Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Vũ khí cá nhân của chiến sĩ Giải phóng quân trước khi có AK-47

25/11/2020 07:20

(Kiến Thức) - AK-47 là loại vũ khí đã gắn liền với hình ảnh của người chiến sĩ Giải phóng quân trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, tuy nhiên trước khi có mặt của mẫu súng huyền thoại này, trên tay người lính Việt Nam đã được trang bị nhiều loại súng khác nhau.

Hùng Dũng

Liên Xô chế tạo pháo DKB theo đề nghị của Việt Nam như thế nào?

Tiêm kích "nhà giàu" Rafale không còn khả năng cạnh tranh quốc tế?

Xe tăng huyền thoại của quân giải phóng khiến Sài Gòn "tắc đường" trong ngày chiến thắng

Việt Nam hiện đại hóa "nỗi kinh hoàng" của lính Mỹ trong chiến tranh

Cực hiếm: Khoảnh khắc quân giải phóng tóm sống "xe tăng 6 nòng" của Mỹ

Hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân với khẩu súng AK-47 trên tay đã là một biểu tượng của người anh hùng dân tộc Việt Nam trong những năm tháng Kháng chiến chống Mỹ. Khẩu súng như một phần không thể nào tách rời với người lính, tạo một sức mạnh hiệu quả, chiếm ưu thế lớn trước các loại súng trường tấn công của đối thủ bên kia chiến tuyến. Tuy vậy, trong những năm tháng đầu của cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ, quân ta đã tận dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để có thể chiến đấu với kẻ thù dẫu muôn vàn khó khăn. Ảnh: Chiến sĩ Quân giải phóng với khẩu AK-47
Hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân với khẩu súng AK-47 trên tay đã là một biểu tượng của người anh hùng dân tộc Việt Nam trong những năm tháng Kháng chiến chống Mỹ. Khẩu súng như một phần không thể nào tách rời với người lính, tạo một sức mạnh hiệu quả, chiếm ưu thế lớn trước các loại súng trường tấn công của đối thủ bên kia chiến tuyến. Tuy vậy, trong những năm tháng đầu của cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ, quân ta đã tận dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để có thể chiến đấu với kẻ thù dẫu muôn vàn khó khăn. Ảnh: Chiến sĩ Quân giải phóng với khẩu AK-47
Trong những năm đầu sau khi đánh bại thực dân Pháp xâm lược, ta đã thu được khá nhiều vũ khí cá nhân chiến lợi phẩm của chúng sau đó tái trang bị lại cho các đơn vị bộ đội chiến đấu. Do đó, trang bị mang tính thiếu đồng bộ, nhiều chủng loại, kiểu dáng, cỡ đạn khác nhau gây khó khăn trong công tác hậu cần,… Ảnh: Vệ Quốc quân bảo vệ Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến năm 1946 với súng tiểu liên M3 của Mỹ.
Trong những năm đầu sau khi đánh bại thực dân Pháp xâm lược, ta đã thu được khá nhiều vũ khí cá nhân chiến lợi phẩm của chúng sau đó tái trang bị lại cho các đơn vị bộ đội chiến đấu. Do đó, trang bị mang tính thiếu đồng bộ, nhiều chủng loại, kiểu dáng, cỡ đạn khác nhau gây khó khăn trong công tác hậu cần,… Ảnh: Vệ Quốc quân bảo vệ Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến năm 1946 với súng tiểu liên M3 của Mỹ.
Những khẩu tiểu liên, súng trường chiến lợi phẩm này có đặc điểm là đã khá lạc hậu khi bước vào những năm 1960, khi mà súng trường tấn công đã bắt đầu xuất hiện. Hầu hết chúng đều là súng từ trong chiến tranh Thế giới thứ 2 sau đó tiếp tục được quân Pháp và đồng minh sử dụng trên chiến trường Đông Dương. Ảnh: Lính ngụy quyền Lào với súng tiểu liên Thompson.
Những khẩu tiểu liên, súng trường chiến lợi phẩm này có đặc điểm là đã khá lạc hậu khi bước vào những năm 1960, khi mà súng trường tấn công đã bắt đầu xuất hiện. Hầu hết chúng đều là súng từ trong chiến tranh Thế giới thứ 2 sau đó tiếp tục được quân Pháp và đồng minh sử dụng trên chiến trường Đông Dương. Ảnh: Lính ngụy quyền Lào với súng tiểu liên Thompson.
