Vụ lãnh đạo xã phê sai lý lịch: Đã xin lỗi và xác nhận lại lý lịch

Liên quan đến việc Phó Chủ tịch xã An Bình, Nam Sách (Hải Dương) phê cả nhà cô gái vào sơ yếu lý lịch, ngày 10/8, lãnh đạo xã này cho biết đã đến tận nhà xin lỗi, xác nhận lại lý lịch cho cô gái này.

Chiều cùng ngày, anh Nguyễn Danh Cường (xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương) xác nhận, sáng 10/8, Bí thư đảng ủy cùng cán bộ xã An Bình đã đến gặp gia đình để trao bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch xã.
"Lãnh đạo xã cũng gửi lời xin lỗi tới gia đình và nhận sai sót trong quá trình xác nhận sơ yếu lý lịch do đồng chí Phó chủ tịch bút phê 3 ngày trước đó", anh Cường chia sẻ.
Vu lanh dao xa phe sai ly lich: Da xin loi va xac nhan lai ly lich
 
Như báo chí đã đưa tin trước đó, ngày 7/8 Cường đã chia sẻ lên Facebook của bản sơ yếu lý lịch của người em gái mình.
Phó chủ tịch UBND xã An Bình đã xác nhận sơ yếu lý lịch cho chị Quyên (em gái anh Cường), trong bản sơ yếu lý lịch có nhận xét: "Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định của địa phương".
Quá bức xúc anh đã chụp ảnh bản sơ yếu lý lịch của em gái mình đăng tải lên mạng xã hội và xin ý kiến "tư vấn" của cộng đồng mạng.
Anh Cường giải thích nguyên là giữa năm 2016, xã An Bình triển khai làm đường liên xã và có huy động đóng tiền mỗi nhân khẩu 2 triệu đồng. Gia đình anh này không đủ khả năng đóng góp nên khi lên xin dấu xác nhận đã bị lãnh đạo "làm khó".
Sau khi báo chí phản ánh và đến chiều 8/8, ông Thực đã thừa nhận việc làm của mình là sai quy định và lý giải vì mới chuyển công tác hơn 1 năm, chưa nắm rõ nội dung công văn số 1520 của Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực (Bộ Tư pháp).

Vụ phê xấu bản lý lịch: Phó chủ tịch xã nói gì?

(Kiến Thức) - Ông Trương Phúc Thực - Phó chủ tịch xã có bút phê "lạ" vào sơ yếu lý lịch của người dân ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - đã lên tiếng.

Bút phê “lạ” trong bản sơ yếu lý lịch
Vừa qua, dư luận xôn xao về ảnh chụp một bản sơ yếu lý lịch, phần nhận xét và ký đóng dấu có dòng phê “lạ” của Phó chủ tịch xã. Qua xác nhận, người đăng tải hình ảnh là anh Nguyễn Danh Cường (27 tuổi), ngụ thôn An Đông, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cuộc sống nhộn nhịp ở ga Hà Nội trước đề xuất di dời

(Kiến Thức) - Trước thông tin đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi nội đô, cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra nhộn nhịp với hành khách và những chuyến hàng tấp nập.

Anh: Cuoc song nhon nhip o ga Ha Noi truoc de xuat di doi
Ga Hà Nội trước đây có tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, có địa chỉ tại số 120 Lê Duẩn (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Ga Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ trung tâm cho sự phát triển về mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của Hà Nội. Mỗi ngày, ga vận chuyển hàng ngàn lượt hành khách, hàng hóa từ Bắc vào Nam (và ngược lại). 

Ảnh: Đi dọc Việt Nam thăm những làng chài ven biển

Sự hòa hợp giữa con người lao động và thiên nhiên hùng vĩ tại những làng chài ven biển là chất liệu tốt để các nhiếp ảnh gia chụp lại những khoảnh khắc quý giá.

Anh: Di doc Viet Nam tham nhung lang chai ven bien
 Với 3 mặt giáp biển và hơn 3.000 km đường bờ biển, vị mặn mòi của biển cả đã trở nên thân thương, đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Không khó hiểu khi rất nhiều tác phẩm gửi về cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" lấy đề tài cuộc sống tại các làng chài ven biển. Trong ảnh là những ngư dân tại bãi biển Hải Lý (Nam Định) sẵn sàng cho một ngày làm việc mới khi trời vừa hừng đông. Ảnh: Đặng Thị Thúy Mai.