Xe buýt phong cách Nhật, hiện đại nhất VN ở Bình Dương

Sáng 18/12, Bình Dương khai trương tuyến xe buýt mang phong cách Nhật Bản có tên gọi là “Kaze Shuttle”, trên xe gắn 5 camera quan sát, nội thất tiện nghi.

Ông Nakata Yasuyuki, Tổng giám đốc công ty TNHH Becamex Tokyu (đơn vị đầu tư tuyến xe này), nói: “Kaze trong tiếng Nhật có nghĩa là “Gió”. Với công nghệ Nhật Bản, chúng tôi hy vọng hệ thống xe buýt này sẽ như một làn gió nhẹ nhàng có thể đi đến bất kỳ nơi nào và trở thành phương tiện giao thông công cộng được người dân Việt Nam yêu thích”.
Phía trong xe buýt có tên “Kaze Shuttle”.
 Phía trong xe buýt có tên “Kaze Shuttle”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nội thất xe buýt khá tiện nghi, sạch sẽ. Xe gắn 5 camera để giám sát tài xế, khách và cảnh quan giao thông xung quanh xe. Một tài xế lái xe buýt “Kaze Shutte” nói: “Tài xế xe buýt lái ẩu, va quẹt người đi đường sẽ bị camera ghi lại. Có camera kẻ gian cũng ít dám móc túi hay sàm sỡ chị em trên xe”. Đặc biệt, xe không có tiếp viên, khách đi lâu dài có thể dùng thẻ từ để quẹt thay vì mua vé.
Lộ trình xe buýt này dài 22,1 km, đi từ tòa nhà Becamex (quốc lộ 13, TP Thủ Dầu Một) đến Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương (TP mới Bình Dương). Giá vé cho học sinh – sinh viên là 5.000 đồng/người. Khách khác là 10.000 đồng/người.
Thành phố Thủ Dầu Một của Bình Dương vừa được công nhận là đô thị loại II.
 Thành phố Thủ Dầu Một của Bình Dương vừa được công nhận là đô thị loại II.
Cũng trong sáng 18/12, Bình Dương đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II, ​đồng thời khánh thành tuyến đường vào trung tâm hành chính tập trung của tỉnh. Với chiều dài khoảng 6,6 km (8 làn xe), tuyến đường này nối quốc lộ 13 với dự án TP mới Bình Dương. Với vốn đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, con đường này được kỳ vọng sẽ giúp dự án TP mới Bình Dương phát triển mạnh.

Sập hầm thủy điện: Nguy cấp, TP HCM đưa quân ứng cứu Lâm Đồng

(Kiến Thức) - Giám đốc cảnh sát PCCC TP HCM thông tin: “4 xe chuyên dụng cùng gần 50 chiến sĩ vừa lên đường đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện tại Lâm Đồng.

20h: Tin vui từ hiện trường vụ sập hầm thủy điện

Đến gần 20h ngày 17/12, lực lượng cứu hộ đã khoan được 2 lỗ từ phía sau đường hầm và thông tin cho biết đã tiếp cận gần nhất đến các nạn nhân. Đồng thời việc thông thêm 2 lỗ này đã tiếp thêm không khí cho những người mắc kẹt bên trong.

Một số người thân của các nạn nhân từ các tỉnh phía Bắc cũng đã đến hiện trường và được liên lạc vào trong hầm nơi các nạn nhân mắc kẹt để động viên tinh thần.

18h30: Một doanh nghiệp tại Hà Nội xin được tham gia cứu hộ. Thông tin từ ông Nguyễn Văn Yên - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh đã đồng ý để doanh nghiệp này tham gia vì họ có thiết bị chuyên dụng, có thể khoan ống đường kính 30cm thẳng từ trên đỉnh đồi xuống đường hầm, nếu chiều cao 70m thì chỉ khoan trong hai giờ nếu không gặp đá tảng.

Hiện, việc cấp bách nhất là hút nước ra ngoài.

Đoàn xe cứu hộ của TP HCM lên đường ứng cứu Lâm Đồng.
 Đoàn xe cứu hộ của TP HCM lên đường ứng cứu Lâm Đồng.

