Vượt qua thú dữ, rắn độc, hái rau rừng kiếm tiền triệu

Ngày nay, rau rừng hoang dại ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách...

Rau rừng Bảy Núi-rau sạch trứ danh
Mùa mưa, dưới những tán rừng bạt ngàn ở Bảy Núi, loài thực vật núi phát triển xanh tốt. Đặc biệt, ở núi Cấm (cao trên 716m, thuộc huyện Tịnh Biên), với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ nên rau núi, rau rừng sinh trưởng quanh năm.
Vuot qua thu du, ran doc, hai rau rung kiem tien trieu
 Chín Mót hái lá ngành ngạnh-một trong những loài rau rừng trứ danh vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
Những lão “sơn dân” ví von, núi Cấm hứng mây mù lãng đãng, từng chồi non của loài rau hoang dại chắt lọc được tinh túy đất trời, mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Bên những dòng suối chảy róc rách, các loại rau như: kim thất, đọt chảo, bình bát, càng cua, bồ ngót, xà lách xoang, cải trời… mọc xanh mơn mởn.
Anh Nguyễn Văn Sớt, một sơn dân sống lâu năm trên núi Cấm nói rằng, muốn thưởng thức món canh cua núi ngon trứ danh, bà con ở đây chỉ cần men theo dòng suối bắt cua và hái một nắm đọt chảo cho vào nồi là có nồi canh ngọt lừ, không cần phải dùng đường hay bột nêm.
Ngày cuối tuần, được sự chỉ dẫn của anh Mỹ - một “thổ địa” miền sơn cước, chúng tôi rong ruổi khắp núi Cấm tìm những loài rau ngon. Vồ Thiên Tuế là nơi được thiên nhiên ban cho triền núi thoai thoải. Khí hậu ở đây mát rượi và dễ chịu y như xứ Đà Lạt ngàn thông. Dưới những tán rừng xanh biếc là vô số loại rau rừng đua nhau mọc.
Mùa Tết, khách hành hương đến núi Cấm đông như ngày hội, những hàng quán bánh xèo bán đắt “như tôm tươi” nên rất cần một lượng lớn rau núi. “Phải lặn lội vào tận rừng sâu hái rau mới kịp cung ứng. Nhờ rau rừng mà tui có công ăn, chuyện làm quanh năm và thu nhập khá”- Chín Mót khoe.
Chú Lê Văn Mót (Chín Mót, 65 tuổi, ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, Tịnh Biên) đang leo thoăn thoắt trên thân cây ngành ngạnh để hái đọt non. Chín Mót cho biết, mỗi ngày leo hàng chục cây cao để hái đọt rau rừng, bán cho du khách và chủ bán bánh khọt, bánh xèo tại núi Cấm.
Chín Mót có khoảng 15 năm trong nghề hái rau rừng. Chín Mót thông tin, ngày trước rừng rú um tùm, rau cỏ mọc đầy chẳng ai thèm ăn. Sau này, có vài ba hàng quán bánh xèo mọc lên, người ta tiện tay hái loài rau dại mọc sau nhà để thay thế nguồn rau sống được trồng ở đồng bằng.
Ấy vậy, mà khi ăn bánh xèo kèm rau rừng có vị chua, chát, ngọt, ngon không thể tả. “Từ đó, cư dân trên núi toàn ăn các loại rau rừng thay thế rau sống trồng dưới đồng bằng. Ăn bánh xèo, cá nướng, cá hấp kèm với các loại rau rừng thiên nhiên đều tuyệt vời”- Chín Món am tường.
Mỗi ngày, Chín Mót hái đến cả chục loại rau, như: ngành ngạnh, chòi mòi, bằng lăng, bứa, cơm nguội, lá lốt, đinh lăng núi, kim thất… để bán. Nhu cầu ăn rau núi của khách hành hương ngày càng nhiều. Muốn mua được loại rau này, các chủ quán bánh xèo phải điện thoại đặt trước để “sơn dân” hái mới đủ bán.
