Vụ tàn sát rừng ở Quảng Nam: 6 cán bộ kiểm lâm bị đình chỉ công tác

Ngành Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã có quyết định tạm đình chỉ công tác nửa tháng với 6 cán bộ kiểm lâm về việc để xảy ra việc phá rừng phòng hộ Sông Kôn và rừng lim Nam Sông Bung.

Ngày 4.4, ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Quảng Nam cho biết, đã ký các quyết định đình chỉ công tác nửa tháng đối với 6 cán bộ kiểm lâm địa bàn thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Kôn và Nam Sông Bung.
Cụ thể, trong vụ phá rừng trái phép tại xã Tà Lu và lâm phận Sông Kôn (huyện Đông Giang), do không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, để lâm tặc phá 33 cây rừng, với tổng khối lượng cây đứng hơn 72,6m3 gỗ các loại.
Theo đó, ông Phan Thanh Minh, Trạm trưởng Trạm QLBVR số 3, BQL rừng phòng hộ Sông Kôn và ông Đặng Thi, Kiểm lâm địa bàn xã Tà Lu bị đình chỉ công tác 15 ngày.
Để xảy ra phá rừng phòng hộ, 6 kiểm lâm ở Quảng Nam bị đình chỉ công tác.
Để xảy ra phá rừng phòng hộ, 6 kiểm lâm ở Quảng Nam bị đình chỉ công tác. 
Riêng vụ phá rừng trái phép tại rừng phòng hộ Nam Sông Bung, tại Khoảnh 1, 3, Tiểu khu 335, (xã Chà Val, huyện Nam Giang, Quảng Nam), có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ (33 cây Lim xanh và 1 cây Xoan đào). Ước tính tổng khổi lượng gỗ thiệt hại 235,111 m3; trong đó gỗ Lim xanh 223,121 m3 và gỗ Xoan đào 11,990 m3; khối lượng gỗ còn tại hiện trường 125,909 m3 gỗ tròn và 3,949 m3 gỗ xẻ.
Do không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, để xảy ra khai thác gỗ trái phép trên địa bàn được giao, 4 cán bộ kiểm lâm bị đình chỉ công tác 15 ngày gồm: Ông A Vô Tô Vích, Trạm trưởng Trạm QLBVR Chà Vàl, BQL rừng phòng hộ Nam Sông Bung; ông Trần Kim Hoàng, Phụ trách Trạm QLBVR Tà Pơ, BQL rừng phòng hộ Nam Sông Bung; ông Nguyễn Nhị, Kiểm lâm địa bàn xã Chà Vàl và ông Nguyễn Trường Tiến, Kiểm lâm địa bàn xã Tà Pơ.
Trong khi đó, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi công bố email cá nhân về việc tiếp nhận phản ánh tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh, ông đã nhận được 6 email của các cá nhân tập thể trong việc tố giác các hành vi xâm hại rừng cũng nhưng hiến kế trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Những cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ không thương tiếc.
Những cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ không thương tiếc. 
“Trong tuần tới tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức cuộc họp quan trọng nhằm đánh giá, tổ chức lại công tác quản lý bảo vệ rừng, cũng như trong công tác cán bộ của bộ máy bảo vệ rừng. Qua đó, giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng được tốt hơn” - ông Thanh nói.
Trước đó, liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước) UBND tỉnh, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cũng đã xử lý hàng loạt lãnh đạo, cán bộ ngành kiểm lâm. Theo đó, ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam bị kỷ luật với hình thức khiển trách cả về Đảng và chính quyền. Tiếp đến là ông Huỳnh Ngọc Tân - Hạt phó Hạt Kiểm lâm Nam Quảng Nam bị kỷ luật cách chức Chi ủy viên chi bộ Hạt Kiểm lam Nam Quảng Nam, cách chức Hạt phó và nhiều cán bộ khác.

Cựu Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Bến Tre lĩnh án vì phá rừng

Nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre và nguyên Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và Đặc dụng tỉnh Bến Tre cùng lĩnh mức án 3 năm tù giam...

Sau 3 ngày xét xử vụ án “vi phạm các quy định về quản lý rừng”, chiều nay (14/8), TAND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt 5 bị cáo nguyên là cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre.

Quảng Bình thông báo tìm Giám đốc rừng phòng hộ "mất tích"

Thông báo tìm ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc BQL rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa đã được gửi tới gia đình ông Sơn sau nhiều ngày ông này bỏ nhiệm sở không có lí do.

Thông tin được ông Cao Xuân Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện xác nhận chiều nay. Theo đó, Phòng Nội vụ và Phòng Tư pháp của UBND huyện này được giao nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, thủ tục để làm bản thông báo tìm người. Bản thông báo này chưa gửi đến cơ quan Công an và chỉ mới được gửi tới gia đình ông Sơn theo đúng quy trình, thủ tục. Hiện tại, việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc mới ở Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện chưa triển khai.
Cũng theo ông Tín, huyện đã ra thông báo đến ngày kia ông Sơn phải có mặt, nếu ông Sơn vẫn tiếp tục vắng, sự việc sẽ xử lí theo quy định của pháp luật.

Sự thật "động trời" sau cái bắt tay giữa Vũ Nhôm với Trần Phương Bình

(Kiến Thức) - Đằng sau cái bắt tay giữa Trần Phương Bình và Vũ Nhôm để vực dậy Ngân hàng Đông Á hóa ra là một trò “ma thuật” lấy tiền của chính DongA Bank để mua cổ phần DongA Bank. 

Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cơ quan điều tra cho hay, khoảng năm 2013, Ngân hàng Đông Á rơi vào thảm cảnh làm ăn sa sút, thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền và vàng trong kho quỹ. Để vực dậy DongA Bank, ông Trần Phương Bình - khi đó là Tổng Giám đốc DongA Bank đã lên kế hoạch tìm kiếm các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ để đầu tư vào ngân hàng.
Không rõ ông Bình sau đó đã tìm tới những doanh nghiệp nào, chỉ biết rằng theo cảnh sát điều tra, cuối năm 2013, ông Trần Phương Bình đã tiếp xúc với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79.