17h: Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc cảnh sát PCCC TP HCM vừa thông tin: “4 xe chuyên dùng (có 2 xe cứu hộ- cứu nạn chuyên nghiệp) cùng gần 50 cán bộ, chiến sĩ và nhiều thiết bị, máy móc hiện đại vừa lên đường đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện tại Lâm Đồng để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn"

16h40: Ban chỉ huy cứu hộ tại hiện trường cho biết, mực nước trong hầm đã dâng lên 1,2m và lực lượng cứu hộ đang khẩn trương, nỗ lực hơn bao giờ hết để cứu các nạn nhân.

Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM vừa thông tin với PV Kiến Thức: “Sở vừa điều động 4 xe chuyên dùng, trong đó có 2 xe cứu hộ - cứu nạn chuyên nghiệp, cùng gần 50 cán bộ, chiến sĩ và nhiều thiết bị, máy móc hiện đại đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện tại Lâm Đồng để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

Dự kiến chỉ vài giờ nữa, lực lượng này sẽ có mặt tại Thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo để cùng tham gia giải cứu các nạn nhân.

16h: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến hiện trường chỉ đạo, động viên lực lượng y tế trong việc ứng trực, triển khai công tác chuẩn bị cứu, chăm sóc nạn nhân.

Bộ trưởng Bộ Y tế tại hiện trường vụ tai nạn lao động.
 Bộ trưởng Bộ Y tế tại hiện trường vụ tai nạn lao động.

Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo, điều động một số chuyên gia về hồi sức, cấp cứu nhanh chóng từ TP HCM đến Lâm Đồng để sẵn sàng cho công tác chăm sóc sức khỏe các nạn nhân khi họ được đưa ra khỏi hầm.

Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo ưu tiên thực hiện những việc sau: Bơm thêm khí ô-xy vào khu vực sập hầm; Luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các nạn nhân, đặc biệt cung cấp sữa, nước đường để nạn nhân tránh bị tụt đường huyết; Luôn sẵn sàng túc trực xe cứu thương cùng trang thiết bị y tế phục vụ công tác hồi sức, cấp cứu ngay khi các nạn nhân được đưa ra ngoài. Trước đó, thêm 1 xe cứu hộ với lực lượng y bác sĩ, trang thiết bị y tế đã được điều động vào trong hầm.

14h45:
Nước ngập ngang bụng, lỗ thông khí bị bít…

Thông tin mới nhất PV Kiến Thức cập nhật tại hiện trường, lúc 14h45 ngày 17/12: Hiện tình huống tại hiện trường rất căng thẳng. Tin từ các nạn nhân bên trong hầm cho hay, nước dâng ngập ngang bụng nên đã khiến 12 nạn nhân vô cùng lo lắng; trong khí đó lỗ thông khí được khoan thành công hôm qua đã bị đất bít kín.

Hiện chỉ huy các lực lượng cứu hộ đang khẩn trương tìm mọi cách để đưa nước ra ngoài, tiếp thêm oxy cũng như trấn an tinh thần các nạn nhân.

Hai vị Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng và các bộ, ngành liên quan đã thống nhất 3 phương án nhằm sớm tiếp cận, giải cứu các nạn nhân.

Các phương án gồm: Đào từ chiều cửa hầm chính vào; đào ngay từ mép cánh gà đường hầm và khoan cọc nhồi từ đỉnh đường hầm xuống. Tất cả đang được lực lượng cứu hộ khẩn trương thực hiện không ngơi nghỉ giây, phút nào.

