Vượt ngục bằng... thìa ở nhà tù bảo mật nhất thế giới

Vụ vượt ngục Alcatraz hồi tháng 6/1962 được xem là lần duy nhất có người bỏ trốn thành công khỏi nhà tù bảo mật khủng khiếp nhất thời bấy giờ.

Alcatraz từng được xem là nhà ngục không thể bỏ trốn vì nó nằm trên một hòn đảo biệt lập giữa trùng khơi nước Mỹ.
Vụ vượt ngục Alcatraz hồi tháng 6/1962 được xem là lần duy nhất có người bỏ trốn thành công khỏi nhà tù bảo mật khủng khiếp nhất thời bấy giờ. Nhà tù Alcatraz nằm ở đảo Alcatraz trên vịnh San Francisco, hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Không có bất kì cây cầu nào nối hòn đảo này với đất liền.
Đêm 11.6, rạng sáng ngày 12.6, ba tù nhân gồm Clarence Anglin, John Anglin và Frank Morris để lại một tấm mặt nạ giấy bồi ở giường ngủ rồi bỏ trốn khỏi nhà ngục chính. Sau đó, chúng rời đảo Alcatraz trên một chiếc bè tự tạo và sau nửa thế kỷ không rõ số phận ra sao.
Vuot nguc bang... thia o nha tu bao mat nhat the gioi
Đảo Alcatraz nhìn từ trên cao. 
Giai đoạn chuẩn bị
Vuot nguc bang... thia o nha tu bao mat nhat the gioi-Hinh-2
Chân dung 3 tù nhân vượt ngục. 
Sau khi được xếp phòng cạnh nhau, tháng 12.1961, bốn tù nhân lên kế hoạch vượt ngục dưới sự chỉ huy của Morris, một kẻ rất thông minh. Những kẻ này quen biết nhau do có thời gian bị giam giữ ở nhà tù Atlanta. Chúng gồm Clarence Anglin, John Anglin, Frank Morris và West.
Đến tháng 6.1962, chúng đục tường dày 20cm bằng những lưỡi dao cùn ở sân nhà tù, thìa ăn cắp từ giám thị trại giam và một cái khoan chế từ động cơ máy hút bụi cũ. Chúng ngụy trang “công trình” của mình bằng bìa carton và những vật dụng khác.
Vuot nguc bang... thia o nha tu bao mat nhat the gioi-Hinh-3
 Hệ thống nhà tù với song sắt và tường dày 20cm.
Hố khoét trên tường dẫn vào một khu hành lang không được canh gác. Từ vị trí này, 3 tù nhân trèo qua mái nhà và lập một xưởng chế tạo thu nhỏ ngay trong tù. Chúng lắp ghép những đồ ăn trộm hoặc nhặt nhạnh được, trong đó có 50 chiếc áo mưa được biến thành áo phao và một chiếc bè cao su dài 4,3m, rộng 1,8m. Các đường chỉ may được gia cố cẩn thận bằng sức nóng từ các ống dẫn hơi nước trong tù.
Nhóm tù nhân chế cả mái chèo bằng gỗ và trộm một cái kèn ống làm dụng cụ thổi gió để bơm phồng chiếc bè cao su. Chúng trèo lên hệ thống ống dẫn trên mái nhà, cắt tất cả đinh tán và đóng vào bè.
Để tránh bị giám thị phát hiện, những tù nhân này đã chế mặt nạ làm từ giấy bồi và xà phòng. Chúng tô màu và gắn thêm tóc giả để tạo cảm giác như thật. Mặt nạ được để trên gối còn bên dưới chăn chúng nhồi quần áo nhằm ngụy trang có người đang nằm ngủ.
Vuot nguc bang... thia o nha tu bao mat nhat the gioi-Hinh-4
Mặt nạ giấy bồi để lại trên gối để ngụy trang. 
Vượt ngục
Đêm 11/6/1962, khi mọi sự chuẩn bị hoàn tất, 3 tù nhân thực hiện kế hoạch táo tợn của mình. Tù nhân West đã cắt một tấm lưới sắt đủ lớn đặt vào khoảng tường bị đục và trát xi măng ngụy trang bên ngoài. Trong đêm bỏ trốn, khi West vừa tháo tấm lưới sắt ra thì không thấy 3 người còn lại đâu.
Chẳng còn cách nào khác, West quay trở lại giường ngủ ngon lành. Ngày hôm sau, West rất hợp tác với cơ quan điều tra và miêu tả chi tiết kế hoạch bỏ trốn của 3 bạn tù và được tha tội.
Từ hành lang không được canh phòng, Morris và Anglins trèo qua hệ thống thông gió lên mái nhà. Giám thị nghe thấy tiếng động lớn khi 3 tên trộm tháo chiếc bè tự chế nhưng sau đó không còn âm thanh gì khác nên họ bỏ qua.
Với dụng cụ lỉnh kỉnh gắn trên người, chúng trèo xuống một bức tường cao 15m bằng cách bám vào hệ thống ống thông hơi và vọt qua tường thép gai cao 3,7m. Tại góc phía đông bắc của trại giam, nơi giám thị và nhân viên an ninh không thể nhìn thấy do đây là điểm mù, nhóm tù nhân bơm bè bằng chiếc kèn ống trộm được. Khoảng 10 giờ, chúng rời đảo. Từ đó đến nay đã 50 năm trôi qua nhưng không ai biết số phận 3 tù nhân này ra sao.
Vuot nguc bang... thia o nha tu bao mat nhat the gioi-Hinh-5
Điều tra viên khám một căn phòng bị tù nhân khoét vách. 
Những năm sau đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã truy tìm hàng ngàn manh mối để xác định số mệnh 3 tù nhân này nhưng bất thành. Nhiều giả thuyết được đưa ra bởi các chuyên gia, học giả và nhà báo. Gia đình của 3 tù nhân mới đây nhất năm 2015, cũng khẳng định người thân của mình vẫn còn sống và thậm chí từng chụp ảnh cùng năm 1970.
Năm 1979, FBI đưa ra kết luận rằng 3 người trốn trại Alcatraz đã chết đuối ở vịnh San Francisco do không vượt qua được những con sóng cao hàng mét. Dù vậy, Morris và anh em nhà Anglin vẫn nằm trong danh sách truy nã.
>>> Mời quý độc giả xem video những vụ trộm táo tợn (nguồn Youtube):

