Vụ nhà báo Khashoggi: Tiết lộ sốc của bạn nạn nhân

(Kiến Thức) - Một người bạn của nhà báo Khashoggi cho rằng nhà báo này đã bị sát hại sau khi những tin nhắn mang nội dung chỉ trích Thái tử kế vị Saudi Arabia trên ứng dụng Whatsapp trong điện thoại của ông bị "hack" bằng phần mền gián điệp Pegasus.

Theo Daily Mail ngày 13/1, nhà báo Khashoggi, 59 tuổi, đã gửi tin nhắn cho nhà hoạt động Saudi Arabia Omar Abdulaziz qua ứng dụng tin nhắn Whatsapp trên điện thoại, vài tháng trước khi ông bị sát hại tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 10/2018.
Sau đó, Omar nhận thấy, những tin nhắn này cùng phần còn lại trong điện thoại của ông đã bị nhiễm phần mềm độc hại Pegasus - một phần mềm gián điệp tinh vi được thiết kế để theo dõi người dùng.
Vu nha bao Khashoggi: Tiet lo soc cua ban nan nhan
Nhà báo Khashoggi bị sát hại hồi tháng 10/2018. Ảnh: Daily Mail. 
Omar cho rằng nhà báo Khashoggi bị sát hại sau khi những tin nhắn trên ứng dụng Whatsapp mang nội dung chỉ trích Thái tử kế vị Saudi Arabia Mohammed bin Salman này đã bị "hack" bằng phần mền gián điệp Pegasus.
Theo Omar, các cuộc trò chuyện giữa ông với nhà báo Khashoggi, vốn mang nội dung chỉ trích Thái tử Mohammed, đã bị chính quyền Riyadh chặn lại.
CNN đưa tin, ông Omar hiện đang đâm đơn kiện những người tạo ra Pegasus, thuộc Tập đoàn NSO Group có trụ sở tại Israel, với cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế khi bán những phần mềm như vậy.
Tuy nhiên, NSO Group đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào trong việc theo dõi nhà báo Khashoggi hay cái chết của ông.

Mời độc giả xem thêm video về vụ sát hại nhà báo Khashoggi (Nguồn: BBC)

Trước đó, nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul hồi tháng 10/2018. Thi thể của ông hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Sau vụ việc, Thái tử Mohammed bị tình nghi là người đã ra lệnh “thủ tiêu” nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, phía Riyadh một mực phủ nhận cáo buộc này.

Tiết lộ sốc về cách nhà báo Khashoggi bị giết hại

Nhà báo Jamal Khashoggi, người tử vong trong lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul, bị bóp cổ chết trong cơn hoảng loạn. Reuters đưa tin, dẫn nguồn là một quan chức cấp cao trong chính phủ Saudi.

Theo hãng tin, ban đầu những người liên quan không có ý định giết nhà báo. Chính quyền của vương quốc đã cử 15 người đến Thổ Nhĩ Kỳ, họ phải thuyết phục nhà báo Khashoggi trở về Tổ quốc. Trong cuộc gặp mặt, họ bắt đầu đe dọa anh ta, hứa sẽ tiêm thuốc và bắt cóc nhà báo. Khashoggi bắt đầu kháng cự, giãy giụa và kêu gọi người tới giúp đỡ, khiến cho các những người này hoảng hốt. Họ cố gắng bịt miệng Khashoggi, nhưng bị quá tay.
Tiet lo soc ve cach nha bao Khashoggi bi giet hai
Nhà báo Jamal Khashoggi . Ảnh: AP 

Cuộc sống di dân “kẹt” trên tàu cứu hộ giữa Địa Trung Hải

(Kiến Thức) - Sau hai tuần mắc kẹt trên biển và hứng chịu những trận bão mùa đông dữ dội, di dân trên tàu cứu hộ Sea-Watch 3 trở nên tuyệt vọng khi các nước Châu Âu từ chối cung cấp cho họ một nơi neo đậu an toàn.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai
 Theo hãng thông tấn Reuters, các di dân trên tàu tìm kiếm và cứu hộ Sea-Watch 3, do tổ chức phi chính phủ Sea-Watch của Đức vận hành, đang trở nên tuyệt vọng trong khi nguồn lương thực dần cạn kiệt và thuỷ thủ đoàn bị kiệt sức sau khi các nước Châu Âu từ chối cung cấp cho họ một nơi neo đậu an toàn. (Nguồn ảnh: Reuters)

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-2
 Được biết, những người dân di cư này đã bị mắc kẹt trên biển và hứng chịu những cơn bão biển suốt 2 tuần.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-3
 Người phụ nữ cho con ăn trên tàu Sea-Watch ngoài khơi bờ biển Malta ngày 4/1.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-4
Một em nhỏ giúp các thành viên trong thuỷ thủ đoàn nấu đồ ăn trên tàu ngày 3/1.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-5
Một người nhập cư nằm nghỉ trên tàu tìm kiếm-cứu hộ Sea-Watch 3 ngoài khơi bờ biển Malta. 

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-6
 Thành viên thuỷ thủ đoàn chơi đùa với một em nhỏ di cư trên tàu cứu hộ ngày 4/1.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-7
  Các di dân ngồi ăn trong không gian chật chội trên tàu Sea-Watch ngày 3/1.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-8
Một di dân chơi đàn ghi-ta trong lúc nghỉ ngơi trên tàu cứu hộ. Họ đã lênh đênh trên biển suốt 2 tuần qua.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-9
 Các di dân nằm nghỉ trên tàu cứu hộ Sea-Watch 3 ngoài khơi bờ biển Malta ngày 3/1.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-10
Gương mặt hồn nhiên của em nhỏ di cư trên tàu cứu hộ Sea-Watch 3. 

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-11
Tuần trước, một di dân đã mạo hiểm nhảy khỏi con tàu này xuống biển để tìm cách bơi vào bờ. Tuy nhiên, người này đã bị các thành viên thuỷ thủ đoàn đưa trở lại tàu.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-12
 Các di dân trên tàu cứu hộ Sea-Watch 3.

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-13
“Chúng tôi đang ở trên con tàu này và không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, Reuters dẫn lời Bob Kiangala, một di dân đến từ Cộng hoà Dân chủ Công-gô, cho hay. 

Cuoc song di dan “ket” tren tau cuu ho giua Dia Trung Hai-Hinh-14
 “Chúng tôi không phải cá mập. Chúng tôi cũng là người như bao người khác. Chúng tôi mạo hiểm tính mạng để tới Châu Âu. Và giờ, khi chúng tôi đã đến, Châu Âu lại từ chối. Chúng tôi không hiểu tại sao”, Bob Kiangala nói thêm.