Vụ tiêu diệt Bin Laden: Đâu là sự thật?

(Kiến Thức) - Có những tin nói rằng trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tình báo Pakistan giam giữ, thậm chí đã chết ở Afghanistan năm 2001… Vậy đâu là sự thật?

Một bài viết của nhà báo có tiếng Seymour Hersh tấn công trực diện vào câu chuyện hùng tráng phần nào đã làm nên thành công trong chính sách ngoại giao nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama.
Nhà báo Seymour Hersh, người từng giành giải Pulitzer danh tiếng.
Nhà báo Seymour Hersh, người từng giành giải Pulitzer danh tiếng.
Theo tác giả Seymour Hersh, người từng giành giải Pulitzer, vụ bố ráp và giết chết thủ lĩnh al-Qaeda, Osama Bin Laden, chẳng bí mật và cũng chẳng mấy nguy hiểm, mà chỉ là chiến dịch phối hợp giữa tình báo quân đội Mỹ Kỳ với Pakistan.
Cáo buộc này bị nhiều người ở Mỹ và Pakistan cực lực phản đối. Họ chỉ ra những chỗ “thiếu căn cứ” và những kết luận đáng ngờ trong bài bài viết dài của nhà báo Seymour Hersh.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Ned Price nói: “Nhận xét rằng chiến dịch sát hại Osama bin Laden không phải một điệp vụ đơn phương rõ ràng là sai”. Ông này nói nhấn mạnh rằng bài viết của Seymour Hersh là tối nghĩa với “những nhận định thiếu chính xác và vô căn cứ”.
Tâm điểm bài viết của nhà báo Seymour Hersh
Tâm điểm bài viết của Seymour Hersh Hersh là từ năm 2006, Bin Laden đã nằm dưới quyền kiểm soát của tình báo Pakistan, bị giữ ở Abbottabad với sự hỗ trợ tài chính từ Ả-rập Xê-út.
Nhà báo Seymour Hersh viết các quan chức cấp cao của Pakistan chấp thuận cho Mỹ thực hiện “đột kích” - trên thực tế là ám sát - sau khi Mỹ tìm ra tung tích Bin Laden qua một nguồn tin tình báo Pakistan (chứ không phải sau khi thẩm vấn các thành viên al-Qaeda bị giam giữ và điều tra sâu một người đưa tin của Bin Laden).
Một thỏa thuận được thông qua lúc đó cho phép Mỹ theo dõi chi tiết khu vực này, lấy các bằng chứng ADN xác nhận đó là Bin Laden và thậm chí còn được cấp điệp viên người Pakistan để giúp cho chiến dịch – đổi lấy việc Mỹ  tiếp tục hỗ trợ tài chính cho cơ quan tình báo và lãnh đạo Pakistan.
Theo Hersh, Tổng thống Obama đáng ra phải đợi một tuần trước khi thông báo cái chết của Osama Bin Laden
Theo nhà báo Seymour Hersh, một phần của thỏa thuận là Mỹ sẽ hoãn báo tin cái chết của Bin Laden trong một tuần và chỉ nói rằng ông ta bị giết trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Afghanistan.
Thế nhưng, Tổng thống Obama đã phản lại người Pakistan, sau khi một trực thăng của Mỹ bị rơi trong chiến dịch và Nhà Trắng lo sợ sẽ không thể giữ kín được câu chuyện.
Tổng thống Obama đã tuyên bố trước toàn dân về việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bị Laden.
Tổng thống Obama đã tuyên bố trước toàn dân về việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bị Laden.  
Vì thế mà Tổng thống Obama đã tuyên bố trước toàn dân vào đêm đó rằng lực lượng đặc biệt của Hải quân Mỹ đã thực hiện một vụ tấn công dũng cảm dựa trên thông tin tình báo bí mật thu thập được từ nhiều tháng qua mà phía Pakistan không hề biết, trong đó có một vụ đọ súng giết chết Bin Laden và nhiều dân quân khác.
Những ngày sau đó, các chi tiết cụ thể hơn đã bị rò rỉ từ Nhà Trắng, khiến các chỉ huy lực lượng đặc nhiệm và quốc phòng Mỹ giận dữ.
Bài viết của nhà báo Seymour Hersh kết thúc bằng lời lên án chính sách ngoại giao của chính quyền Obama: “Dù sao thì dối trá ở cấp cao vẫn là cách vận hành chính sách của Mỹ".
Những nghi vấn xung quanh bài viết của nhà báo Seymour Hersh
Nhưng không lâu sau đó, một số đồng nghiệp báo chí của Hersh bắt đầu đặt ra nghi vấn về câu chuyện này, đặc biệt là Max Fischer (Vox) và Peter Bergen (CNN).
Những chỉ trích được đưa ra chủ yếu xoay quanh các vấn đề:
• Nguồn không đáng tin cậy: Phần lớn bài viết của Hersh dựa trên tuyên bố của các quan chức tình báo giấu tên ở Mỹ và Pakistan, mà không một người nào trong đó trực tiếp tham gia vào chiến dịch. Nguồn tin duy nhất có nêu tên là Asad Durrani, từng phục vụ trong lực lượng tình báo Pakistan từ khoảng hơn hai thập niên trước và cũng chỉ nói rằng “đồng nghiệp cũ” của ông đồng ý với bài viết của nhà báo Hersh.
Nhà báo Peter Bergen sau đó đã liên hệ với Durrani và ông này chỉ trả lời rằng nguồn của nhà báo Hersh “có thể có lý”.
• Tuyên bố mâu thuẫn: Nhà báo Seymour Hersh đã bỏ qua thực tế rằng hai trong số thủy quân tham gia vụ tấn công căn cứ của Bin Laden đã kể lại chi tiết vụ đột kích, trái ngược hẳn với thông tin của ông.
Nhà báo Bergen -người tới khu căn cứ sau vụ bố ráp - viết rằng có chứng cứ cho thấy rõ đã xảy ra đọ súng kéo dài do nơi này “đầy mảnh kính vỡ và ở một số khu vực chi chít lỗ đạn”.
• Nhiều kết luận thiếu thực tế: Vì sao Ả-rập Xê-út lại muốn giúp đỡ (Bin Laden) kẻ từng muốn lật đổ chế độ quân chủ ở nước này?
Nếu sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho Pakistan là một phần của thỏa thuận, thì vì sao quan hệ Mỹ-Pakistan lại lung lay trong những năm sau khi xảy ra vụ tiêu diệt Bin Laden? Nếu Mỹ và Pakistan từng hợp tác với nhau, liệu một cuộc đột kích có tổ chức là cách đơn giản duy nhất để đảm bảo Bin Laden sẽ bị giết chết?
Trong khi đó, các nhà bình luận bảo thủ ở Mỹ, những người từ bấy lâu nay vẫn bàn đi bàn lại cáo buộc của Seymour Hersh về hành động của Mỹ dưới thời chính quyền Bush, tán dương những ý kiến chỉ trích Tổng thống Obama.
Tổng thống Obama và các quan chức cấp cao Hoa Kỳ theo dõi vụ đột kích tiêu diệt Bin Laden.
Tổng thống Obama và các quan chức cấp cao Hoa Kỳ theo dõi vụ đột kích tiêu diệt Bin Laden.
Nhà báo John Nolte của Breitbart viết: “Khi Seymour Hersh đưa ra những ý kiến điên cuồng chống lại Obama, bỗng nhiên ông ta trở thành một gã kỳ dị, không phải một chính khách cấp cao nữa. Với Bush, ông ta chính là Vua của ngành truyền thông”.
Twitter vẫn là nơi mà mọi việc được thuật lại một cách nhanh chóng và cách nói “Whoa if true” ('Ôi nếu mà có thật') để chỉ cáo buộc nghe có thể rất nghiêm trọng nhưng còn nghi vấn.
Cho tới nay, có vẻ như phản ứng về bài viết của nhà báo Seymour Hersh đã gây ra rất nhiều “whoa” – nhưng cũng cần chú ý tới vế sau không kém, “if true” – nếu đó là sự thật.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ định đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc bồi đắp trái phép có nguy cơ dẫn đến xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Tờ  Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa  máy bay do thám và tàu chiến của Hải quân Mỹ đến sát các rạn san hô và “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
Nguy co xung dot Trung-My o Bien Dong
Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay Mỹ xâm nhập khu vực 12 hải lý của các rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và dẫn đến  phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.

