Kết quả chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry

(Kiến Thức) - Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Phần công việc chủ yếu rơi vào ngày thứ hai của chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry. Hôm 24/3, đàm phán Nga-Mỹ đã kéo dài tổng cộng gần 8 tiếng đồng hồ và diễn ra trong hai giai đoạn: bốn tiếng cho cuộc họp giữa hai ngoại trưởng Kerry và Sergei Lavrov và gần bốn tiếng nữa cho cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ngoại trưởng Mỹ ở điện Kremlin.
Ket qua chuyen di Moscow cua Ngoai truong John Kerry
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ông John Kerry tuyên bố rằng các cuộc đối thoại của ông ở Moscow là hữu ích và có kết quả.
Ngoại trưởng John Kerry nói sau các cuộc đàm phán: "Tôi xin cảm ơn về việc ông Sergei (Lavrov) và Tổng thống Putin đã dành thời gian ngày hôm nay cho một cuộc đối thoại hết sức nghiêm túc và mang tính xây dựng, tôi có thể nói rằng cuộc đối thoại rất sâu sắc và thấu đáo”.
Về phần mình, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói: “Chúng tôi khẳng định rằng không bao giờ đóng cửa và không né tránh tương tác, luôn sẵn sàng hợp tác trên cơ sở bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích lẫn nhau".
Sự quan tâm đặc biệt của các bên được dành cho vấn đề Syria. Moscow và Washington đã thỏa thuận về sự cần thiết tiến hành các cuộc đối thoại trực tiếp giữa chính phủ Syria và các đại diện của phe đối lập. Hai bên ghi nhận sự tiến bộ trong việc giảm mức độ bạo lực ở Syria nhờ sự hợp tác Nga-Mỹ.
Ngoại trưởng Kerry kêu gọi tìm giải pháp nhanh chóng cho vấn đề Syria để tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố IS.
Một chủ đề trọng tâm nữa của cuộc đàm phán Nga-Mỹ là tình hình phía đông nam Ukraine. Cả Moscow lẫn Washington đều nhất trí rằng để giải quyết tình hình ở Donbass hiện nay, không có phương án thay thế nào khác ngoài việc thực thi Thỏa thuận Minsk.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sẵn sàng dỡ bỏ "tất cả các biện pháp trừng phạt" Nga sau khi Thỏa thuận Minsk được thực hiện, ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong phần mở đầu cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Kerry tại điện Kremlin, nói nước Nga luôn vui mừng chào đón những chuyến thăm của các đại diện Mỹ, vốn diễn ra trong không khí làm việc và tạo điều kiện thúc đẩy trong những vấn đề quan trọng nhất.
Cả hai bên đồng ý rằng việc suy giảm hơn nữa quan hệ song phương Nga-Mỹ là không phù hợp lợi ích của mỗi quốc gia.

Vì sao thủ đô Brussels bị IS tấn công khủng bố?

(Kiến Thức) - Vì sao Brussels bị IS tấn công khủng bố? Đó là câu hỏi mà giới phân tích đang tìm cách đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Các vụ đánh bom tự sát ngày 22/3, mà nhóm khủng bố có tên Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm, đã giết 34 người và làm bị thương hàng trăm người khác tại sân bay quốc tế Brussels và một ga tàu điện ngầm ở ngay trung tâm thủ đô Brussels nước Bỉ.
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels làm mục tiêu tấn công?
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels làm mục tiêu tấn công? 
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels?

Châu Âu bất lực trước hiểm họa khủng bố?

(Kiến Thức) - Hàng nghìn kẻ khủng bố đã được cài cắm ở Châu Âu, trong khi các cơ quan an ninh lại bất lực, không thể đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng.

Chỉ cần vài kẻ đánh bom cũng đã đủ để đóng cửa thủ đô Brussels, nơi đặt trụ sở của NATO và Liên minh Châu Âu, thông qua các cuộc tấn công khủng bố ở sân bay quốc tế và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek. Các dịch vụ đường không, đường sắt và đường bộ ra vào Brussels đã bị tê liệt và mạng điện thoại di động bị phong tỏa.
Chau Au bat luc truoc hiem hoa khung bo?
Châu Âu bất lực trước hiểm họa khủng bố?
Hàng ngàn kẻ khủng bố được IS huấn luyện đã vào Châu Âu, trà trộn trong số hơn một triệu người di cư trong 2015. Các phương tiện truyền thông Anh nói có đến 4.000 kẻ khủng bố đã được IS cài cắm ở Châu Âu, trong khi Tư lệnh NATO- Tướng Philip Breedlove – đưa ra con số 1.500, trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Trong thực tế, các cơ quan an ninh không có cách nào để xác minh nhân thân của những người tị nạn hoặc di cư đến Châu Âu. Để mua một hộ chiếu giả Syria để sang Châu Âu, người ta chỉ cần chi khoảng 3.000 USD. Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức khủng bố khác có thể đưa hàng nghìn kẻ khủng bố vào Châu Âu và một “tiểu tổ” khủng bố có thể làm tê liệt cả một một thành phố lớn.

Thỏa thuận Nga-Mỹ mở đường chiến dịch không kích IS ở Syria

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia Nga, thỏa thuận đạt được giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ mở đường cho một cuộc chiến chống phiến quân IS tại Syria một cách hiệu quả hơn.

Ngày 30/9, Nga bắt đầu tiến hành các cuộc không kích phiến quân IS tại Syria sau khi Thượng viện Nga cho phép việc sử dụng lực lượng vũ trang ở nước ngoài theo đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Ảnh AP.
Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Ảnh AP.