Vùng xanh bình yên, cảng cá lớn nhất TT-Huế tấp nập giữa mùa dịch
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, thế nhưng, bà con vùng biển Thuận An mỗi sớm vẫn tấp nập ra khơi, tôm cá đầy thuyền.
Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP Huế, TT-Huế) nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 14km. Đây được xem là cảng cá lớn nhất tỉnh với khu chợ sầm uất, thủy hản sản phong phú, đa dạng.
Chợ cá tấp nập vào 4h sáng.
Những ngày này, với những ngư dân vùng biển Thuận An, cuộc sống của họ ít bị ảnh hưởng bởi mỗi ngày, “tôm cá vẫn đầy thuyền”.
Những chuyến xe chở hải sản tươi sống lần lượt được chở lên bờ.
Nữ “phu cá” đang bốc hàng.
Từ mờ sáng, khu chợ đã đi vào hoạt động với hình ảnh tấp nập kẻ mua, người bán. Để đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19, mọi người ai nấy đều đeo khẩu trang nhưng trên gương mặt vẫn lộ rõ nét vui mừng, phấn khởi.
Một nhóm thanh niên kéo xe ra sát mép bờ cảng nhận cá từ tàu rồi vội vàng đưa lên bờ. Người đưa cá từ tàu vào bờ, người vận chuyển tôm, cá, mực… từ ghe lên, người phân loại hải sản, người cân hàng, người xay đá… Không khí bến cảng luôn sôi động.
Thỉnh thoảng họ dừng tay nghỉ ngơi, túm tụm chuyện trò, cười đùa trong chốc lát rồi lại nhanh chóng vào vị trí công việc khi có một chiếc thuyền mới cập bến.
Chợ cá tấp nập lúc rạng sáng.
Nét mặt tươi cười ẩn mình sau chiếc khẩu trang kín mít.
Việc chấp hành đeo khẩu trang được bà con thực hiện tốt.
“Mọi người vẫn quen gọi chúng tôi là “phu cá” vì làm công việc bốc vác, xếp hàng tại cảng. Chúng tôi làm việc từ khi tàu cá đầu tiên cho đến khi tàu cá cuối cùng vào bờ mới được nghỉ.
Chúng tôi làm liên tục từ tinh mơ, thay nhau tranh thủ ăn sáng. Công việc vất vả nhưng thu nhập cũng đủ sống”, một thanh niên trong nhóm chia sẻ.
Sản lượng đánh bắt đợt này khá tốt, thuyền nào về cũng đầy khoang.
Những khay cá tươi được sắp sẵn để giao cho thương lái.
Chị Nguyễn Thị Mơ - một tiểu thương thu mua cá tại cảng cho biết, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi nhưng Huế vẫn yên bình, bà con ai cũng phấn khởi.
“Từ sáng sớm, tôi đã chạy xe từ TP Huế về đây để chờ mua những mẻ cá tươi đưa lên thành phố bán. Cảng Thuận An mùa này rất tấp nập. Cá rất tươi do thuyền đánh bắt đưa về lúc rạng sáng nên tiêu thụ thuận tiện”, chị Mơ chia sẻ thêm.
Những chuyến xe đông lạnh lần lượt vào cảng để lấy cá.
Bốc hết hải sản, những ngư dân lại chuẩn bị cho hành trình mới, tiếp tục ra khơi.
Trao đổi với VietNamNet, ngư dân Nguyễn Văn Quyền (trú tổ dân phố An Hải, phường Thuận An) cho biết, gia đình anh trải qua nhiều đời làm nghề đánh bắt cá trên vùng biển Thuận An.
Theo anh Quyền, công việc, giờ giấc của những ngư dân như anh thay đổi linh động tùy vào từng mùa, nhưng khi xuất phát từ ngoài khơi vào bờ thì phải căn thời gian để tiêu thụ hải sản vào buổi sáng và cũng là lúc cảng cá đông người, nhộn nhịp.
“Mỗi chuyến ra khơi, chúng tôi thường mất 3-5 ngày để trở về bờ. Thời gian qua, nhờ thời tiết thuận lợi nên việc đánh bắt cũng mang lại hiệu quả cao”, anh Quyền cho biết.
Mùa hè “đoàn viên” của các gia đình ngư dân trên cảng cá Ngọc Hải
Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều gia đình làm nghề chài lưới trên biển thường xuyên phải xa vợ con, gia đình. Tranh thủ thời gian nghỉ hè của trẻ nhỏ, các thuyền viên dẫn vợ con ra biển, đây là quãng thời gian ngắn ngủi các gia đình trên cảng cá Ngọc Hải được đoàn tụ đầy đủ thành viên.