Những sự kiện thế giới nổi bật trong quý 3/2016 qua ảnh

(Kiến Thức) - Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, động đất ở Italy, tấn công khủng bố ở Pháp,... là một số sự kiện thế giới nổi bật trong quý 3/2016.

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh
Cảnh sát tại hiện trường vụ xả súng tại Dallas (Mỹ) ngày 7/7. Được biết, 5 cảnh sát Mỹ đã bị tay súng bắn tỉa bắn chết trong một cuộc biểu tình phản đối cảnh sát sử dụng súng bắn người da màu ở Louisiana và Minnesota. Kẻ tấn công sau đó đã bị tiêu diệt. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-2
Một trong những sự kiện thế giới nổi bật trong quý 3/2016 xảy ra vào ngày 14/7. Khi đó, một người đàn ông điều khiển xe tải cố tình đâm vào đám đông ở thành phố Nice, Pháp, khiến 84 người thiệt mạng. Các nhà chức trách cho biết, hung thủ đã lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công trong nhiều tháng. Ảnh: Những vết đạn trên kính chắn gió của chiếc xe tải được sử dụng vụ tấn công khủng bố. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-3
Ngày 15/7, ít nhất 246 người thiệt mạng và hơn 1.500 người khác bị thương trong vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, hàng nghìn người khác đã bị bắt giữ. Ảnh: Các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng trên cầu Bosphorus ở thành phố Istanbul hôm 16/7 sau khi cuộc đảo chính thất bại. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-4
Ngày 21/7, ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa khi đó là Donald Trump có bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa ở Cleveland. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-5
 Núi lửa Sakurajima ở Tarumizu, Nhật Bản, phun trào hôm 26/7.

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-6
Ngày 10/8, cảnh sát thành phố New York (Mỹ) bắt giữ một thanh niên 19 tuổi đang trèo lên Tháp Trump. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-7
Danielle Blount và bé Ember, 3 tháng tuổi, đang chờ được giải cứu gần Walker, Louisiana (Mỹ), hôm 14/8. Được biết, hơn 30 nghìn người đã được giải cứu ở miền nam Louisiana trong trận ngập lụt kinh hoàng. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-8
Bức ảnh chụp bé Omran Daqneesh ngồi trên xe cứu thương ngày 17/8. Bé đã bị thương sau một trận không kích ở Aleppo, Syria. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-9
 Một người phụ nữ được giải cứu ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất mạnh 6,2 độ Richter ở Amatrice, Italy, ngày 24/8. Cơn địa chấn đã phá hủy nhiều thị trấn ở miền trung Italy và khiến hơn 250 người thiệt mạng.

