X-47B vô hiệu hóa sự nguy hiểm của DF-21D Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Với sự có mặt của máy bay không người lái X-47B và tiêm kích F-35C, Hải quân Mỹ sẽ có thể vô hiệu hóa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D.

Tạp chí quốc phòng toàn cầu của Đài Loan vừa có bài phân tích đối với việc gần đây Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái X-47B trên tàu sân bay. Theo đó, tạp chí này cho rằng, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc sẽ làm cho hoạt động của tàu sân bay Mỹ bị hạn chế.
Báo cáo cho biết, DF-21D là tên lửa đạn đạo chống tàu do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, tầm phóng có thể đạt 1.800 km. Ngày 14/4/2009 tại Hội thảo An ninh hải sự châu Á - Thái Bình Dương, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Đông Á ông McDevitt chỉ ra tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc sẽ là cải cách chiến thuật quan trọng. Điều này không chỉ làm suy giảm cục diện chiến lược của Mỹ tại châu Á, mà cũng sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn khả năng “cứu viện” của Quân đội Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.
DF-21D đe dọa nghiêm trọng tới hạm đội tàu sân bay Mỹ.
 DF-21D đe dọa nghiêm trọng tới hạm đội tàu sân bay Mỹ.
DF-21D có thể làm cho tàu sân bay của Mỹ bị giới hạn tuyệt đối với bên ngoài, điều này làm cho Quân đội Mỹ rất lo ngại. Cho nên sự ra đời của X-47B sẽ giúp sức mạnh chiến đấu của tàu sân bay Mỹ được khôi phục lại, đồng thời cũng sẽ cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ.
Dựa trên việc xem xét mặt chiến lược và chiến thuật, Quân đội Mỹ quyết định sẽ sớm triển khai máy bay không người lái chiến đấu X-47B cho tàu sân bay vào năm 2018, trở thành lực lượng tiên phong của Hải quân Mỹ trong tương lai.
Trong tương lai, tàu sân bay Mỹ tại Tây Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo DF-21D, do bán kính tác chiến của máy bay F/A-18 đang phục vụ trong Quân đội Mỹ và máy bay F-35C sắp phục vụ có tầm hoạt động chưa quá 1.000 km, khó có thể đối phó được với tầm phóng của tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Với bán kính tác chiến tối đa của máy bay không người lái X-47B có thể đạt 2.000 km, trong tương lai tàu sân bay của Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ triển khai 2 loại máy bay F-35C và X-47B.
F-35C là máy bay chiến đấu có người lái thiết kế tàng hình, nhiệm vụ chiến đấu đa năng. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể sẽ sử dụng sự phối hợp của X-47B và F-35C. Đó là, tên lửa không đối không trang bị trên máy bay F-35C thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khống chế trên không và X-47B thực hiện nhiệm vụ chuyên dụng “máy bay chiến đấu thả bom” và trinh sát tàng hình.
Như vậy, đội quân chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm phóng tối đa của DF-21D, sử dụng máy bay X-47B phát động cuộc tấn công vào mục tiêu có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Đồng thời X-47B cũng sẽ giúp mở rộng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ.
X-47B sẽ tăng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của DF-21D.
X-47B sẽ tăng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của DF-21D.
Máy bay X-47B không trang bị khả năng thực hiện tác chiến trên không, mà chỉ có thực hiện tác chiến tấn công đối với mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên nhờ có bán kinh tác chiến tuyệt vời và khả năng tàng hình cao mà X-47B có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong mọi thời tiết, có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương để tiến hành tấn công đối với các mục tiêu chiến thuật và chiến lược được phòng vệ nghiêm ngặt.
Báo cáo cho rằng, trong tương lai X-47B có thể cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ. Khi đó trong cuộc trên trên không và trên biển, X-47B sẽ hành động như “đội quân cảm tử”, sẽ tiên phong tấn công các mục tiêu quan trọng như trạm phòng không, radar, sân bay của đối phương.
Còn phi đội máy bay có người lái F-35 đảm nhận đánh chặn đối với máy bay chiến đấu yểm trợ trên không ngoài khu vực chiến đấu. Một khi xác nhận và nắm quyền kiểm soát trên không, máy bay chiến đấu có người lái có thể thực hiện tấn công đối với mục tiêu có giá trị. Do tính cơ động mạnh và khả năng tảng hình tốt của máy bay X-47B, thường có thể phát động “đánh chớp nhoáng” làm cho đối phương bất ngờ.
Máy bay X-47B có chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu F-35C. Hiện nay Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình là hơn 100 triệu USD/chiếc. Trong khi giá mua một chiếc X-47B có thể không đến một nửa F-35C, nhưng vẫn có thể cung cấp hầu hết các khả năng chiến đấu liên quan.
Với sự có mặt của X-47B (hoặc thiết kế hoàn thiện dùng công nghệ X-47B) trong tương lai, sức mạnh Hải quân Mỹ trên biển sẽ được đảm bảo.
Với sự có mặt của X-47B (hoặc thiết kế hoàn thiện dùng công nghệ X-47B) trong tương lai, sức mạnh Hải quân Mỹ trên biển sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên có lẽ do tính cách mạng của nó, mà X-47B cũng phải đối mặt với không ít những rào cản về kỹ thuật. Đầu tiên là hệ thống kiểm soát động trên tàu, sau khi hạ cánh làm thế nào nhanh chóng trả đường băng trong vòng 45 giây, để máy bay khác hoạt động. Hai là hệ thống tránh chủ động, cụ thể là khi hạ cánh hay cất cánh làm thế nào để tranh xảy ra va chạm với các máy bay chiến đấu khác trên không, cũng như  thực hiện việc lắp ghép tự động khi tiếp nhiên liệu trên không.
Nhưng những trở ngại về kỹ thuật này đều có thể được giải quyết. Dẫu sao, X-47B hiện vẫn chỉ là mẫu thử đánh giá công nghệ, tương lai nó còn cần hoàn thiện nhiều để cho ra đời mẫu thiết kế hoàn chỉnh toàn phần.

X-47B sẽ vô hiệu hóa tàu sân bay TQ?

X-47B, máy bay không người lái trinh sát/tấn công đầu tiên trên thế giới được thiết kế để cất và hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Điều ít biết về Không quân Hải quân Việt Nam

Tồn tại 4 năm

Thấy rõ vai trò quan trọng của Không quân Hải quân nên từ những năm 1978 dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã phối hợp với Quân chủng Hải quân tuyển chọn phi công, nhân viên kỹ thuật sang Hạm đội Biển Đen của Liên Xô học chuyển loại các máy bay chống ngầm Ka-25, Be-2 và điều về Quân chủng Hải quân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo.

“Soi” trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam

Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND

Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28. Nguồn: Tuổi Trẻ
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28.  Nguồn: Tuổi Trẻ

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ

Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài
Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.
Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.

Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.
Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.

Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.
Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.

Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.
Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.

Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.
Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.

Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.

DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.
DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.

Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.
Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.

Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.
Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.

Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.
Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.