Học sinh lớp 5 phải biết "Phụ nữ mang thai cần làm gì"?

Theo Trịnh Hòa Bình, việc sách giáo khoa lớp 5 có bài "Phụ nữ mang thai cần làm gì" không phù hợp với những đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới. 

Về việc học sinh lớp 5 phải học thuộc bài học số 5 trong sách giáo khoa có nội dung "Phụ nữ có thai cần làm gì", PV đã phỏng vấn PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học).
PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học).
PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện xã hội học). 
Mở đầu cuộc trao đổi với PGS. TS Trịnh Hòa Bình, PV đặt ra giả thiết: Nếu ông có con đang học lớp 5, khi nghe con mình học thuộc lòng bài học có nội dung Phụ nữ mang thai cần làm gì? ông sẽ phản ứng như thế nào? Ông Trịnh Hòa Bình đã thẳng thắn bày tỏ qua điểm rằng, ông không đồng ý đưa nội dung Phụ nữ có thai vào sách giáo khoa lớp 5.
Theo như ông Trịnh Hòa Bình phân tích, những kiến thức được nêu trong bài hoàn toàn ngược với chủ trương đổi mới giáo dục Việt Nam. Bởi, chủ trương hiện nay của chúng ta là, lược bỏ những kiến thức không cần thiết trong hệ thống giáo dục trong nhà trường để các môn học của các em đi vào thực tế hơn.
Do đó, ông cho rằng, những kiến thức về phụ nữ mang thai không phù hợp với các em học sinh lớp 5. Những kiến thức đó không cần và không nên trang bị cho các em đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Ông nhận định rằng đây là một điển hình cho việc đưa nhầm kiến thức không cần thiết vào chương trình giáo dục hiện nay.
Việc cung cấp kiến thức về giới tính cho trẻ theo ông Trịnh Hòa Bình là cần thiết. Nhưng, cung cấp ở mức độ nào thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ tuổi, tâm sinh lý của của trẻ ở giai đoạn đó và việc đó là không có hại.
Bởi, khi chúng ta biết giới hạn kiến thức về giới tính để trang bị cho trẻ thì nó hoàn toàn có lợi. Ví như học sinh lớp 5 tức là đã 10 tuổi, ở nhóm tuổi này nói chung đã biết nhận thức cho nên giáo dục giới tính cho trẻ không chỉ bó buộc trong phạm vi nhà trường mà mỗi người cha người mẹ cũng có trách nhiệm trong việc trang bị kiến thức và giáo dục giới tính cho con trẻ.
Tuy nhiên, ông Trịnh Hòa Bình không quên khuyến cáo tới các bậc phụ huynh là những kiến thức đó phải đảm bảo vừa đủ, đúng với độ tuổi của các em học sinh. Chẳng hạn như kiến thức về giới, về chức năng của giới nam, chức năng của giới nữ... chứ không phải là những kỹ năng, bài giảng về chuyện mang thai và chửa đẻ cũng như phải kiêng khem gì khi mang thai.
Những kiến thức về Phụ nữ mang thai nên làm gì? Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS là hợp lý nhất. Vì, ở lứa tuổi này các em có quyền được biết những kiến thức về quá trình mang thai, quá trình hình thành nên con người và không ngoại trừ việc miêu tả khi mang thai người phụ nữ nên và không nên làm gì. Việc cung cấp kiến thức cho các em ở lứa tuổi này có vai trò quyết định trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ ở tương lai.

Bảng cửu chương lạ “5 + 10 = 50” trên vở Hồng Hà

(Kiến Thức) - Bảng cửu chương in trên bìa sau vở Hồng Hà với hàng loạt phép tính lạ như “2 + 1 = 2”, “5 + 10 = 50”...

Hiện nhiều bậc phụ huynh đang khá bức xúc, ngán ngẩm khi nhìn thấy bức ảnh bảng cửu chương in sai ở bìa sau của vở Hồng Hà, sản phẩm của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà, một trong số ít những doanh nghiệp về văn phòng phẩm có tên tuổi lâu đời và có nhiều sản phẩm chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, bảng cửu chương in nhầm dấu nhân thành dấu cộng, vì thế mà đã cho ra hàng loạt phép tính, kết quả sai. Chẳng hạn “2 + 1 = 2”, “5 + 10 = 50”, “9 + 10 = 90”...

Máy ảnh phóng xạ mất cắp được ve chai trả giá 200.000 đồng

(Kiến Thức) - Kẻ trộm chiếc máy chụp ảnh phóng xạ ở TP HCM từng gạ bán nó cho ve chai nhưng vì bị trả giá có 200.000 đồng nên không bán.

“Nếu người bán ve chai mua được chiếc máy này tháo rời để lấy đồng nát thì hậu quả sẽ khôn lường”, một cán bộ chuyên môn thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP HCM đã nhận định sau khi biết thông tin kẻ trộm từng đem bán chiếc máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp của Công ty TNHH APAVE Châu Á – Thái Bình Dương, chi nhánh TP HCM.

Chùa Bồ Đề được lập cơ sở bảo trợ xã hội

TP Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hướng dẫn chùa Bồ Đề hoàn thiện hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 7140/UBND-VX về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc quản lý các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.

Trong văn bản này, UBND TP Hà Nội giao sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội ngoài công lập đối với các cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn, đủ điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật.

Một số trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội khác đã được chuyển khỏi chùa Bồ Đề.
 Một số trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội khác đã được chuyển khỏi chùa Bồ Đề. 
Trước mắt, UBND TP chỉ đạo chính quyền địa phương cần khẩn trương hướng dẫn các cơ sở sau đây hoàn thiện hồ sơ để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, đó là: Trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi xa mẹ (Hoàn Kiếm), Chùa Bồ Đề (Long Biên), Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ), Nhà tình thương Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Chùa Bát Phúc (Đan Phượng) và Mái ấm Thánh Tâm (Mỹ Đức).

Đối với các cơ sở có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối tượng bảo trợ xã hội trở lên nhưng không đảm bảo điều kiện để thành lập Trung tâm, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu phải tạm dừng hoạt động để khắc phục, hoàn thiện, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Nếu cơ sở tiếp tục tái phạm thì tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của Chính phủ.

UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ di biến động về nhân khẩu tại các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng xã hội trên địa bàn, đồng thời rà soát, hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ và thủ tục cho - nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, khi xảy ra vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức phân loại để đưa các đối tượng bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề tái hoà nhập cộng đồng và đưa về nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội Thành phố.

Tuy nhiên, Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo, trong trường hợp chùa Bồ Đề tiếp tục có nguyện vọng nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội, các cơ quan chức năng xem xét cụ thể, cho phép nhà chùa nuôi dưỡng bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, với tinh thần các đối tượng phải được chăm sóc tốt.