Xe biển xanh vô tư chạy vào đường cấm để…mua sắm

(Kiến Thức) - Nhiều người đi đường tưởng chiếc xe biển xanh đi công vụ quan trọng nên chạy vào đường cấm nhưng bất ngờ tài xế dừng lại trước shop thời trang.

Khoảng 15h ngày 10/4, dòng người lưu thông trên đường Phan Đình Phùng (hướng từ ngã tư Phú Nhuận vào trung tâm thành phố) khá bất ngờ khi nhìn thấy ô tô loại 12 chỗ mang biển xanh, trên cửa xe ghi dòng chữ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP HCM. Sở dĩ bất ngờ vì trên hướng đường này đặt rất nhiều biển cấm ô tô (chỉ xe buýt được phép lưu thông).
Suốt tuyến đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận, hướng từ ngã tư Phú Nhuận đến cầu Kiệu) dù có nhiều biển cấm ô tô lưu thông nhưng tài xế xe biển xanh (loại 12 chỗ) vẫn bất chấp...
 Suốt tuyến đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận, hướng từ ngã tư Phú Nhuận đến cầu Kiệu) dù có nhiều biển cấm ô tô lưu thông nhưng tài xế xe biển xanh (loại 12 chỗ) vẫn bất chấp...
“Nhìn thấy tài xế chiếc xe biển xanh chạy vào đường cấm, chúng tôi ngỡ xe đang đi làm nhiệm vụ quan trọng, khẩn cấp lắm nên mới bất chấp pháp luật. Tuy nhiên khi chiếc xe dừng lại thì sự thật phơi bày khiến ai cũng bức xúc”, một bác chạy xe ôm gần công viên Lê Văn Tám, quận 1 nói.
Bên cửa xe biển xanh này có dòng chữ Sở LĐ-TB và XH TP HCM...
Bên cửa xe biển xanh này có dòng chữ Sở LĐ-TB và XH TP HCM... 
Theo sự quan sát của PV Kiến Thức, khi chạy hết đường Phan Đình Phùng (hướng đường cấm ô tô), chiếc xe biển xanh này qua cầu Kiệu vào đường Hai Bà Trưng (phường Đakao, quận 1) rồi bật đèn xi nhan dừng lại trước một shop thời trang nữ (đối diện bệnh viện quận 1). Ngay sau đó, từ trên xe, 2 người phụ nữ bước xuống và đi thẳng vào shop.
Qua khỏi cầu Kiệu, chiếc xe tấp vào một cửa hàng thời trang trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 và từ trên xe có hai người phụ nữ bước xuống...
 Qua khỏi cầu Kiệu, chiếc xe tấp vào một cửa hàng thời trang trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 và từ trên xe có hai người phụ nữ bước xuống...

Cả 2 phụ nữ đi vào shop thời trang "làm nhiệm vụ" mua sắm áo, quần.
 Cả 2 phụ nữ đi vào shop thời trang "làm nhiệm vụ" mua sắm áo, quần.
Ghi nhận của PV cho thấy, 2 người phụ nữ này vào trong và “làm nhiệm vụ xem, lựa quần áo trong khi tài xế bên ngoài vẫn để xe nổ máy, đóng kín cửa ngồi chờ trên lòng đường có biển cấm dừng, đỗ.
Trong khi lái xe đậu bên ngoài đóng kín cửa ngồi chờ gần nửa giờ dưới lòng đường có biển cấm dừng, đỗ.
 Trong khi lái xe đậu bên ngoài đóng kín cửa ngồi chờ gần nửa giờ dưới lòng đường có biển cấm dừng, đỗ.
Gần nửa giờ sau, 2 người phụ nữ mới bước ra lên xe rồi chạy về hướng đường Võ Thị Sáu mất hút…

Xe biển xanh gây tai nạn như phim hành động trên cầu Chương Dương

Khoảng 21h39 ngày 23/11, một vụ tai nạn như phim “hành động” đã xảy ra trên cầu Chương Dương khiến người dân chứng kiến bị một phen hoảng hốt.


Qua hệ thống camera của VOV Giao thông Quốc gia ghi lại được, vào khoảng 21h39 ngày 23/11/2014 (tức Chủ Nhật vừa qua), một vụ tai nạn đã xảy ra làm náo loạn cả điểm nút giao thông theo hướng Hà Nội về Long Biên, rất may không có thiệt hại về người.