Hái rau rừng-“Nghề tay trái”
Cuộc sống bộn bề, nhiều người dân nơi khác ly hương tìm kiếm việc làm mong sao ổn định. Thế nhưng, phần đông hộ dân trên núi Cấm kiên quyết bám trụ tại địa phương vừa chạy “xe ôm”, vừa hái rau rừng, kiếm thêm thu nhập.
Hôm trải nghiệm cùng anh Võ Văn Nhị (37 tuổi, ngụ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, Tịnh Biên) trên chiếc “xe ôm” tìm rau rừng, được anh chở qua những cung đường uốn lượn, lên xuống với độ sâu thăm thẳm, tôi lén nhìn xuống vực, đột nhiên bị choáng do không quen với địa hình triền núi.
Chạy hơn 2km, đến khu vực điện Bồ Hong, anh Nhị chỉ “ổ” rau kim thất mọc xanh tươi gần con suối chảy róc rách. Cắt từng cọng rau non, anh Nhị nói rằng, ngoài rau kim thất, còn có các loại rau như: cải trời, càng cua, đọt chảo rất dễ tìm. Loài thực vật này thường mọc ở những nơi có mạch nước ngầm ẩm ướt.
“Ngày nào hái nhiều, tui thu hoạch từ 40-50kg rau rừng các loại, bán với giá 20.000 đồng/kg, bỏ sở hụi kiếm được vài trăm ngàn đồng. Còn những ngày Tết, tui hái từ 60-70kg, kiếm tiền triệu”- anh Nhị khoe.
Những “sơn dân” đi hái rau rừng có sức khỏe rất cường tráng, do họ, vượt núi và leo cây hàng ngày. Có những loại cây cần hái lá non để ăn cá nướng hoặc cuốn bánh xèo thì phải leo cao.
“Lá quỷnh, bứa, ngành ngạnh, chòi mòi, bằng lăng, tui leo lên tận ngọn cây mới hái được. Cây càng to, hái lá non càng nhiều. Mỗi cây hái được từ 3-5kg là chuyện bình thường”- anh Nhị cho hay.
Nghề hái rau núi lắm vất vả, gian truân, bởi họ thường đối mặt với nguy hiểm, do leo lên những cây cao vắt vẻo mà không có dây bảo vệ an toàn. Ngoài ra, trong quá trình đi rừng, thi thoảng họ đối mặt với thú dữ hoặc côn trùng, rắn độc.
Ở núi Cấm, nhiều người biết rành thời điểm nào rau rừng phát triển mạnh. Theo kinh nghiệm của Chín Mót, rau rừng mọc quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch).
Nếu năm nào khí hậu thuận lợi thì rau rừng phát triển cho tới Tết Nguyên đán. Nhờ nguồn rau rừng vô tận mà đông đảo người dân có chuyện làm quanh năm. Nhiều năm đi “săn” rau rừng nên Chín Mót và anh Nhị hiểu rất rõ về tính dược của các loại rau rừng trên núi Cấm.
“Rau cải trời đem nấu canh ăn có vị ngọt, trị được bệnh thương hàn và sốt. Còn đọt hồng ngọc, ăn có vị chát nhẹ, trị bách bệnh. Riêng rau kim thất, càng cua, giàu dinh dưỡng chuyên trị chóng mặt, mất máu…”- Chín Mót liệt kê.
Hàng ngày, những quán bánh xèo ở núi Cấm tiêu thụ hàng trăm ký rau rừng các loại. Khu vực chùa Phật Lớn và xung quanh hồ Thủy Liêm, vồ Đầu, vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong… có khoảng 200 quán bánh xèo. Vào các ngày lễ hội, ngày rằm lớn, du khách đến ăn bánh xèo đông đúc, kéo theo nghề hái rau núi “ăn nên làm ra”. Rau rừng ở đây mọc tự nhiên, không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên lữ khách không ngần ngại mua về thưởng thức.

