Xây dựng Thế Sơn lỗ 2 năm liên tiếp, vốn chủ bị ăn mòn

(Vietnamdaily) - Việc thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân ăn mòn vốn chủ sở hữu Xây dựng Thế Sơn về còn 302,7 tỷ đồng tính đến cuối năm 2023, trong khi năm 2022 vốn chủ sở hữu của công ty xấp xỉ 311 tỷ đồng.
 

CTCP Đầu tư xây dựng Thế Sơn vừa công bố tình hình tài chính định kỳ năm 2023 với số lỗ 6 tỷ đồng, năm trước đó doanh nghiệp cũng lỗ 4 tỷ đồng.
Việc thua lỗ liên tiếp là nguyên nhân ăn mòn vốn chủ sở hữu Xây dựng Thế Sơn về còn 302,7 tỷ đồng tính đến cuối năm 2023, trong khi năm 2022 vốn chủ sở hữu của công ty xấp xỉ 311 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 9,18 lần xống còn 8,73 lần (năm 2023). Đồng thời, hệ số dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 0,8 xuống 0,32 (năm 2023).
Trong số nợ phải trả, có 96 tỷ đồng nợ trái phiếu, giảm 154 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Xay dung The Son lo 2 nam lien tiep, von chu bi an mon
 Ảnh minh họa.
Huy động 250 tỷ đồng làm dự án tại Bình Định và Bình Thuận
Tháng 8/2021, Công ty Thế Sơn từng huy động 250 tỷ đồng từ kênh trái phiếu để triển khai các dự án khu đô thị. Lô trái phiếu này được phát hành cho 37 nhà đầu tư cá nhân, đáo hạn vào tháng 2/2023, lãi suất 11,5%/năm.
Như vậy, đến cuối năm 2023, lô trái phiếu này đã quá ngày đáo hạn. Trước đó, tháng 4/2023, Thế Sơn công bố thông tin chậm trả gốc trái phiếu 125,52 tỷ đồng do chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán.
Về lô trái phiếu, Thế Sơn cho biết, nhằm huy động tiền thực hiện thi công các dự án phân khu số 4 - khu đô thị sinh thái Nhơn Hội (Bình Định) và dự án lấn biển tạo khu dân cư thương mại - dịch vụ mới Lagi (Bình Thuận).
Dự án lấn biển tạo khu dân cư thương mại dịch vụ Lagi do Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Vi Nam làm chủ đầu tư. Dự án kỳ vọng tạo nên khu đô thị lấn biển sở hữu cảnh quan đẹp, không gian mặt nước rộng, để phát triển du lịch ven biển.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu bao gồm 215 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại khu đô thị sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Các tài sản này đã được thẩm định bởi CTCP Thẩm định – Giám định Cửu Long. Chứng khoán Nhất Việt là đơn vị tư vấn phát hành.
Được biết, Đầu tư Xây dựng Thế Sơn tiền thân là CTCP Xây lắp Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (thành lập vào năm 2008), trước là công ty liên kết của PVPower Land.
Tính đến ngày 31/5/2016, cơ cấu cổ đông Thế Sơn gồm: CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phú Hà (0,4%), Nguyễn Văn Linh (1,8%), Nguyễn Phú Vĩnh (3,6%) và Nguyễn Thế Giang (29,16%).
Tháng 4/2017, Thế Sơn tăng mạnh vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, ông Nguyễn Thế Giang (SN 1975) vẫn giữ các chức vụ Tổng giám đốc, kiêm Người đại diện theo pháp luật công ty.
Thế Sơn là một trong các đơn vị tham gia xây dựng công trình Nhà Quốc hội (giá trị hợp đồng là hơn 30,5 tỷ đồng); dự án Tổ hợp văn phòng – căn hộ cao cấp Petrovietnam Land Mark (quận 2, TP.HCM)...
Ngoài ra có một số dự án hợp tác giữa Thế Sơn và Tập đoàn Danh Khôi như: Dự án thành phần Khu Dân cư Cồn Tân Lập tại phường Xương Huân, TP. Nha Trang (chủ đầu tư CTCP Đầu Tư VHR – thành viên Tập đoàn Danh Khôi); dự án Takashi Ocean Suite Kỳ Co – Quy Nhơn; dự án The Aston Luxury Residence Nha Trang, tổng vốn đầu tư 2.718 tỷ đồng.

Lộ diện những doanh nghiệp có lượng trái phiếu đáo hạn lớn tháng 2

(Vietnamdaily) - Trong tháng 2, dự tính sẽ có khoảng 4,88 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn (tăng vọt 335% so tháng trước). Trong đó, nhóm Bất động sản chiếm 49% và lĩnh vực khác chiếm 31%.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) suy giảm trong tháng 1 với tổng giá trị phát hành chỉ đạt 3,65 nghìn tỷ (giảm 19% so cùng kỳ) với kỳ hạn bình quân là 1,23 năm.

Trong tháng 1, chỉ có 2 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1.650 tỷ và 1 đợt phát hành ra công chúng của VIC trị giá 2.000 tỷ. Trong đó, nhóm bất động sản (VIC phát hành riêng lẻ 450 tỷ) chiếm tỷ trọng 67% trong khi doanh nghiệp còn lại phát hành 1.200 tỷ thuộc lĩnh vực xây dựng.

Dự báo lượng trái phiếu có rủi ro chậm trả gốc, lãi phát sinh năm nay

(Vietnamdaily) - Phần lớn trái phiếu có rủi ro cao thuộc về các doanh nghiệp liên quan đến khối bất động sản hoặc xây dựng với dòng tiền yếu, tỷ lệ vay nợ cao và nguồn tiền mặt để trả nợ đến hạn rất hạn chế.

CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) kỳ vọng triển vọng tín dụng năm 2024 sẽ cải thiện. Hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn và môi trường lãi suất thấp sẽ hỗ trợ khả năng trả nợ và tái huy động vốn của các doanh nghiệp.

Tâm lý thị trường chung cải thiện cùng với việc thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với các bên tham gia thị trường sẽ hỗ trợ hoạt động phát hành trái phiếu, đẩy mạnh thanh khoản thị trường và phát triển chiều sâu của thị trường trái phiếu nội địa.