Xác định tác nhân gây cá chết hàng loạt ở Thừa Thiên - Huế

Sau khi phân tích mẫu nước biển, Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế xác định nguyên nhân cá chết là do độc tố trong nước cực mạnh.

Ngày 26/4, Sở Tài nguyên & Môi trường Thừa Thiên - Huế đã có báo cáo về hiện tượng cá chết hàng loạt ở khu vực đầm phá và vùng ven biển của tỉnh.
Đơn vị khảo sát đã lấy 9 mẫu nước mặt và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An, huyện Phú Lộc, vùng ven bờ xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và các xã Điền Hương, Điền Hải, huyện Phong Điền để phân tích, đánh giá các thông số về môi trường theo Quy chuẩn Việt Nam.
Nước biển ở Thừa Thiên - Huế nhiễm độc kim loại nặng. Ảnh: Điền Quang.
 Nước biển ở Thừa Thiên - Huế nhiễm độc kim loại nặng. Ảnh: Điền Quang.
Kết quả bước đầu cho thấy các thông số về tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Sở Tài Nguyên & Môi trường Thừa Thiên Huế xác định, "nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước dẫn đến sự cố cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế".
Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn yêu cầu các địa phương bị sự cố cá chết khẩn trương thu gom và xử lý theo quy định, không được để cá chết gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thống kê thiệt hại trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt cũng như các hoạt động kinh tế liên quan của địa phương.
Chợ cá ế ẩm vì người dân tẩy chay cá biển. Ảnh: Điền Quang
 Chợ cá ế ẩm vì người dân tẩy chay cá biển. Ảnh: Điền Quang
Nguyên nhân này cũng trung khớp với kết luận sơ bộ đưa ra cuối tuần trước trong cuộc làm việc giữa liên bộ Nông nghiệp - Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, các chuyên gia thống nhất loại trừ nguyên nhân dịch bệnh và môi trường nước.
Tuy nhiên, đến nay, nguồn phát tán chất độc khiến cá chết hàng loạt khắp 4 tỉnh miền Trung vẫn chưa có kết luận.
Trước đó, từ ngày 15-22/4, hiện tượng cá chết xuất hiện dọc bờ biển Thừa Thiên - Huế, lượng cá chết giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Hiện tượng cá biển và cá nuôi chết bắt đầu tại vùng biển tỉnh Hà Tĩnh, giảm dần đến khu vực Vũng Chuối, Bắc chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc).
Như vậy, khả năng nguồn chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

BT Tô Lâm thăm PGĐ CA Đắk Lắk bị thương vụ nổ mìn tự sát

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Bộ công an đã đến thăm đại tá Phạm Minh Thắng – Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk bị thương trong vụ nam thanh niên nổ mìn tự sát.

Sáng 26/4, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk, Thượng tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ công an cùng đoàn công tác đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk để thăm hỏi sức khỏe đại tá Phạm Minh Thắng – Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk bị thương trong vụ nam thanh niên nổ mìn tự sát xảy ra vào tối ngày 24/4.
BT To Lam tham PGD CA Dak Lak bi thuong vu no min tu sat
 Thượng tướng Tô Lâm thăm sức khỏe Đại tá Phạm Minh Thắng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk.

Formosa phạt Giám đốc phát ngôn gây sốc vụ cá chết ở miền Trung

(Kiến Thức) - Ông Trương Phục Ninh - Phó tổng giám đốc điều hành Formosa cho biết sẽ xử phạt Giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm về phát ngôn gây sốc vụ cá chết ở miền Trung.

Sau khi Giám đốc đối ngoại của Formosa ông Chu Xuân Phàm có phát ngôn gây sốc dư luận liên quan đến vụ cá chết ở miền Trung, chiều nay, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo.
Buổi họp báo dự kiến diễn ra lúc 14h để thông tin về việc Formosa xả thải ra biển và phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm. Tuy nhiên do chưa xin giấy phép của Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh nên cuộc họp bị lùi lại lúc 15h30.