Đồng minh của Pháp trên chiến trường Đông Dương lúc đó là Mỹ đã triệt để viện trợ bổ sung cho họ những vũ khí nổi tiếng như tiểu liên M3 và Thompson, súng M1 carbin và trung liên BAR, thậm chí là cả súng máy hạng nặng M2 Browning .50cal. Tất cả những vũ khí này sau đó đều có mặt trong biên chế các đơn vị của quân đội ta do thu được từ các trận đánh và cả những lính đối phương trở về với phe Cách mạng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam với súng máy M2 Browning của Mỹ bắn máy bay Pháp trong trận Điện Biên Phủ.
Đồng minh của Pháp trên chiến trường Đông Dương lúc đó là Mỹ đã triệt để viện trợ bổ sung cho họ những vũ khí nổi tiếng như tiểu liên M3 và Thompson, súng M1 carbin và trung liên BAR, thậm chí là cả súng máy hạng nặng M2 Browning .50cal. Tất cả những vũ khí này sau đó đều có mặt trong biên chế các đơn vị của quân đội ta do thu được từ các trận đánh và cả những lính đối phương trở về với phe Cách mạng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam với súng máy M2 Browning của Mỹ bắn máy bay Pháp trong trận Điện Biên Phủ.
Những năm tháng đầu của sau khi Mỹ - ngụy công khai phá hoại hiệp định Geneva, quân sự hóa miền Nam Việt Nam, ta đã có chủ trương phải đấu tranh chống "bạo lực cách mạng" nhằm "đánh cho Mỹ cút - đánh cho ngụy nhào". Các đơn vị du kích miền Nam cũng đã nhanh chóng được vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào để có thể vũ trang kháng chiến. Những vũ khí là súng chiến lợi phẩm mà ta thu được từ quân Pháp, không ít trong số đó chính là vũ khí Mỹ. Có thể nói trên chiến trường miền Nam lúc đó, cả địch và ta đều dùng vũ khí gần như tương đương. Ảnh: Du kích quân giải phóng với súng M1 Carbin do Mỹ sản xuất.
Những năm tháng đầu của sau khi Mỹ - ngụy công khai phá hoại hiệp định Geneva, quân sự hóa miền Nam Việt Nam, ta đã có chủ trương phải đấu tranh chống "bạo lực cách mạng" nhằm "đánh cho Mỹ cút - đánh cho ngụy nhào". Các đơn vị du kích miền Nam cũng đã nhanh chóng được vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào để có thể vũ trang kháng chiến. Những vũ khí là súng chiến lợi phẩm mà ta thu được từ quân Pháp, không ít trong số đó chính là vũ khí Mỹ. Có thể nói trên chiến trường miền Nam lúc đó, cả địch và ta đều dùng vũ khí gần như tương đương. Ảnh: Du kích quân giải phóng với súng M1 Carbin do Mỹ sản xuất.
Ngoài ra, các nước XHCN anh em cũng đã bắt đầu viện trợ cho ta số lượng lớn súng cá nhân các loại, phần lớn trong số này cũng là vũ khí chiến lợi phẩm thu được từ Phát xít Đức như MP-40, Karabiner 98, MG-34,… và các loại súng cũ trong thế chiến thứ 2 như PPSH-41, PPS, Mosin Nagant,…Thậm chí, người ta cũng ghi nhận cả mẫu súng Stg-44 nổi tiếng của Đức cũng được viện trợ cho Quân Giải phóng. Ảnh: Một số súng tiểu liên Quân Giải phóng bị quân địch tịch thu từ trên xuống: PPS, MP-40 và K-50M.
Ngoài ra, các nước XHCN anh em cũng đã bắt đầu viện trợ cho ta số lượng lớn súng cá nhân các loại, phần lớn trong số này cũng là vũ khí chiến lợi phẩm thu được từ Phát xít Đức như MP-40, Karabiner 98, MG-34,… và các loại súng cũ trong thế chiến thứ 2 như PPSH-41, PPS, Mosin Nagant,…Thậm chí, người ta cũng ghi nhận cả mẫu súng Stg-44 nổi tiếng của Đức cũng được viện trợ cho Quân Giải phóng. Ảnh: Một số súng tiểu liên Quân Giải phóng bị quân địch tịch thu từ trên xuống: PPS, MP-40 và K-50M.
Những khẩu súng máy như MG-34, MG-42 đặc biệt được bộ đội ta ưu chuộng do có hỏa lực mạnh, độ tin cậy cao và sử dụng dễ dàng, có thể nói là tinh túy của vũ khí Đức trong thế chiến. Cộng với sự chiến đấu quả cảm của những người bộ đội Việt Nam, vũ khí tốt càng tăng thêm phần đặc biệt hiệu quả. Ảnh: Bộ đội miền Bắc bắn máy bay bằng súng máy MG-34 của Đức.
Những khẩu súng máy như MG-34, MG-42 đặc biệt được bộ đội ta ưu chuộng do có hỏa lực mạnh, độ tin cậy cao và sử dụng dễ dàng, có thể nói là tinh túy của vũ khí Đức trong thế chiến. Cộng với sự chiến đấu quả cảm của những người bộ đội Việt Nam, vũ khí tốt càng tăng thêm phần đặc biệt hiệu quả. Ảnh: Bộ đội miền Bắc bắn máy bay bằng súng máy MG-34 của Đức.
