Vũ khí nặng 30 gram giúp quân đội Mỹ lật ngược tình thế

Thứ vũ khí bỏ túi dài chỉ 17 cm, nặng chừng 30 gram sẽ sớm được trang bị cho quân đội Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh của binh sĩ nước này trên chiến trường. 
 

Mời độc giả xem video: Quân đội Australia triển khai Black Hornet. Nguồn: Western Journal

Công ty FLIR Systems, có trụ sở tại Oregon, Mỹ, thông báo vừa ký hợp đồng bán máy bay do thám siêu nhỏ Black Hornet (Ong bắp cày đen) trị giá 39,6 triệu USD với Lầu Năm Góc.
Ngoài kích thước bỏ túi tiện dụng, Black Hornet còn bay rất êm, thích hợp để sử dụng cả ban ngày lẫn ban đêm mà không lo bị phát hiện.
Máy bay siêu nhỏ này có vận tốc cao nhất là 6m/giây, phạm vi hoạt động tối đa là 2km. Thời gian bay trên không của nó khoảng 25 phút.
Theo trang tin "Task and Purpose", Trung tá Isaac Taylor – người phát ngôn Quân đội Mỹ - cho biết Black Hornet sẽ giúp các binh sĩ năm được tình hình chiến trận nhờ khả năng thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát.
Với khả năng định vị GPS, UAV Black Hornet hoạt động dựa trên cơ chế thu nhận những hình ảnh đáng tin cậy và các khu vực nguy hiểm trên chiến trường cũng như mọi ngóc ngách đối phương có thể ẩn nấp rồi truyền những hình ảnh này về cho người điều khiển.
Vu khi nang 30 gram giup quan doi My lat nguoc tinh the
 Máy bay do thám không người lái Black Hornet siêu nhỏ gọn. Ảnh: FLIR Systems.
Mỗi chiếc máy bay đều được trang bị hai camera ghi hình ban ngày cùng với một thiết bị ảnh nhiệt. Hệ thống này cũng có thể chụp ảnh tĩnh để phục vụ phân tích sâu hơn.
Khi làm nhiệm vụ vào ban đêm, máy bay không người lái bỏ túi sẽ hợp nhất các nguồn cấp dữ liệu từ hệ thống ảnh quang điện lẫn ảnh nhiệt của nó để tạo ra hình ảnh có độ chính xác cao hơn. Điều này giúp người vận hành dễ dàng xác định vị trí của từng kẻ địch hoặc kiểm tra các đối tượng khả nghi trong bóng tối.
Theo báo cáo xin phê duyệt ngân sách cho tài khóa 2019 của Quân đội Mỹ, mỗi chiếc Black Hornet tí hon có giá từ 15.000 – 20.000 USD (khoảng 350 – 460 triệu đồng).

Hết Trung Quốc, đến Nga "nhái" UAV chiến đấu MQ-9 của Mỹ?

(Kiến Thức) - Mặc dù người Nga tuyên bố rằng máy bay không người lái Orion do nước này tự thiết kế thế nhưng mẫu UAV này lại mang quá nhiều điểm đặc trưng của dòng UAV đình đám nhất của Mỹ MQ-9 Reaper.
 
Máy bay không người lái Orion biến thể Orion-E sẽ cung cấp thêm khả năng tấn công cho loại máy bay vốn dĩ được thiết kế để làm nhiệm vụ thám sát này.

Het Trung Quoc, den Nga
Giới quan sát quân sự càng tỏ ra nghi ngờ hơn về lai lịch của UAV Orion khi mới đây công ty công nghệ Kronshtadt của Nga tiết lộ sẽ phát triển biến thể vũ trang của Orion có tên là Orion-E. Theo thông tin ban đầu UAV chiến đấu này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 1000 kg, trong đó sẽ có 200 kg vũ khí. Ảnh: Defence.

Từ những năm 1970, Liên Xô đã có pháo tự hành laser

(Kiến Thức) - Trong khi Mỹ còn đang loay hoay không biết ứng dụng vũ khí laser ra sao thì Liên Xô đã từng có hẳn một khẩu pháo tự hành laser từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tu nhung nam 1970, Lien Xo da co phao tu hanh laser
Mang tên 1K17 Szhatie, khẩu pháo tự hành laser được Liên Xô chế tạo từ những năm 70 của thế kỷ trước về cơ bản là một loại loại vũ khí sử dụng năng lượng laser tập trung và có thể coi là loại vũ khí laser cơ giới đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: G'nPanzer.

Súng chống tăng Carl-Gustaf M4 vô hại với T-90 Nga?

Dù được đánh giá là dòng súng chống tăng hàng đầu thế giới nhưng Carl-Gustaf M4 Mỹ vừa mua bị cho là không đủ mạnh để xuyên thủng giáp trên T-90 Nga.

Theo Defence-blog, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) vừa quyết định ký hợp đồng trị giá 16 triệu USD mua súng chống tăng Carl-Gustaf do Thụy Điển sản xuất. Bản hơp đồng sẽ được thực hiện xong trước khi kết thúc năm 2020.