WHO khuyến cáo nên tiếp tục kiểm tra nồng độ cồn thời điểm có dịch corona

(Kiến Thức) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thư trả lời Ủy ban ATGT Quốc gia sau khi nhận được đề nghị về các nguy cơ lây chéo virus Corona khi lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn.

Trong thư trả lời đề nghị trong văn bản số 53/UBATGTQG ngày 31/1/2020 và gửi Bộ Y tế Việt Nam về việc góp ý dự thảo hướng dẫn tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch viêm phổi cấp do coronavirus 2019 (2019-nCoV) tại Việt Nam, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về việc thực thi Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác, trong đó có Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.
Trong văn bản nêu: “Cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành các khuyến cáo cơ bản đối với công chúng, bao gồm các lời khuyên để giúp cho người dân tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV)”.
WHO khuyen cao nen tiep tuc kiem tra nong do con thoi diem co dich corona
 
Liên quan tới tình huống cụ thể khi kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở bằng thiết bị của lực lượng Cảnh sát giao thông, WHO nhấn mạnh một số điểm như: “Cảnh sát giao thông nên đeo khẩu trang y tế, và được trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn. Bố trí để đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng 1 cảnh sát giao thông trong mỗi ca làm việc (để tránh lây chéo). Tiến hành sát khuẩn thiết bị trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn. Chỉ sử dụng riêng 1 ống thổi mới, chưa qua sử dụng cho mỗi người được kiểm tra. Các ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp”.
Trước đó, trong văn bản báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và văn bản phúc đáp gửi UBATGTQG, Bộ Y tế cũng đã đồng ý việc tiếp tục thực hiện kiểm tra, xử lý nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tuy nhiên việc thực hiện phải thực hiện theo đúng quy trình như:
Dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của CSGT thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
CSGT khi làm nhiệm vụ cần áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo hướng dẫn khuyến cáo của ngành Y tế về phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân.
Căn cứ vào tình hình thực tế của dịch, Bộ Công an cần báo cáo, xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng, chống dịch bệnh. Người dân sử dụng ống thổi riêng đã được tiệt trùng.
>>> Xem thêm video: Cảnh sát giao thông duy trì kiểm tra nồng độ cồn

Nguồn: Đài Truyền Hình Nhân Dân.

Tài xế “ra vào trụ sở khối Nhà nước tỉnh Đồng Nai” có nồng độ cồn

(Kiến Thức) - Người đàn ông lái ôtô của một công ty bảo hiểm, có “giấy ra vào trụ sở khối Nhà nước tỉnh Đông Nai” bị phát hiện có nồng độ cồn khi lưu thông qua cửa ngõ Sài Gòn.

Tai xe “ra vao tru so khoi Nha nuoc tinh Dong Nai” co nong do con
 Khuya 29/1, lực lượng CSGT Đội Rạch Chiếc (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP HCM) đã tiến hành lập chốt trên Xa lộ Hà Nội (cửa ngõ từ các tỉnh vào trung tâm TP, đoạn thuộc địa bàn phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) để kiểm tra nồng độ cồn, test nhanh ma túy đối với tài xế ô tô, xe khách, xe tải, container...

Tránh bị thổi nồng độ cồn, nam giới đi ăn cỗ... rủ nhau uống thứ này

(Kiến Thức) - Sau khi quy định về việc thổi nồng độ cồn được ban hành, hình ảnh nhiều đám cỗ nói không với rượu, bia nhận được sự đồng tình hưởng ứng của rất nhiều cánh mày râu.

Tranh bi thoi nong do con, nam gioi di an co... ru nhau uong thu nay
 Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực. Theo đó, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. 

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận.