năm 2007, 2008, sáu tháng đầu năm 2009, không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm tại Công ty ALC II dẫn đến gây thất thoát lớn tài sản nhà nước.
Đáng chú ý, ngày 19/1/2007, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Quyết định này nêu rõ: “Tổng mức cho vay và bảo lãnh tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng”.
Nếu tuân thủ theo quy định này thì ALC II sẽ không được vay tiền từ Agribank do từ cuối năm 2006, công ty này đã vay của Agribank trên 2.200 tỉ đồng.
Thế nhưng tháng 4-2007, HĐQT Agribank vẫn ban hành quyết định do ông Đỗ Tất Ngọc, khi đó là chủ tịch HĐQT Agribank kiêm chủ tịch HĐQT của ALC II, ký phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2007 đối với các công ty cho thuê tài chính trực thuộc, trong đó cho ALC II vay tới 3.770 tỉ đồng.
Ở thời điểm này, ALC II đang nợ Agribank 2.555 tỉ đồng, vượt 1.325 tỉ đồng hạn mức theo quy định tại quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Do vụ án tham nhũng tại ALC II có nhiều nội dung phải tách ra điều tra xử lý tiếp nên cơ quan điều tra chưa kết luận về tất cả các sự việc có liên quan đến những cá nhân này và tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu để kết luận xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhiều lãnh đạo Agribank đã bị bắt Từ năm 2013 đến nay, hàng loạt lãnh đạo của Agribank đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra. Cụ thể đầu năm 2013, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Phạm Thanh Tân, nguyên tổng giám đốc Agribank, để điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tiếp đó, tháng 1/2014, cơ quan điều tra bắt tạm giam ông Kiều Trọng Tuyến, nguyên phó tổng giám đốc Agribank, cũng về tội danh trên. Cơ quan điều tra tình nghi hai ông Phạm Thanh Tân, Kiều Trọng Tuyến đã có những sai phạm trong việc để cho Agribank - chi nhánh Nam Hà Nội cho vay quá hạn mức quy định, gây thiệt hại số tiền khoảng 3.900 tỉ đồng. Tiếp đến, tháng 7/2014, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Ngọc Ngoạn, nguyên thành viên hội đồng thành viên Agribank, về hành vi “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và đến nay đã bắt tạm giam ông Đỗ Tất Ngọc cũng về hành vi trên. Ngoài việc bắt tạm giam các lãnh đạo cấp cao nhất của Agribank để điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và các cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng khởi tố hàng loạt vụ án liên quan đến hệ thống ngân hàng của Agribank để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật. Điển hình như vụ án xảy ra tại Agribank chi nhánh Hồng Hà, cơ quan điều tra đã bắt cả trưởng, phó phòng tín dụng của chi nhánh này; tại Agribank chi nhánh 6, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam cả giám đốc chi nhánh và xác định số tiền thiệt hại lên đến gần 1.000 tỉ đồng; tại Agribank Bình Chánh, nguyên phó giám đốc chi nhánh cũng bị bắt tạm giam; tại Agribank chi nhánh 7, nguyên giám đốc và nhiều lãnh đạo phòng đã bị truy tố do gây thiệt hại khoảng 600 tỉ đồng; tại Agribank Bến Thành, nguyên giám đốc đã cùng thuộc cấp gây ra thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Theo Thanh tra Chính phủ, kết thúc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Agribank, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển 15 vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. |