Xây nhà hát 1500 tỷ và lý giải của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM

(Kiến Thức) - Đoàn ĐBQH TP HCM khẳng định, chủ trương xây dựng nhà hát Giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch 1500 tỷ không ảnh hưởng đến lợi ích của người dân khiếu nại ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Không ảnh hưởng đến lợi ích người dân Thủ Thiêm khi xây nhà hát
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa có báo cáo một số thông tin về dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở TP HCM, gửi tới kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo khẳng định, chủ trương xây nhà hát 1500 tỷ không ảnh hướng đến lợi ích của người dân khiếu nại ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo báo cáo, quyết định số 2631/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025, xác định đự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TP.HCM là dự án ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố giai đoạn 2011-2015.
Nguồn vốn xây dựng nhà hát khoảng 1.500 tỷ đồng, được TP dành riêng từ 2014, không sử dụng cho mục đích khác.
Xay nha hat 1500 ty va ly giai cua Doan Dai bieu Quoc hoi TP HCM
 Vị trí xây nhà hát tại Thủ Thiêm.
“Như vậy, lẽ ra nhà hát phải được khởi công xây dựng từ trước 2015”, Đoàn ĐBQH TP HCM khẳng định.
Báo cáo nêu rõ, sau khi đã có kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra một số nội dung liên quan khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngày 4/9, TP HCM khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp để thực hiện.
Tháng 5-10/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức 6 phiên họp đề giải quyết các vấn đề liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các chi phí cần thiết để đền bù thiệt hại cho các hộ dân liên quan, thực hiện tái định cư với điều kiện sống tốt hơn, sẽ được lấy từ ngân sách dự trữ của thành phố năm 2018 và ngân sách năm 2019 của thành phố sau khi được HĐND thông qua.
Hiện trạng các nhà hát hiện nay của TP HCM
Thông tin từ Đoàn ĐBQH TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện đang có 3 nhà hát.
Trong đó, nhà hát thành phố được xây dựng từ năm 1898, hoàn thành năm 1990, cách đây gần 120 năm. Nhà hát đáp ứng các yêu cầu nghệ thuật cho các loại hình nhạc kịch, giao hưởng, vũ kịch. Dân số Sài Gòn khi đó chừng khoảng 100.000 -150000 người. Hiện, dân số TP.HCM khoảng 10 triệu người (trong đó, có 5 triệu lao động với gần 30% có trình độ cao đẳng, đại học, hơn 100.000 người nước ngoài đang sống ở TP) và dân số vùng Nam Bộ là 33 triệu người.
Nhà hát thành phố hiện được sử dụng cho các mục đích văn nghệ các loại hình, các sự kiện chính trị. Mức độ sử dụng cao, tính riêng trong năm 2017 có đến 406 buổi biểu diễn, mít tinh, sự kiện văn hóa.
Nhà hát Hòa Bình, xây dựng năm 1985, khoảng 2.200 chỗ ngồi, đã xuống cấp, không phù hợp về thiết kế âm nhạc, âm học cho nhạc giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch.
Trong khi đó, nhà hát Trần Hữu Trang dành riêng cho loại hình cải lương.
Xay nha hat 1500 ty va ly giai cua Doan Dai bieu Quoc hoi TP HCM-Hinh-2
 Nhà hát TP hiện nay.
Đoàn (Nhà hát) giao hưởng nhạc, vũ kịch TP.HCM được thành lập từ năm 1993, 25 năm qua không có nhà hát riêng, phải thuê địa điểm để làm văn phòng và nơi luyện tập giao hưởng, múa ba lê, kinh phí thuê cơ sở hiện nay khoảng 900 triệu đồng/năm.
Xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch cho ai?
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng thông tin, vị trí dự án nhà hát được dự kiến thay đổi 3 lần nhằm tìm ra vị trí phù hợp nhất, như: 23 Lê Duẩn (2008), Công viên 23/9 (2013) và vị trí quy hoạch Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (2016).
Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quy hoạch được UBND TP.HCM phê duyệt ngày 19/6/2012 có 4 công trình văn hóa, kinh tế lớn: Trung tâm triển lãm quốc tế; nhà hát; công viên bờ sông; quảng trường trung tâm (dự kiến xin chủ trương đặt tên là Quảng trường Hồ Chí Minh).
"Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch TP.HCM tại Thủ Thiêm, với 1.700 chỗ ngồi, có thể tổ chức các buổi điễn ngoài trời, kết nối thuận tiện với quận 1, quận 4, sẽ phục vụ nhu cầu văn hóa và chính trị của hơn 10 triệu người thành phố và 33 triệu người dân phía nam và bạn bè quốc tế đến giao lưu, tham quan và du lịch tại TP.HCM", Đoàn ĐBTP HCM cho biết.
Ngân sách đầu tự xây bệnh viện và trường học (2016-2020) hơn 34000 tỷ:
Trước câu hỏi sao không đầu tư cho y tế, giáo dục mà xây dựng nhà hát, báo cáo cho hay nhằm đáp ứng nhu cầu y tế, giáo dục của người dân Thành phố ngày một tăng, đầu tư của thành phố để xây dựng bệnh viện và trường học hàng năm rất lớn.
“Từ năm 1975 đến nay, thành phố chưa xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch nhưng xây hàng chục bệnh viện và hàng trăm trường học. TP.HCM so sánh chi phí xây dựng nhà hát với chi ngân sách TP trong 35 năm đổi mới thì chi phí xây nhà hát (một công trình sẽ tồn tại hàng trăm năm) sẽ chiếm một tỷ lệ khoảng 0,3%.
Cụ thể, trong 5 năm 2016-2020, ngân sách đầu tư để xây bệnh viện và trường học là 34.600 tỷ đồng (chi phí xây dựng nhà hát chỉ tương đương 4,2% mức đầu tư này); so với tổng mức đầu tư xây dựng trường học và bệnh viện giai đoạn 2006-2020 là 57.860 tỷ đồng thì chỉ phí xây dựng nhà hát bằng 2,6%; so với tổng chí ngân sách TP cùng giai đoạn là 355.268 tỷ đồng bằng 0,42%”, báo cáo của Đoàn ĐBQH TP HCM cho biết.