Đặc sản lợn “cắp nách” ở chợ phiên vùng cao nơi núi rừng Sơn La

"Đến hẹn lại lên", chợ phiên đặc sản lợn cắp nách ở bản Muổi Nọi (Sơn La) lại họp thường niên vào thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên lợn cắp nách Muổi Nọi là nơi gặp gỡ, giao thương hàng hóa để nâng cao thu nhập cho bà con vùng cao.

Dac san lon “cap nach” o cho phien vung cao noi nui rung Son La
Chợ phiên lợn cắp nách Muổi Nọi nằm cạnh tuyến quốc lộ 6, thuộc địa phận bản Muổi Nọi, xã Muổi Nọi, cách thành phố Sơn La khoảng 15km.

Giáp Tết lên vùng cao "săn" nhân sâm, ngọc cẩu, cà dại, rêu đá

Ngược phố lên các tỉnh miền núi Tây Bắc những ngày này, điều dễ bắt gặp nhất là những dãy hàng chợ ven đường, bày la liệt các loại nông sản "độc, lạ" như nhân sâm, ngọc cẩu, cà dại, rêu đá,...

Giap Tet len vung cao
Dọc theo Quốc lộ 6 ngược lên các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... không khó để bắt gặp các hàng chợ hai bên đường, bán la liệt các loại nông sản sạch, lạ, từ củ tỏi, bó rau, quả ớt, hoa đu đủ... đến con gà, con vịt.... Tất cả đều do tự tay bà con dân tộc ở các bản vùng cao làm ra và mang đi bán, để kiếm chút đồng ra đồng vào. 

Nhà nhỏ nhưng thiết kế “chất lừ” ở Đà Nẵng gây ấn tượng trên báo ngoại

Chỉ sở hữu một diện tích nhà ở khá nhỏ, chủ gia đình đã thiết kế ngôi nhà để mang lại không gian sống thoải mái và ấm cúng cho cả gia đình.

Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai

Đây là một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con hẻm tại thành phố biển Đà Nẵng.

Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-2
Ngôi nhà chỉ sở hữu chiều rộng 4m và chiều sâu hơn 25m. Tuy nhiên, đây là tổ ấm của một gia đình gồm 4 người với đầy đủ tiện nghi như nhà để xe, phòng khách, nhà bếp, phòng ăn, phòng học và 3 phòng ngủ.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-3
Đặc điểm xây dựng nhà ở tại các thành phố của Việt Nam là các ngôi nhà rất nhỏ nằm san sát nhau.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-4
Do đó, nếu không được thiết kế với những giải pháp tốt, không gian sống sẽ trở nên ngột ngạt do thiếu ánh sáng và không khí.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-5
Do không gian khá nhỏ, nên ngôi nhà được thiết kế với 2 cầu thang di chuyển riêng biệt…
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-6
…kết hợp với giếng trời và vườn treo trong nhà.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-7
Mục tiêu đầu tiên là đón nắng và gió vào cho ngôi nhà, giúp cho ngôi nhà sáng sủa và thoáng mát nhất có thể. 
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-8

Mục tiêu thứ hai là giúp việc di chuyển trong ngôi nhà được dễ dàng, tránh các không gian riêng tư khi di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-9
Mái nhà được làm bằng kính với nhiều cửa số, nhờ đó tất cả các không gian được đều được mang không gian xanh từ giếng trời và vườn treo.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-10
Dù là phòng khách,...
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-11
…phòng tắm…
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-12
….hay phòng ngủ,...
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-13
….bạn đều có thể cảm nhận sự thoải mái mà không gian xanh mang lại.
Nha nho nhung thiet ke “chat lu” o Da Nang gay an tuong tren bao ngoai-Hinh-14
Tầng hai có 3 phòng ngủ, trong đó có phòng ngủ dành cho bố mẹ ở giữa và hai phòng ngủ cho trẻ em ở hai bên.