13h45: Top 10 công nhân mỏ Quảng Ninh mang theo nhiều dụng cụ chuyên dụng đã tiến vào hầm tiến hành cứu hộ.
13h: 
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa đến hiện trường.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại hiện trường (người ngoài cùng bên phải).
 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại hiện trường (người ngoài cùng bên phải).
Hai vị bộ trưởng đã nghe các đơn vị báo cáo nhanh vụ sập hầm. Đồng thời chỉ đạo toàn bộ lực lượng khẩn trương tìm mọi cách đưa bằng được tất cả các nạn nhân ra ngoài.
11h: Nước trong hầm không ngừng dâng, lo cho các nạn nhân bị ngạt
Hiện tình trạng nước bên trong hầm không ngừng dâng (đã ngập cao khoảng 60cm); đồng thời ống hơi bị tắc và ẩm nên 12 nạn nhân bị mắc kẹt có thể bị ngạt nước, Ban chỉ huy lực lượng cứu hộ đã tìm mọi biện pháp để cứu nguy.
Đến 11h, phương án đã được thống nhất là vừa đào hầm để đưa các nạn nhân ra ngoài, vừa khoan thoát nước để cứu các nạn nhân.
Bí thư Nguyễn Xuân Tiến đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ đưa máy khoan chuyên dùng để khoan từ phía cổng xả đường hầm để tìm lối thoát nước; trong khi đó các lực lượng khác tiếp tục đào bới đất để vào hầm đưa các nạn nhân ra ngoài.
Các phương án chống ngạt nhanh chóng được triển khai.
 Các phương án chống ngạt nhanh chóng được triển khai.
Sáng nay, ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng đã có mặt chỉ đạo trực tiếp công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân vụ sập hầm thủy điện.

Bí thư tỉnh Lâm Đồng động viên tinh thần nỗ lực của lực lượng cứu hộ trong suốt 24 tiếng đồng hồ qua, đồng thời yêu cầu bằng mọi giá trong hôm nay phải cứu được 12 công nhân ra khỏi đống đổ nát trong thời gian sớm nhất có thể, bảo đảm hạn chế tối đa những rủi ro, sai sót có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng tại hiện trường.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng tại hiện trường.

10h15: Ông Nguyễn Xuân Tiến, bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp khẩn tại lán trại quân đội và thông tin Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gọi điện chỉ đạo bằng mọi giá phải cứu được những nạn nhân đang bị mắc kẹt trong hầm.

Ông Tiến cũng cho biết, sau hơn 24h bị mắc kẹt do sự cố sập hầm, tính đến thời điểm 10h50 hôm nay 17/12, sức khỏe của 12 nạn nhân vẫn đang ổn định, đã tiếp nhận được thức ăn từ bên ngoài đưa vào.

Hiện, có khoảng 100 người túc trực, thay phiên đào đất, đá trong đường hầm để tiếp cận các nạn nhân.

Dự kiến trưa nay, Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ Xây dựng sẽ có mặt tại hiện trường.

Hiện trường PV Kiến Thức ghi nhận lúc 10h50.
 Hiện trường PV Kiến Thức ghi nhận lúc 10h50.
Lúc 9h15, đại diện Bộ công thương cho biết: Đã điều động lực lượng đào mỏ than tỉnh Quảng Ninh đến hiện trường. Dự kiến chuyến bay đưa lực lượng này đến hiện trường để cùng tham gia cứu hộ vào sáng nay.
Hiện thời tiết ở khu vực hầm bị sự cố dù không mưa nhưng có gió nhiều, không khí rất lạnh; nhiệt độ khoảng 12 độ C.
8h30, đại tá Phạm Văn Hùng, phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết: “30 chiến sĩ công binh Quân khu 7 đã vào đến hiện trường và đang tiến hành đào kè vị trí sạt lở theo hình chữ A để tiến hành vào sâu trong đường hầm tìm cách tiếp cận các nạn nhân….

Đại tá Trần Đình Thư, phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã tăng cường thêm lực lượng đến hiện trường để phối hợp với lực lượng công binh Quân khu 7 tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Theo thông tin từ đại tá Thư thì hiện nước trong hầm đang dâng và đang tìm phương án hút nước ra ngoài. Điều may mắn là qua thông tin liên lạc với các nạn nhân, xác định sức khỏe tất cả đang ổn định.

