Vụ lừa đảo tại Công ty Alibaba: Vì sao VKS trả hồ sơ?

Về vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, VKSND TP.HCM vừa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan đến giám định tài sản, giám định số vàng thu tại Công ty này.

Về vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ, đề nghị Cơ quan điều tra (Công an thành phố) điều tra bổ sung đối với một số tình tiết liên quan đến giám định tài sản.
Cụ thể, trong vụ án này, Cơ quan điều tra đã tạm giữ nhiều tài sản của Công ty Alibaba và các bị can. Trong số này có hơn 9,2 tỷ đồng; tạm giữ tiền trong tài khoản của 49 cá nhân là nhân viên và pháp nhân thuộc công ty, tổng cộng là 45,4 tỷ đồng (chưa tính lãi phát sinh đến nay); 23 xe ô tô, xe máy do các đối tượng sử dụng; 57 miếng vàng có chữ Địa ốc Alibaba; 20 thỏi kim loại màu vàng có trọng lượng hơn 7,3kg (kết quả giám định cho thấy số hợp kim trên không phải là vàng).
Đáng chú ý, Cơ quan điều tra đã kê biên 650 thửa đất, tổng giá trị theo kết quả định giá nhà và đất là hơn 1.478 tỷ đồng.
Vu lua dao tai Cong ty Alibaba: Vi sao VKS tra ho so?
Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Alibaba, là chủ mưu vụ án. 
Trước đó, vào ngày 16/12/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Hồ Chí Minh) đã ban hành Kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố 23 bị can trong vụ án Công ty Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Alibaba, là chủ mưu vụ án, là người thành lập và điều hành phương thức lừa đảo.
Luyện lập ra Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và 22 pháp nhân khác, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa đất trái pháp luật để bán cho 3.924 bị hại để chiếm đoạt hơn 2.373 tỷ đồng.
Thủ đoạn để thu hút khách hàng của Luyện và đồng phạm là hứa hẹn mua lại đất đã bán với giá cao hơn 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng; hoặc thuê lại với giá bằng 2%/tháng kể từ ngày ký hợp đồng và khách hàng đã thanh toán 95% giá trị thửa đất.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố Luyện và 19 đồng phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài tội danh trên, 2 bị can Võ Thị Thanh Mai (vợ của Luyện), Giám đốc Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm, cùng Nguyễn Thái Lực (em ruột Luyện), Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và thương mại Địa ốc Xanh, còn bị đề nghị truy tố thêm tội "Rửa tiền". Đối tượng Huỳnh Thị Kim Thắng, Kế toán trưởng Công ty Alibaba, cũng bị đề nghị truy tố về tội "Rửa tiền".
>>> Xem thêm video: Mở rộng điều tra vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

4 nhân viên Alibaba gây rối ở Bà Rịa chuẩn bị hầu toà gồm những ai?

(Kiến Thức) - 4 nhân viên của Công ty Địa ốc Alibaba sẽ phải hầu tòa liên quan đến tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng".

Dự kiến ngày 27/11, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đưa Nguyễn Huỳnh Tú Trinh cùng 3 nhân viên của Công ty CP Địa ốc Alibaba ra xét xử. Phiên tòa do thẩm phán Phạm Trung Dũng làm chủ tọa.

Theo nội dung vụ việc, Công ty CP Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba, trụ sở TP HCM) do anh em Nguyễn Thái Luyện làm lãnh đạo đã mua gom các thửa đất nông nghiệp và tự lập "dự án" trái phép, tự đặt tên "Khu dân cư Alibaba Tân Thành Center 5" tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) để phân lô bán nền trái phép.

Công ty Alibaba hết sạch vốn, tìm cách đối phó với khách đòi tiền

Sau khi bộ sậu công ty Alibaba bị công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, rất đông khách hàng đã đầu tư mua dự án của công ty này đã kéo đến trụ sở để đòi quyền lợi vì sợ mất tiền.

Khách lo mất tiền
Sáng 19/9, nhiều người dân đã đến trụ sở Công ty Alibaba trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM để tìm hiểu thông tin về các dự án của công ty này sau khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thái Luyện và Tổng Giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh bị công an bắt.