Những khẩu súng này dẫu cho có phần lạc hậu, thiếu tính đồng bộ và phức tạp trong công tác hậu cần tuy nhiên ở thời điểm mà quân đội ta vừa bước ra khỏi cuộc Kháng chiến chống Pháp gian khổ, còn gặp muôn vàn khó khăn lại phải đối đầu với một kẻ thù mạnh mẽ hơn là Mỹ thì đây là những vũ khí vô cùng cần thiết, cực kỳ quan trọng góp phần tạo nên những chiến thắng đầu tiên, thể hiện một ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù to lớn của những người chiến sĩ cách mạng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam bên cạnh xác máy bay rơi của quân Pháp với súng tiểu liên MAT-49.
Những khẩu súng này dẫu cho có phần lạc hậu, thiếu tính đồng bộ và phức tạp trong công tác hậu cần tuy nhiên ở thời điểm mà quân đội ta vừa bước ra khỏi cuộc Kháng chiến chống Pháp gian khổ, còn gặp muôn vàn khó khăn lại phải đối đầu với một kẻ thù mạnh mẽ hơn là Mỹ thì đây là những vũ khí vô cùng cần thiết, cực kỳ quan trọng góp phần tạo nên những chiến thắng đầu tiên, thể hiện một ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù to lớn của những người chiến sĩ cách mạng. Ảnh: Bộ đội Việt Nam bên cạnh xác máy bay rơi của quân Pháp với súng tiểu liên MAT-49.
Bước sang những năm 1960, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ đại trà cho ta các loại súng hiện đại hơn như CKC và AK-47,… cùng với các phiên bản của nó sản xuất bởi Trung Quốc, Đông Đức, Romania,… giúp cho bộ đội có trang bị tốt hơn rất nhiều, những khẩu súng chiến lợi phẩm từ đó cũng dần dần được loại biên hoặc chuyển giao cho các đơn vị dân quân, du kích địa phương. Việc đồng bộ vũ khí cá nhân cũng giúp cho công tác hậu cần thuận lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Bộ đội giải phóng với súng AK-47.
Bước sang những năm 1960, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ đại trà cho ta các loại súng hiện đại hơn như CKC và AK-47,… cùng với các phiên bản của nó sản xuất bởi Trung Quốc, Đông Đức, Romania,… giúp cho bộ đội có trang bị tốt hơn rất nhiều, những khẩu súng chiến lợi phẩm từ đó cũng dần dần được loại biên hoặc chuyển giao cho các đơn vị dân quân, du kích địa phương. Việc đồng bộ vũ khí cá nhân cũng giúp cho công tác hậu cần thuận lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Bộ đội giải phóng với súng AK-47.
Cho đến năm 1967, người ta cho rằng tất cả các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân Bắc Việt và Quân Giải phóng miền Nam đều đã được trang bị đầy đủ súng trường hiện đại của Liên Xô và khối XHCN. Theo quân đội Mỹ công bố vào năm 1969, đã có ít nhất 40 loại súng trường, carbin khác nhau và ít nhất 22 loại súng máy khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng, bên cạnh AK-47 thì vũ khí cá nhân trong kháng chiến chống Mỹ là vô cùng phong phú. Ảnh: Bộ đội Giải phóng quân tại Dinh Độc lập ở Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 - Nguồn: TL.
Cho đến năm 1967, người ta cho rằng tất cả các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân Bắc Việt và Quân Giải phóng miền Nam đều đã được trang bị đầy đủ súng trường hiện đại của Liên Xô và khối XHCN. Theo quân đội Mỹ công bố vào năm 1969, đã có ít nhất 40 loại súng trường, carbin khác nhau và ít nhất 22 loại súng máy khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng, bên cạnh AK-47 thì vũ khí cá nhân trong kháng chiến chống Mỹ là vô cùng phong phú. Ảnh: Bộ đội Giải phóng quân tại Dinh Độc lập ở Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 - Nguồn: TL.
Video Tại sao điểm xạ được nâng lên hàng "tuyệt kỹ" của bộ đội Việt Nam? - Nguồn: QPVN

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status