Nhắn tin với người yêu cũ, thiếu nữ bị bạn trai sát hại

(Kiến Thức) - Thấy bạn gái nhắn tin với người yêu cũ khi đang đi du lịch cùng mình, Toàn nổi cơn ghen ra tay sát hại nạn nhân. Gây án xong thanh niên này bỏ trốn ra Hải Phòng thì bị cơ quan điều tra phát hiện.

Ngày 26/10, Công an TP Đà Nẵng  cho biết đã di lý Nguyễn Văn Toàn (25 tuổi, trú thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai) từ Công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) về Đà Nẵng để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi "Giết người".
Toàn là nghi phạm trong vụ việc "thiếu nữ bị bạn trai sát hại" trong nhà nghỉ tại Đà Nẵng.
Nhan tin voi nguoi yeu cu, thieu nu bi ban trai sat hai
Nguyễn Văn Toàn.  
Trước đó, ngày 19/10, tại một khách sạn trên đường Đỗ Bí ( phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chị N.H.T (23 tuổi, trú huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) được phát hiện đã tử vong, trên cổ có vết thương nghi bị sát hại.

TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ: Dân Thủ Thiêm phản đối gay gắt

(Kiến Thức) - "Bây giờ, chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân Thủ Thiêm về việc có đồng thuận xây dựng Nhà hát 1.500 tỷ không? Tôi đảm bảo sẽ không một ai đồng thuận", ông Lê Liên Dân (người dân Thủ Thiêm) gay gắt.

Liên quan đến việc Hội đồng Nhân dân TP HCM thông qua dự án đầu tư xây Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng ngân sách thành phố.

Người dân Thủ Thiêm, nhất là những hộ dân còn đang "mắc kẹt" gần 20 năm do sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm tỏ ra rất bất bình và phản đối gay gắt dự án xây nhà hát 1.500 tỷ. 

Đầu tư công trình dân sinh bức thiết hay xây nhà hát bức thiết?

Ông Lê Liên Dân - người dân Thủ Thiêm thở dài ngao ngán khi PV Kiến Thức hỏi về việc TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ. Ông là một trong nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm từng theo kiện gần 20 năm vì sai phạm trong quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm.
Trả lời về việc HĐND TP HCM thông qua việc xây dựng nhà hát nghìn tỷ với lý do vì cần cho người dân. Ông Dân nói: "Bây giờ, chính quyền TP tổ chức hỏi ý kiến người dân Thủ Thiêm về việc họ có đồng thuận xây dựng Nhà hát nghìn tỷ đồng không? Tôi đảm bảo chắc chắn không một ai đồng thuận."
TP HCM xay nha hat 1.500 ty: Dan Thu Thiem phan doi gay gat

Ông Lê Liên Dân (trái) và bà Lê Thị The (phải) cùng là người dân Thủ Thiêm, họ phản đối gay gắt dự án xây nhà hát 1.500 tỷ của TP HCM.

Nhiều người dân Thủ Thiêm khi được hỏi cũng bày tỏ, thay vì TP xây nhà hát 1.500 tỷ thì nên dùng số tiền đó chăm lo cho những hộ dân phải sống lay lắt gần 20 năm qua ở Thủ Thiêm vì lỗi của TP. Hoặc, dùng tiền đó đầu tư vào giao thông, vào chống ngập lụt và công trình dân sinh...
“Chính quyền thành phố nên quan tâm đến đời sống người dân hiện tại trước, vì họ là những người đóng thuế, tạo ra nguồn thu ngân sách, sau đó hãy tính đến các khu vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật”, ông Dân nói.