Quảng Bình thông báo tìm Giám đốc rừng phòng hộ "mất tích"

Thông báo tìm ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc BQL rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa đã được gửi tới gia đình ông Sơn sau nhiều ngày ông này bỏ nhiệm sở không có lí do.

Thông tin được ông Cao Xuân Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện xác nhận chiều nay. Theo đó, Phòng Nội vụ và Phòng Tư pháp của UBND huyện này được giao nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, thủ tục để làm bản thông báo tìm người. Bản thông báo này chưa gửi đến cơ quan Công an và chỉ mới được gửi tới gia đình ông Sơn theo đúng quy trình, thủ tục. Hiện tại, việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc mới ở Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện chưa triển khai.
Cũng theo ông Tín, huyện đã ra thông báo đến ngày kia ông Sơn phải có mặt, nếu ông Sơn vẫn tiếp tục vắng, sự việc sẽ xử lí theo quy định của pháp luật.
Quang Binh thong bao tim Giam doc rung phong ho "mat tich"
 Trụ sở Ban quản lí rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa, nơi ông Sơn làm việc
Ông Nguyễn Hữu Sơn là người có năng lực đạo đức tốt nên được đề bạt và bổ nhiệm làm Giám đốc BQL rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa từ năm 2015 và được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 22.000 hecta rừng đầu nguồn của huyện.
Tuy nhiên, khoảng gần 1 tháng nay ông Nguyễn Hữu Sơn rời bỏ nhiệm sở không có lý do. Lúc bỏ đi, ông có nhắn tin đến điện thoại của lãnh đạo UBND huyện Tuyên Hóa xin nghỉ phép nhưng không nộp đơn.
Hai tuần sau đó, ông Sơn đã chủ động tìm đến gặp Chủ tịch UBND huyện và Trưởng Công an huyện để trình bày sự việc. Sau đó lại tiếp tục vắng mặt dài ngày ở nhiệm sở, điện thoại khóa máy, không liên lạc được. 

Phó Chủ tịch phường ở TP HCM bỏ nhiệm sở bất thường

(Kiến Thức) - Sau khi được điều chuyển lĩnh vực quản lý từ phụ trách Đô thị sang Văn hóa Xã hội, phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 bất ngờ “mất liên lạc”.

Sáng 2/8, trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo UBND phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM cho biết vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Chí Việt, phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Bình thuộc về vấn đề công tác cán bộ, phường đã báo cáo sự việc lên Quận ủy, UBND quận 1.
Pho Chu tich phuong o TP HCM bo nhiem so bat thuong
UBND phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM, nơi ông Việt làm việc trước khi cơ quan mất liên lạc.
Theo nguồn tin của Kiến Thức, ông Việt (ngụ quận 7, TP HCM) là phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Bình, phụ trách lĩnh vực Văn hóa Xã hội. Trước đó, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 7, ông Việt làm đơn xin nghỉ phép 2 ngày. Tuy nhiên, khi hết phép, phó Chủ tịch này vẫn không trở lại nhiệm sở và kể từ đó đến nay (2/8), cơ quan chủ quản vẫn chưa liên lạc được với ông Việt; đồng thời, công đoàn phường cũng đã đến nhà ông Việt thì được biết gia đình ông Việt đã đi đâu không rõ.

Vì sao Bộ GD&ĐT dừng cuộc thi giải Toán, Tiếng anh qua mạng?

 Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ năm học 2017 - 2018 này, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng.

Theo ông Thành, qua tổ chức rà soát trên quy mô cả nước, số lượng các cuộc thi dành cho học sinh hiện còn nhiều và chồng chéo.

Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm. Cũng có những cuộc thi không thiết thực, không nhận được sự đồng tình của xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giảm các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Do đó, trong năm học 2017-2018, Bộ sẽ tạm dừng tổ chức các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.
Vi sao Bo GD&DT dung cuoc thi giai Toan, Tieng anh qua mang?
Nhiều cuộc thi khiến vô tình tạo áp lực cho học sinh (ảnh:Tiền Phong) 
Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT và trường phổ thông trực thuộc Bộ yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.

Trong đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

“Sau khi rà soát lại, hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Cuộc thi phải đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến”, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay.

Bộ GD&ĐT cũng đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế để đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".

Như vậy, học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học mới được tuyển thẳng vào các trường THPT.

Điều đó có nghĩa là học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.

Với tuyển sinh THCS, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.

Hà Nội: Cháy rừng phòng hộ ở Sóc Sơn, phải sơ tán dân

Cháy lớn kéo dài hàng tiếng đồng hồ xảy ra tại khu vực rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Đến 21h tối, người dân được lệnh sơ tán.

Tối muộn 5/6, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xác nhận vụ cháy lớn xảy ra tại khu vực rừng phòng hộ nằm trên địa bàn xã Nam Sơn và xã Phù Ninh.