Vụ tai nạn sập hầm thủy điện Đạ Dâng, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng xảy ra sáng 16/12 làm 11 công nhân bị mắc kẹt, hiện công tác giải cứu đã bước sang ngày thứ 2. Suốt gần 24h qua, nhiều lực lượng từ địa phương đến Trung ương, công an, quận đội… đã có mặt tìm mọi cách khoan hầm, tiếp tế đồ ăn, thức uống…, nỗ lực cứu sống các nạn nhân.
8h sáng nay (17/12), Thượng tá Phạm Phú Ty, phó trưởng công an huyện Lạc Dương cho biết: "Phương án khoan lỗ qua vị trí đất sạt lở trong đường hầm để đẩy ống có đường kính 60cm vào bên trong cho các nạn nhân thoát ra ngoài đã không thể thực hiện được và phải tìm các phương án khác". 
Trong suốt đêm qua, các lực lượng đã thay phiên nhau thức đêm để khoan nhưng do gặp đá mồ côi nên không thể khoan sâu thêm được nữa. Do đó kế hoạch trong ngày hôm nay, công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng công binh tăng cường của Quân khu 7 và lực lượng cứu hộ tỉnh Lâm Đồng. Phương án trước mắt là đào hàm ếch vào vị trí bị sạt lở, đào tới đâu sẽ đẩy các khung đỡ (được làm bằng những cây gỗ thông) từ ngoài đưa vào.
Theo phương án này, dù tiến hành có chậm nhưng sẽ rất khả thi so với các phương án trước đó.
Các lực lượng cứu hộ đang vận chuyển gỗ thông để làm khung đẩy vào hầm.
Các lực lượng cứu hộ đang vận chuyển gỗ thông để làm khung đẩy vào hầm.
 
 

Lực lượng công binh Quân khu 7 đã có mặt tại hiện trường...
Lực lượng công binh Quân khu 7 đã có mặt tại hiện trường...
Tất cả hết sức khẩn trương để thực hiện việc đào hầm tiếp cận vào bên trong tìm mọi cách cứu các nạn nhân.
Tất cả hết sức khẩn trương để thực hiện việc đào hầm tiếp cận vào bên trong tìm mọi cách cứu các nạn nhân.

Xe của Bộ Quốc phòng lao xuống vực, 5 người tử vong

Xe của đơn vị E83 (thuộc Bộ Quốc phòng) chở công nhân làm công trình về lán trại thì bất ngờ mất lái, lao xuống vực làm 5 người tử vong.

Khoảng 17h ngày 16/12, xe ôtô của đơn vị E83 (thuộc Bộ Quốc phòng) BKS QH-5967 chở công nhân đang làm công trình tuyến đường tuần tra biên giới trở về lán trại thì bất ngờ gặp nạn.
Trong lúc lưu thông trên tuyến đường tuần tra biên giới ra QL40B, khi đến khu vực thôn Năm Sáu B (thuộc xã Đắk Pre, huyện Nam Giang, Quảng Nam) cách lán trại khoảng 500 mét thì xe mất lái, lao xuống vực sâu.

Rừng Sóc Sơn cháy kinh hoàng, huy động 1.700 người dập lửa

(Kiến Thức) - Rừng phòng hộ Sóc Sơn cháy lớn, quân đội đã huy động 400 người cùng hàng chục lính cứu hỏa, 5 xe nước tiếp cận, khoanh vùng để dập lửa.

Đám cháy bùng phát vào khoảng 9h30 sáng nay (17/12) tại khu rừng rộng hàng chục hecta ở xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội), sau đó lan rộng. Bộ đội, lính cứu hỏa và người dân địa phương đang căng mình khống chế đám cháy.
Hiện trường vụ cháy.
Hiện trường vụ cháy.  
Trao đổi với báo chí, ông Tạ Văn Chiêm - Giám đốc Ban Quản lý rừng huyện Sóc Sơn, cho biết, diện tích rừng bị cháy lên tới 4ha. Hiện vẫn chưa thể thống kê được thiệt hại do vụ cháy đưa lại. 
Lực lượng dân quân và công nhân lâm trường đã dùng mọi biện pháp để khống chế đám cháy nhưng bất thành nên phải nhờ đến lực lượng cảnh sát PCCC.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút cũng đang ở hiện trường và trực tiếp chỉ đạo cứu rừng Sóc Sơn.

Bà Đỗ Thu Nga - Chánh Văn phòng UBND huyện Sóc Sơn cho hay, ngay khi phát hiện vụ cháy, Ban chỉ huy cháy rừng huyện và lực lượng xung kích, phòng cháy chữa cháy được gấp rút huy động.

Do thời tiết hanh khô, cấp cháy rừng đang ở mức 4 nên đám cháy lan rất nhanh. Lực lượng huy động khoảng 1.700 người và 30 xe chữa cháy tham gia cứu hộ. Hiện nguyên nhân chưa xác định, không có thương vong về người.