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-10
Các di dân nhảy khỏi một chiếc thuyền gỗ và bơi đến thuyền cứu hộ ở ngoài khơi phía bắc Sabratha, Libya, ngày 29/8. Được biết, hàng nghìn di dân trên 20 thuyền đã được giải cứu. 

Nhung su kien the gioi noi bat trong quy 3/2016 qua anh-Hinh-11
 Một người biểu tình ôm chầm lấy một thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia ở Charlotte, Bắc Carolina (Mỹ), ngày 22/9. Các cuộc biểu tình bạo lực đã bùng phát ở Charlotte sau cái chết của Keith Lamont Scott, người đã bị cảnh sát bắn chết tại bãi đỗ xe của một khu chung cư. (Nguồn ảnh: CNN).

Ba kẻ vượt ngục trốn trong xe tải siêu nội thất

3 tù nhân vượt ngục khỏi nhà tù ở miền Nam California, Mỹ bị nghi trốn trong một chiếc xe tải "siêu nội thất" mà chúng trộm được.

Cảnh sát Jeff  Hallock thuộc sở cảnh sát quận Cam hôm 28/1 cho biết Duong đã lái thử chiếc xe tải tiện ích đang rao bán ở phía Nam TP Los Angeles hôm 24/1 và không quay trở lại trả xe. Cả 3 tù nhân vượt ngục này đã sống cùng nhau trên chiếc xe tải để tránh bị truy bắt sau khi vượt ngục thành công.
Chiếc xe tải bị 3 tù nhân lấy trộm. Ảnh: Cảnh sát quận Cam
Chiếc xe tải bị 3 tù nhân lấy trộm. Ảnh: Cảnh sát quận Cam 

Theo ông Hallock, một giảng viên đại học là bạn của một trong những kẻ vượt ngục đã bị bắt giữ vì tình nghi gửi thông tin bản đồ cho nhóm tù nhân này. Ông Hallock nói rằng bà Nooshafarian Ravaghi, 44 tuổi, giáo viên dạy tiếng Anh tại nhà tù Central Jail là chủ mưu vụ vượt ngục hôm 22/1. Nữ giáo viên này là một trong số 10 người bị bắt giữ liên quan đến vụ đào tẩu trong cuộc truy bắt 2 ngày qua của cảnh sát.

Bọn chúng đã sống ở trong xe sau khi vượt ngục thành công. Ảnh: Twitter
 Bọn chúng đã sống ở trong xe sau khi vượt ngục thành công. Ảnh: Twitter

Phạm nhân Hossein Nayeri, 37 tuổi, bị buộc tội tra tấn dã man một nạn nhân bị bắt cóc vào năm 2012. Tên này trốn thoát khỏi nhà tù ở TP Santa Ana cùng với đồng bọn là Jonathan Tieu, 20 tuổi, bị buộc tội giết người và Bac Duong, 43 tuổi, bị buộc tội âm mưu giết người. Được biết trước khi vượt ngục, Tieu sống trong khu Little Saigon, còn Duong nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ năm 1991. Hai tên đều là người gốc Việt và có liên hệ với các băng đảng địa phương người Việt.

Nữ giáo viên Nooshafarian Ravaghi. Ảnh: Twitter
Nữ giáo viên Nooshafarian Ravaghi. Ảnh: Twitter 

Đây là vụ đào tẩu đầu tiên ở quận Cam kể từ những năm 1980. Giới chức trách Mỹ đã tăng số tiền thưởng lên đến 200.000 USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt những kẻ vượt ngục.

10 vụ vượt ngục đình đám trên thế giới

(Kiến Thức) - Đào hầm dài hơn 1 km hay cuộn mình trong thùng bưu phẩm ... là cách mà tội phạm dùng để tiến hành các vụ vượt ngục đình đám trên thế giới.

10 vu vuot nguc dinh dam tren the gioi
 Năm 2012, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ nghi phạm Choi Gap-bok do liên quan tới một vụ trộm. 6 ngày sau khi bị bắt giữ, tên tội phạm đã tiến hành vụ vượt ngục đình đám trên thế giới sau khi trườn qua một khe hẹp dùng để đưa thức ăn cho tù nhân. Choi bảo rằng, vụ vượt ngục đáng kinh ngạc này thành công một phần là nhờ 20 năm tập luyện yoga.