Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Xa ngàn km, siêu hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn rình rập đe dọa Iran

24/08/2019 18:19

Bốn tháng kể từ khi được triển khai đến Trung Đông, siêu hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln của Mỹ vẫn đe dọa Iran từ khoảng cách gần 1.000 km mà không tiến vào eo biển Hormuz.

Theo Trung Hiếu/Zing.vn

Sức mạnh quân đội Mỹ “bảo kê” eo biển Hormuz sát Iran

Tình hình eo Hormuz: Tàu Mỹ bị ám ảnh "mắt thần" của Iran

Liên minh Arab có dám tấn công Iran nếu eo Hormuz bị đóng?

Hàn Quốc góp mặt ở eo Hormuz, căng thẳng ngày càng leo thang

Mỹ bắn hạ máy bay không người lái Iran trên eo biển Hormuz

5.600 thủy thủ trên siêu hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln vẫn không mạo hiểm tiến tới vùng biển Iran dù trước đó Tổng thống Donald Trump và các quan chức cấp cao tuyên bố chiến hạm Mỹ ở Trung Đông để gửi thông điệp mạnh mẽ tới Iran. Ảnh: Reuters.
5.600 thủy thủ trên siêu hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln vẫn không mạo hiểm tiến tới vùng biển Iran dù trước đó Tổng thống Donald Trump và các quan chức cấp cao tuyên bố chiến hạm Mỹ ở Trung Đông để gửi thông điệp mạnh mẽ tới Iran. Ảnh: Reuters.
Trong 4 tháng kể từ khi được triển khai đến Trung Đông, tàu sân bay Lincoln chỉ lởn vởn quanh biển Arab. Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ không đi vào Vịnh Ba Tư, hay eo biển Hormuz, tuyến thương mại biển quan trọng mà con tàu được cho là sẽ bảo vệ. Ảnh: New York Times.
Trong 4 tháng kể từ khi được triển khai đến Trung Đông, tàu sân bay Lincoln chỉ lởn vởn quanh biển Arab. Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ không đi vào Vịnh Ba Tư, hay eo biển Hormuz, tuyến thương mại biển quan trọng mà con tàu được cho là sẽ bảo vệ. Ảnh: New York Times.
Các kỹ thuật viên bảo trì máy bay bên trong nhà chứa. Hải quân Mỹ nhận lệnh từ tổng thống để đối phó với Iran ở Trung Đông, nhưng theo cách ít khiêu khích nhất. Thuyền trưởng William Reed, chỉ huy không quân trên tàu Lincoln, nói với New York Times: "Chúng tôi không muốn leo thang với Iran". Ảnh: New York Times.
Các kỹ thuật viên bảo trì máy bay bên trong nhà chứa. Hải quân Mỹ nhận lệnh từ tổng thống để đối phó với Iran ở Trung Đông, nhưng theo cách ít khiêu khích nhất. Thuyền trưởng William Reed, chỉ huy không quân trên tàu Lincoln, nói với New York Times: "Chúng tôi không muốn leo thang với Iran". Ảnh: New York Times.
Các kỹ thuật viên chuẩn bị vũ khí cho tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet làm nhiệm vụ. Hải quân Mỹ nhận thấy rằng việc điều động tàu sân bay đi qua eo biển Hormuz khi Tổng thống Trump tăng sức ép với Tehran có thể kích động cuộc xung đột mà Lầu Năm Góc muốn tránh. Ảnh: New York Times.
Các kỹ thuật viên chuẩn bị vũ khí cho tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet làm nhiệm vụ. Hải quân Mỹ nhận thấy rằng việc điều động tàu sân bay đi qua eo biển Hormuz khi Tổng thống Trump tăng sức ép với Tehran có thể kích động cuộc xung đột mà Lầu Năm Góc muốn tránh. Ảnh: New York Times.
James G. Stavridis, đô đốc Mỹ nghỉ hưu, cho biết bất cứ khi nào một tàu sân bay di chuyển gần bờ, hoặc vùng biển hẹp, mối nguy hiểm đối với nó tăng lên rất nhiều lần. Nó trở nên dễ bị tổn thương bởi tàu ngầm diesel, tên lửa hành trình phóng từ bờ biển, chiến thuật bầy đàn với xuồng tên lửa tốc độ cao của Iran. Ảnh: New York Times.
James G. Stavridis, đô đốc Mỹ nghỉ hưu, cho biết bất cứ khi nào một tàu sân bay di chuyển gần bờ, hoặc vùng biển hẹp, mối nguy hiểm đối với nó tăng lên rất nhiều lần. Nó trở nên dễ bị tổn thương bởi tàu ngầm diesel, tên lửa hành trình phóng từ bờ biển, chiến thuật bầy đàn với xuồng tên lửa tốc độ cao của Iran. Ảnh: New York Times.