Đắng lòng cổng làng hoành tráng 300 triệu của thôn nghèo!

(Kiến Thức) - Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng 300 triệu đồng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo...

Người dân ở thôn 2 (xã Trà Thủy, huyện miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi) vừa được chính quyền huyện ưu ái tặng cho một món quà thật giá trị: Cái cổng chào được xây dựng với chi phí gần 300 triệu đồng từ ngân sách địa phương.

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!
 Cổng làng hoành tráng 300 triệu.

Một cái cổng thật “hoành tráng” so với cấp độ của một thôn chỉ có 107 hộ dân. Nhưng sự hoành tráng của nó có lẽ ở chi phí mà người ta đã xây dựng hơn là cái hình ảnh thực của nó. Bỏ ra một đống tiền để có một cái cổng chào phơi nắng phơi mưa quanh năm suốt tháng và chỉ để ghi mỗi cái danh “Thôn văn hóa” thì quả thực là một sự lãng phí ghê gớm!

Nhưng sự lãng phí ấy có thể thông cảm được bởi văn hóa cổng chào vốn là nét đặc trưng của xứ ta từ xưa đến nay, cho nên không làng xã nào mà lại không có một cái cổng chào. Cổng chào còn hiện diện sừng sững ở các cửa ngõ ra vào các huyện, tỉnh, thành phố khắp cả nước. Hầu hết những cái cổng chào đồ sộ ấy chỉ có chức năng chuyển tải mỗi cái thông điệp: Huyện/tỉnh/thành X kính chào quí khách và “See you again!”.

Thế nhưng, điều khiến dư luận không thể thông cảm nổi khi biết hiện tình của người dân thôn 2 xã Trà Thủy ra sao. Thôn có 107 hộ với 365 khẩu, thì số hộ nghèo chiếm đến hơn một nửa: 57 hộ với 200 khẩu. Mức thu nhập trung bình của cả thôn chưa đến 500.000 đồng/tháng/người. Quả là những con số gây sốc! Và thật phản cảm khi trên cái cổng chào hoành tráng kia người ta kẻ dòng chữ to đùng: “Thôn văn hóa – thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng”. Chao ôi, thôn văn hóa mà có hơn một nửa là số hộ nghèo với nhà cửa dột nát!? Chẳng hiểu các vị lãnh đạo huyện Trà Bồng căn cứ vào tiêu chí nào mà “ban tặng” thôn nghèo cái danh hiệu cao quí ấy?

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!-Hinh-2
 Nhà của một hộ dân ở thôn 2 Trà Thủy.

Trong hoàn cảnh hiện tại của mình, cái mà người dân thôn 2 Trà Thủy cần là cơm ăn, áo mặc là nhà cửa không bị dột nát, con cái không bị thất học vì nghèo đói chứ không phải là cái cổng chào xa xỉ đứng trơ trọi, lạc lõng ở ngoài đầu thôn kia. Nếu chính quyền thực sự quan tâm tới bà con thì hãy bằng những việc làm thiết thực giúp họ từng bước thoát nghèo. Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo như một vị quan chức ở thủ đô từng “lí luận”.

Bởi thế, dư luận không thể đồng tình với lời giải thích mà ông Nguyễn Thanh Tùng, trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trà Bồng, đại diện chủ đầu tư đưa ra: “Việc huyện đầu tư để xây cổng chào to như vậy cho thôn 2 là bởi đây là nơi mà người dân có công lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào người Kor ở địa phương. Vì vậy huyện muốn làm điều gì đó cho người dân nơi đây”. 

Thì ra, món quà đặc biệt này không phải từ trên trời rơi xuống mà là phần thưởng cho đồng bào đã có công sức bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nhưng than ôi, liệu cái cổng chào mà huyện tặng, có làm được điều gì đó cho đồng bào như ông trưởng phòng VHTT nói trong công cuộc bảo tồn văn hóa dân tộc khi mà cuộc sống của hơn một nửa hộ dân trong thôn còn nghèo khó? Hay món quà ấy suy cho cùng chỉ là sự giải ngân cho một “dự án” đã được tính toán sẵn?