Mỹ làm gì để thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ tính chuyện thách thức Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, nhưng Lầu Năm Góc sẽ làm gì và như thế nào?

Người ta tự hỏi nguyên do đằng sau thách thức nói trên, việc thực hiện thách thức đó được thực thi như thế nào trong thực tế và những tác động của nó là gì?
Quân đội Mỹ đã đề ra các biện pháp thách thức hoạt động cải tạo đất mà Trung Quốc đang ráo riết tiến hành ở Biển Đông. Nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đòi hỏi những đặc quyền cho các “hòn đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, những đặc quyền (như có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa…) mà các rạn san hô và bãi đá ngầm không hề có.

Vì sao Trung Quốc “quân sự hóa” Biển Đông?

(Kiến Thức) - Cách tiếp cận “quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của "siêu cường khu vực" Trung Quốc.

Đó là nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon -  nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược hàng hải của Hàn Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Kỹ thuật hệ thống quốc phòng  của Đại học Sejong ở thủ đô  Seoul.
Vi sao Trung Quoc
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh thị uy ở Biển Đông.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, trong khi đề ra sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”,  Trung Quốc đang ráo riết tiến hành  các hoạt động nạo vét “đắp đảo nhân tạo” ở 7 rạn san hô và bãi cát ngầm đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng đang xây dựng các căn cứ hải quân-không quân trên những “hòn đảo” mới được bồi đắp trái phép này. Đó là các cầu cảng, đường băng sân bay dài 3.000 mét, căn cứ của các đơn vị đồn trú được trang bị radar và trọng pháo bảo vệ bờ biển.