Các chỉ huy Hải quân Mỹ đã chọn giải pháp an toàn là cho tàu sân bay Lincoln hoạt động ở biển Arab, có lúc cách eo biển Hormuz hơn 600 hải lý. Thông thường, tàu sân bay Lincoln hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Oman, cách không xa thành phố Muscat. Người Iran sẽ không phải lo lắng về việc nhìn thấy Lincoln ở đường chân trời. Ảnh: New York Times.
Các chỉ huy Hải quân Mỹ đã chọn giải pháp an toàn là cho tàu sân bay Lincoln hoạt động ở biển Arab, có lúc cách eo biển Hormuz hơn 600 hải lý. Thông thường, tàu sân bay Lincoln hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Oman, cách không xa thành phố Muscat. Người Iran sẽ không phải lo lắng về việc nhìn thấy Lincoln ở đường chân trời. Ảnh: New York Times.
Kỹ thuật viên bảo trì trực thăng bên trong nhà chứa máy bay. Tuy tàu sân bay Lincoln ở cách Iran gần 1.000 km, các quan chức Hải quân Mỹ khẳng định rằng họ có thể đáp ứng mọi nhiệm vụ trên Vịnh Ba Tư hoặc eo biển Hormuz từ biển Arab. Ảnh: New York Times.
Kỹ thuật viên bảo trì trực thăng bên trong nhà chứa máy bay. Tuy tàu sân bay Lincoln ở cách Iran gần 1.000 km, các quan chức Hải quân Mỹ khẳng định rằng họ có thể đáp ứng mọi nhiệm vụ trên Vịnh Ba Tư hoặc eo biển Hormuz từ biển Arab. Ảnh: New York Times.
Tàu sân bay Mỹ nhiều lần đến Vịnh Ba Tư ở những thời điểm không căng thẳng. Tháng 3/2017, tàu sân bay USS John C. Stennis hoạt động trên Vịnh Ba Tư trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố IS ở Iraq. Những lúc như vậy, tàu sân bay Mỹ được theo dõi rất sát sao bởi tàu tuần tra, máy bay và radar dọc theo bờ biển Iran. Ảnh: New York Times.
Tàu sân bay Mỹ nhiều lần đến Vịnh Ba Tư ở những thời điểm không căng thẳng. Tháng 3/2017, tàu sân bay USS John C. Stennis hoạt động trên Vịnh Ba Tư trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố IS ở Iraq. Những lúc như vậy, tàu sân bay Mỹ được theo dõi rất sát sao bởi tàu tuần tra, máy bay và radar dọc theo bờ biển Iran. Ảnh: New York Times.
Các thủy thủ tập thể dục bên trong nhà chứa máy bay của tàu. Tuy nhiên, ở thời điểm căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang, việc điều động một tàu sân bay đi vào Vịnh Ba Tư hoặc eo biển Hormuz là sự khiêu khích quá mức, có thể dẫn đến sự đụng độ ngoài ý muốn. Ảnh: New York Times.
Các thủy thủ tập thể dục bên trong nhà chứa máy bay của tàu. Tuy nhiên, ở thời điểm căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang, việc điều động một tàu sân bay đi vào Vịnh Ba Tư hoặc eo biển Hormuz là sự khiêu khích quá mức, có thể dẫn đến sự đụng độ ngoài ý muốn. Ảnh: New York Times.
Vào thời điểm Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ, tàu sân bay Lincoln đã được lệnh chuẩn bị tấn công đáp trả. Các chỉ huy tàu cũng đã lên kế hoạch phòng thủ. Sự căng thẳng bao trùm toàn bộ tàu, đặc biệt là với các thủy thủ trẻ. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, đèn xanh đã bật và chỉ còn đợi lệnh khai hỏa, nhưng Tổng thống Trump cuối cùng đã rút lại mệnh lệnh. Ảnh: New York Times.
Vào thời điểm Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ, tàu sân bay Lincoln đã được lệnh chuẩn bị tấn công đáp trả. Các chỉ huy tàu cũng đã lên kế hoạch phòng thủ. Sự căng thẳng bao trùm toàn bộ tàu, đặc biệt là với các thủy thủ trẻ. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, đèn xanh đã bật và chỉ còn đợi lệnh khai hỏa, nhưng Tổng thống Trump cuối cùng đã rút lại mệnh lệnh. Ảnh: New York Times.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status