“Xáo trộn” nhân sự cấp cao tại Facebook Việt Nam

Một gương mặt quen thuộc của Facebook tại Việt Nam ra đi, trong khi một nhân sự mới được cho biết có kỹ năng quản lý khủng hoảng ở tầm cao...

Ông Huỳnh Kim Tước, người có hơn 8 năm gắn bó với vị trí đại diện Facebook tại Việt Nam
 Ông Huỳnh Kim Tước, người có hơn 8 năm gắn bó với vị trí đại diện Facebook tại Việt Nam
Khi ông Huỳnh Kim Tước, người từng được biết đến là đại diện của Facebook tại Việt Nam với hơn 8 năm gắn bó rời Facebook, thì một nhân sự mới, bà Nguyễn Ánh Nguyệt, cựu Giám đốc Chính sách Uber Việt Nam đã gia nhập và phụ trách mảng chính sách công (public policy) của mạng xã hội này tại Việt Nam.
Trên trang cá nhân, tối muộn 26/7, ông Tước đã nói lời chia tay Facebook và cảm ơn những người bạn đã đồng hành trong suốt 8 năm qua và bày tỏ niềm vui khi có cơ hội được phục vụ cộng đồng thông qua công việc tại Facebook.
Ông Huỳnh Kim Tước là Việt kiều Mỹ. Năm 2005 ông đảm nhận vị trí cố vấn thị trường Việt Nam cho Google và đến đầu năm 2011 ông Tước thông báo đã làm việc cho Facebook. Mặc dù có thời gian khá dài là đại diện cho Facebook tại Việt Nam nhưng ông Tước rất hiếm khi trả lời truyền thông hoặc lên tiếng liên quan đến những vấn đề về chính sách, định hướng hay trách nhiệm của Facebook tại thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, bà Nguyễn Ánh Nguyệt được xem là người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chính sách và pháp lý. Theo hồ sơ trên Linkedin của bà Nguyệt, trong thời gian "đầu quân" cho Uber Việt Nam, bà đã làm việc với các nhà làm luật, các cơ quan chính phủ và các đơn vị khác. Công việc của bà Nguyệt cũng bao gồm đại diện công ty trong các vấn đề pháp lý.
Trước đó, bà Nguyệt còn làm cố vấn pháp lý cấp cao tại Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (tại Hà Nội) trong thời gian gần một năm rưỡi, và gần 4 năm làm tại Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung, tức Bộ Ngoại giao Anh (Hà Nội) ở vị trí cố vấn chính trị cao cấp.
Tự đánh giá có khả năng nhạy bén về các vấn đề chính trị và có những hiểu biết giá trị về khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 12 năm kinh nghiệm, bà Nguyệt còn cho biết có khả năng lập kế hoạch chính sách chiến lược và kỹ năng quản lý khủng hoảng ở tầm cao.
Trong "bộ khung" quản lý của Facebook Việt Nam tất nhiên không thể không kể đến bà Lê Diệp Kiều Trang, người cũng mới được bộ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Facebook Việt Nam vào hồi tháng 3 năm nay, và là giám đốc người Việt đầu tiên của Facebook tại Việt Nam.
Gia nhập Facebook, bà Kiều Trang cho biết muốn trải nghiệm ở một vị trí cực kỳ thách thức với nhiệm vụ chuyên về phát triển kinh doanh của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.
Sự chuẩn bị nhân sự quản lý trên cho thấy dấu hiệu Facebook đang quan tâm nhiều hơn tới thị trường Việt Nam, không chỉ ở tiềm năng, cơ hội kinh doanh, mà cả ở các vấn đề về pháp lý và chính sách.

Con Cưng hoành tráng thế nào trước khi “dính” nghi vấn bán hàng giả mác?

(Kiến Thức) - Trong tuần này, Đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Công thương sẽ tiến hành tổng kiểm tra hệ thống Con Cưng trên toàn quốc, sau nghi vấn nhập hàng không chính hãng. Cùng nhìn lại thời điểm xuất hiện và quy mô hiện tại của thương hiệu này.

Dễ dàng thấy, trên các website của công ty, Con Cưng tự giới thiệu là công ty tiên phong tại Việt Nam chuyên về nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá thành hợp lý dành cho trẻ em. Con Cưng thành lập tại Việt Nam năm 2011, siêu thị đầu tiên đặt tại TP HCM.
Con Cung hoanh trang the nao truoc khi
 Con Cưng xuất hiện đầu tiên tại TP HCM. Ảnh: Concung.com.

Sự thật về quán nước mía ở TP.HCM thu nhập hơn nửa tỷ đồng/tháng

Chủ quán nước mía ở ngoại ô TP.HCM phản bác thông tin quán có thu nhập hơn nửa tỷ đồng/tháng khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Những ngày qua, cộng đồng mạng dậy sóng trước thông tin ở ngoại ô TP.HCM có một quán nước mía doanh thu tới hơn nửa tỷ đồng/tháng.

6 vụ bong bóng kinh tế chấn động lịch sử

Bong bóng kinh tế xảy ra khi hiện tượng đầu cơ tràn lan trên thị trường làm giá cả hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến mức không tưởng.

Song theo quy luật, bong bóng kinh tế mong manh này chắc chắn sẽ vỡ tung và hậu quả của nó đủ kinh khủng để cuốn sạch tài sản của giới đầu tư cũng như nhấn chìm nền kinh tế thế giới. Từ cơn cuồng loạn “Hoa tulip Hà Lan” hồi thế kỷ 17 tới cuộc Đại khủng hoảng thị trường Phố Wall năm 1929 chính là những bài học kinh tế xương máu mà lịch sử không thể nào quên lãng.

Hội chứng cuồng hoa tulip