Vua “đại bác bánh xích” M109A7 Mỹ có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - M109A7 được coi là phiên bản nâng cấp sâu rộng nhất của dòng pháo tự hành M109, được kỳ vọng sẽ đem lại sức mạnh mới cho pháo binh Lục quân Mỹ.

Tạp chí Armyrecognition.com đưa tin, giữa tháng 5, Quân đội Mỹ lần đầu tiên giới thiệu mẫu pháo tự hành M109A7 155mm thế hệ mới cùng với xe tiếp đạn và hậu cần M992A3.
Hệ thống pháo tự hành M109 Paladin là một trong những pháo tự hành được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Phiên bản nâng cấp M109A7 được Quân đội Mỹ giới thiệu ở một buổi lễ tại căn cứ quân sự Anniston, với sự tham gia của một số nhà lập pháp thuộc bang Alabama.
"M109A7 sẽ mang lại sức mạnh hoàn toàn mới cho lực lượng pháo binh Lục quân Mỹ trong chiến tranh hiện đại", các quan chức Mỹ tuyên bố.
Bản nâng cấp của M109A7 cùng xe tiếp đạ M992A3 tại buổi lễ dưới thiệu ở tiểu bang Alabama.
Bản nâng cấp của M109A7 cùng xe tiếp đạ M992A3 tại buổi lễ dưới thiệu ở tiểu bang Alabama.
Dự kiến, trong mùa hè năm nay những khẩu pháo tự hành M109A6 Paladin và xe tiếp đạn M992A2 thế hệ cũ sẽ được vận chuyển đến căn cứ quân sự Anniston, để tiến hành tháo dỡ và lấy lại một số bộ phận chính để phục vụ cho quá trình nâng cấp. Các phần còn lại sẽ được tái chế để phục vụ cho các mục đích khác.
M109A7 sẽ được trang bị khung gầm hoàn toàn mới và do Hãng BAE Systems chế tạo tại một nhà máy ở York, bang Pennsylvania. Sau đó toàn bộ chi tiết của một chiếc M109A7 sẽ được chuyển đến một nhà máy khác của BAE Systems ở Eglin, tiểu bang Oklahoma, để hoàn thành quá trình lắp ráp và hoàn thiện.
Chỉ huy căn cứ Anniston - Đại tá Brent Bolander cho biết, nơi này một kho lưu trữ hàng đầu của lực lượng tăng thiết giáp Mỹ. Nơi chuyên sửa chữa và nâng cấp một số lượng lớn các loại xe tăng và xe bọc thép cho Quân đội Mỹ mỗi năm.
M109A7 là bản nâng cấp toàn diện nhất của pháo tự hành M109.
M109A7 là bản nâng cấp toàn diện nhất của pháo tự hành M109.

Trong ngắn hạn, hệ thống pháo tự hành M109A7 sẽ đóng vai trò như lực lượng hỗ trợ hỏa lực dưới mặt đất và sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mà không cần phải huy động đến không quân hay các loại vũ khí công nghệ cao.
Theo Trung tá Michael Zahuranic, giám đốc phụ trách mảnh pháo binh tự hành của Quân đội Mỹ cho hay, M109A7 sẽ là phiên bản nâng cấp toàn diện về mọi mặt và giúp nó có thể thích nghi với mọi điều kiện tác chiến trong tương lai.
M109A7 vẫn sử dụng hệ thống pháo tiêu chuẩn 155mm và quá trình nâng cấp sẽ trang bị một khung gầm mới, động cơ có hiệu suất cao hơn, hộp số, bộ phận chuyển động chính và hệ thống lái. Cơ bản các bộ phận mới trên sẽ được dựa trên thiết kế của xe chiến đấu bộ binh Bradley của Quân đội Mỹ, giúp giảm bớt chi phí hậu cần cũng như phụ tùng thay thế trong quá trình bảo trì nâng cấp. Bên cạnh đó, việc duy trì khả năng sống sót trên chiến trường cũng là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nâng cấp M109A7.
Hiện tại, các quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ lẫn nhà thầu chính là BAE Systems khá kỳ vọng về dự án nâng cấp dòng pháo tự hành M109. Nhất là trong bối cảnh Quân đội Mỹ bị cắt giảm ngân sách và không thể phụ thuộc quá nhiều vào lực lượng không quân hay các loại vũ khí đắt tiền khác.
Pháo tự hành M109 đạt tầm bắn 18km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm.
 Pháo tự hành M109 đạt tầm bắn 18km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm.
Pháo tự hành 155mm Paladin được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1963 trong Chiến tranh Việt Nam và có lịch sử phục vụ hơn 50 năm trong Quân đội Mỹ.
M109 là mẫu pháo tự hành có tính cơ động cao, có khả năng hỗ trợ hỏa lực tốt và là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của giới cầm quân Mỹ.
Pháo tự hành M109 có trọng lượng 27,5 tấn, chiều dài 9m với kíp chiến đấu gồm 6 người. Vũ khí chính gồm một pháo M129 155mm có phạm vi tấn công hiệu quả là 18km đối với đạn thông thường và 30km với đạn tăng tầm. M109 được trang bị một động cơ Detroit diesel 8V71T có công suất 450 mã lực, hoạt động trong phạm vi 350km với tốc độ di chuyển tối đa 56km/h.

Nhận diện rõ ràng chiến đấu cơ TQ xâm phạm không phận VN

(Kiến Thức) - Trung Quốc đã triển khai máy bay cường kích hạng nặng JH-7 xâm phạm không phận Việt Nam, hăm dọa tàu thực thi pháp luật của ta tại khu vực đặt giàn khoan trái phép.

Tính đến 16h30 phút chiều 16/5, ông Nguyễn Văn Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, số tàu của Trung Quốc ở quanh khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đã tăng lên đến 126 chiếc. Những ngày qua, tàu Trung Quốc tiếp tục các hành động hung hăng chủ động đâm, húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Tính đến 16h30 phút chiều 16/5, ông Nguyễn Văn Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, số tàu của Trung Quốc ở quanh khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đã tăng lên đến 126 chiếc. Những ngày qua, tàu Trung Quốc tiếp tục các hành động hung hăng chủ động đâm, húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ

Uy lực hệ thống phòng không trên tàu chiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Hệ thống vũ khí phòng không hiện tại trên tàu chiến Việt Nam có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu ở tầm xa đến 15km, độ cao 10km.

Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.
Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.

Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.
Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.

Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài). 

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.

Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.
Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.

Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II.
Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II. 
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.

Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút. 

Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam.
Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm.
Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm. 
Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.
 Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.