Cảng cá Ngọc Hải (Đồ Sơn, Hải Phòng) có diện tích hơn 200.000m2, với hơn 1.000 tàu neo đậu. Hoạt động trao đổi mua bán thủy hải sản diễn ra tấp nập. Do vậy, thường xuyên có nhiều tàu cá từ khắp nơi đổ về.
Tranh thủ thời gian nghỉ hè của trẻ nhỏ, nhiều thuyền viên đưa con nhỏ lên thuyền, vừa vui chơi, vừa ra khơi đánh bắt cá. Được biết đây là quãng thời gian ít ỏi các thành viên trong gia đình được đoàn tụ bên nhau.
Anh Trần Văn Thể (Đông Triều, Quảng Ninh) cùng 3 thành viên khác trong gia đình đang di chuyển bằng bè nổi. Thường ngày anh Thể cùng vợ lao động trên biển, các con nhỏ ở quê được ông bà chăm sóc. Tranh thủ thời gian nghỉ hè, hai vợ chồng anh đưa con ra biển, các cháu sẽ ở trên thuyền cùng bố mẹ nửa tháng.
Để đảm bảo sinh hoạt trên biển, vợ chồng anh phải chuẩn bị cho các con các đồ dùng cần thiết. Trên chiếc bè nổi chật hẹp
Trần Hoàng Giáp (13 tuổi) và Trần Minh Tú (8 tuổi) - con trai anh Thể rất háo hức khi được lên thuyền cùng bố mẹ ra khơi. Cả hai anh em đều rất vui khi được đoàn tụ cùng bố mẹ.
Các em nhỏ trên cảng cá Ngọc Hải bơi lội rất giỏi, rất các thuyền đều trang bị phao cứu sinh đề phòng đuối nước.
Mỗi thuyền đều có bè nổi để tiện di chuyển trên mặt nước, vì thế các em nhỏ tại đây cũng sớm biết sử dụng loại phương tiện này.
Mua bán trao đổi thực phẩm diễn a ngay trên biển, các gia đình thường xuyên dự trữ thịt, rau từ đất liền cho những thời điểm phải đi đánh bắt dài ngày.
Trên mỗi thuyền đánh cá không thể thiếu thực phẩm và các đồ dùng sinh hoạt từ đất liền.
Sau những ngày ra khơi vất vả, bà con ngư dân trên cảng cá Ngọc Hải tranh thủ nghỉ ngơi.
Thuyền bè dừng lại giáp bờ, chuẩn bị cho những chuyến hành trình dài hơi phía trước.
Thuyền bè dừng lại gần bờ, chuẩn bị cho những chuyến hành trình dài hơi phía trước.
Ngân “Gốm” và loạt kiều nữ xinh đẹp bị tố lừa tiền tỷ
Mới đây, đại gia Ngân "Gốm" đã bị công an Gia Lâm (Hà Nội) truy tìm vì bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, hàng loạt "kiều nữ" xinh đẹp, nổi tiếng trên mạng xã hội cũng bị tố cáo về hành vi tương tự.
Đại gia Ngân "Gốm" bị tố lừa đảo: Ngày 13/8, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã phát thông báo truy tìm Đỗ Thị Kim Ngân (thường được gọi là Ngân "Gốm") để làm rõ về đơn tố giác Ngân lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Ngân dùng việc bán hàng để kêu gọi cứu trợ thiên tai, vùng kinh tế khó khăn. Sau khi những người mua hàng chuyển tiền cho bà Ngân thì bị chặn số liên lạc, chặn Zalo, Facebook.
Chế thêm "bản sao" hồ sơ đất để… lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ: Khi người cho vay tiền yêu cầu phải thế chấp giấy tờ sở hữu bất động sản, Đặng Thị Mai Hương (SN 1989, trú TP Nha Trang) đã ứng dụng kỹ thuật photocoppy màu, chế ra "bản sao" không khác gì bản gốc bằng để chiếm đoạt tiền tỷ. Ngày 17/7, Hương bị Công an tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam.
Đang đánh bắt hải sản ở ngoài khơi, một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị chìm. 47 ngư dân bị nạn được anh Lâm cứu vớt thành công.
Ngày 19/3, tàu cá mang số hiệu QNa 91595 TS của ông Huỳnh Minh Khả (48 tuổi, trú xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã chở 47 ngư dân bị nạn về cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành) an toàn.
Khoảng 15h ngày 15/3, tàu QNa 90839 TS do ngư dân Nguyễn Văn Bé (44 tuổi, ở xã Tam Giang, Núi Thành) làm thuyền trưởng, đang đánh bắt hải sản ở vị trí cách cảng An Hòa khoảng 475 hải lý thì bị chìm.
Tàu cá đưa 47 ngư dân bị nạn về đất liền. Ảnh: T.Đức.