Vương quốc Bỉ: Môi trường thuận lợi cho khủng bố Hồi giáo

(Kiến Thức) - Theo nhật báo Pháp Le Monde, Hồi giáo cực đoan, chính quyền yếu kém, nghèo đói...là môi trường thuận lợi cho khủng bố Hồi giáo nảy mầm giữa lòng Vương quốc Bỉ.

Trong bài “Bỉ, điểm trung chuyển của thánh chiến”, nhật báo Le Monde phác họa một số mảng ghép trong bức tranh toàn cảnh nhằm lý giải vì sao Vương quốc Bỉ lại trở thành một trong những “ổ khủng bố” ở Châu Âu.
Vuong quoc Bi: Moi truong thuan loi cho khung bo Hoi giao
Đền thờ Hồi giáo xây dựng giữa thủ đô Brussels từ những năm 1960 bằng tiền tài trợ của Ả-rập Xê-út. 
Mảng ghép đầu tiên là đền thờ Hồi giáo xây dựng giữa thủ đô Brussels từ những năm 1960 bằng tiền tài trợ của Ả-rập Xê-út. Công trình này đánh dấu sự ảnh hưởng của Hồi giáo cực đoan, một mảnh đất màu mỡ để phát triển các tư tưởng thánh chiến sau đó lan tỏa ra các vùng khác trong Vương Quốc Bỉ.
Mảng ghép thứ 2: Bỉ là nơi có tất cả những lợi thế cho tổ chức khủng bố tồn tại hoạt động. Về địa lý, Bỉ nằm ở trung tâm không gian đi lại tự do Shenghen. Dù có kiểm soát biên giới chặt thế nào thì người ta vẫn có thể dễ dàng di chuyển qua những nước như Pháp, Hà lan, Đức để rồi từ đó tiếp tục tới Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria.
Bỉ là điểm trung chuyển của buôn lậu vũ khí. Cuối những năm 1990 sau cuộc chiến tranh trong khu vực Balkan và Kapkaz, các tổ chức mafia Albania, Chechnya mọc lên như nấm ở nhiều thành phố của nước này và nhanh chóng tạo thành một mạng lưới cung cấp vũ khí lớn nhất Châu Âu. Các tổ chức thánh chiến đã nhanh chóng tận dụng hạ tầng cơ sở của băng đảng tội phạm đó.
Mảng ghép thứ 3 có thể gọi là “đặc thù chính trị” của Vương quốc Bỉ. Vương quốc này có một nền hành chính và lực lượng cảnh sát phức tạp cồng kềnh...bởi sự đa dạng ngôn ngữ và phân khu vùng quản lý.
Vuong quoc Bi: Moi truong thuan loi cho khung bo Hoi giao-Hinh-2
Thủ đô Brussels bao gồm 19 khu vực hành chính, mỗi khu vực có quyền quản một lực lượng cảnh sát riêng.  
Đơn cử như thủ đô Brussels bao gồm 19 khu vực hành chính, mỗi khu vực có quyền quản một lực lượng cảnh sát riêng. Thủ đô Brussels còn được chia thành 6 vùng của cảnh sát liên bang riêng biệt. Chính sự quản trị phức tạp đó khiến cho các đơn vị cảnh sát hoạt động không đồng bộ với nhau và tất nhiên là hiệu quả cũng sẽ yếu kém.
Cuối cùng, còn phải kể đến chính sách hội nhập của Vương quốc Bỉ. Một nửa các gia đình nhập cư gốc Ma-rốc ở Bỉ là những người nghèo. Một thanh niên có gốc gác Bắc Phi hay Thổ Nhĩ Kỳ ít có cơ hội tìm được việc làm hơn những người có gốc gác khác. Sự kỳ thị đối xử cộng với tình trạng nghèo khó là những yếu tố thuận lợi để tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo lợi dụng để chiêu mộ chiến binh thánh chiến.

Bắt giữ Abdelsalem châm ngòi đánh bom khủng bố ở Bỉ?

(Kiến Thức) - Việc bắt giữ Salah Abdelsalem - kẻ lên kế hoạch tấn công khủng bố Paris - có thể đã châm ngòi các vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ.

Giới chức an ninh Bỉ thừa nhận các vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ hôm 22/3 có thể là kết quả của vụ bắt giữ Salah Abdelsalem vì sợ tên này có thể đã tiết lộ kế hoạch tấn công khủng bố khi bị thẩm vấn.
Bat giu Abdelsalem cham ngoi danh bom khung bo o Bi?
Salah Abdelsalem, 26 tuổi, một công dân Pháp gốc Marốc, là kẻ khủng bố sống sót duy nhất của các cuộc tấn công đẫm máu ở  Paris cách đây 5 tháng. 
Salah Abdelsalem, 26 tuổi, một công dân Pháp gốc Marốc, là kẻ khủng bố sống sót duy nhất của các cuộc tấn công đẫm máu ở  Paris cách đây 5 tháng. Bảy tên khủng bố khác đã thiệt mạng, trong đó có anh trai của Salah. Hắn đã bị cảnh sát chống khủng bố của Bỉ bắt giữ ngày 18/3 tại một ngôi nhà ở khu vực Molenbeek thuộc thủ đô Brussels - một lò đào tạo chiến binh thánh chiến khét tiếng, sau một cuộc đọ súng với cảnh sát. Ba nghi phạm khác cũng đã bị bắt giữ trong cuộc đột kích Molenbeek.

Kết quả chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry

(Kiến Thức) - Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Phần công việc chủ yếu rơi vào ngày thứ hai của chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry. Hôm 24/3, đàm phán Nga-Mỹ đã kéo dài tổng cộng gần 8 tiếng đồng hồ và diễn ra trong hai giai đoạn: bốn tiếng cho cuộc họp giữa hai ngoại trưởng Kerry và Sergei Lavrov và gần bốn tiếng nữa cho cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ngoại trưởng Mỹ ở điện Kremlin.
Ket qua chuyen di Moscow cua Ngoai truong John Kerry
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ông John Kerry tuyên bố rằng các cuộc đối thoại của ông ở Moscow là hữu ích và có kết quả.

“Đừng sợ Donald Trump!”

(Kiến Thức) - Vì sao Donald Trump lại khiến người ta sợ? Đảng Cộng hòa hốt hoảng và báo chí cũng bày tỏ quan ngại, thậm chí cả báo chí Châu Âu.

“Đừng sợ Donald Trump!” là lời nhận định pha chút thách thức của nhà văn Mỹ Iain Levison, được Libération đăng trong mục Ý kiến.
“Dung so Donald Trump!”
Sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng hòa là đã đánh giá ứng viên-tỷ phú Donald Trump quá thấp. 
Theo nhà văn Iain Levison, đánh giá Donald Trump không đủ tư cách để tranh cử là đánh giá thấp mang tính thảm họa trong đảng Cộng hòa hiện nay. Trên thực tế, nhà tỷ phú ở New York này chẳng tồi tệ hơn các ứng viên khác trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Thậm chí, ông Trump còn có thể thay đổi chính sách của nước Mỹ, một cách tốt hơn.