Vụ cô gái mất tích ở Hà Nội: Nhiều tin bịa đặt trên mạng

Mới đây, chị gái của nạn nhân đã có những đính chính về những thông tin bịa đặt xung quanh sự cố em gái bị mất tích hơn một tháng qua.

Trên trang cá nhân, chị Q.N chia sẻ rằng có rất nhiều câu chuyện bịa đặt được dựng lên làm ảnh hưởng đến việc tìm em gái của gia đình cô. Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm, có một nhóm thanh niên cũng theo dõi và cản trở sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Không chỉ vậy, Q.N cho biết có 1 luồng dư luận vừa xuất hiện và nói ẩn ý rằng gia đình cô kiếm lợi từ sự cố của em gái. Trả lời về thông tin này, Q.N khẳng định gia đình không hề đứng ra kêu gọi ủng hộ và sự giúp đỡ của mọi người. Việc giúp sức tìm kiếm H.N. xuất phát từ chính lòng trắc ẩn của họ.
Vu co gai mat tich o Ha Noi: Nhieu tin bia dat tren mang
Gia đình tìm thấy chiếc túi xách của H.N ở mép bờ sông ở cầu Tân Phú, huyện Quốc Oai trưa 6/8. (Ảnh: Dân Việt)
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, ngày 27/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy tìm người mất tích có dấu hiệu liên quan đến tội phạm, hiện không rõ đang ở đâu, cần tổ chức truy tìm để phục vụ yêu cầu xác minh đơn đề nghị của ông Lương Viết Tuyên (bố cô gái H.N, trú thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ).
Người được truy tìm là L.H.N, mất tích từ ngày 14/7.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội giao Đội phòng ngừa, đấu tranh hướng dẫn điều tra trọng án Phòng PC02 chủ trì thực hiện công tác, biện pháp truy tìm.
Đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng công an phối hợp truy tìm.
Theo ghi nhận của Đời sống pháp luật, H.N đi khỏi phòng trọ ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa lúc 20h ngày 14/7. Khi đi, cô gái mặc quần áo sáng màu, đi xe vision màu đen, BKS 29X1-52.817.
Đến 21h, không liên lạc được với em gái, nghi có chuyện, chị gái H.N đã lần theo định vị trên điện thoại để tìm em thì thấy có dấu hiệu bất thường khi địa điểm thay đổi từ xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ sang khu vực cầu Cù Sơn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.
Theo người chị gái, trước khi mất tích, em gái mình và người yêu cũ tên T.N.T có nhiều mâu thuẫn về tiền bạc, tình cảm.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đâm chết chủ nợ vì không cho vay tiền cá độ bóng đá:

(Nguồn: THĐT)

Bánh Trung thu gì mà có giá 3000đ/chiếc?

Ngày 17/8, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, vừa phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam phát hiện và thu giữ gần 1.600 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, như Công an TP HCM đã đưa tin, vào khoảng 15h40 ngày 15/8, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh phát hiện Phạm Thị Phụng (sinh năm 1994, trú ở Tổ 5, phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý) đang kinh doanh, buôn bán gần 1.600 chiếc bánh Trung thu (bánh nướng các loại) tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý.
Banh Trung thu gi ma co gia 3000d/chiec?

Gần 1600 chiếc bánh nướng, bánh trung thu không rõ nguồn gốc đã bị Công an tỉnh Hà Nam thu giữ. (Ảnh: Công an Hà Nam)

Tại thời điểm kiểm tra Phạm Thị Phụng không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ liên quan đến toàn bộ số hàng trên.

Vì sao Công viên gần nghìn tỷ giữa Thủ đô rác thải ngập ngụa?

Sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục ở Công viên - hồ điều hòa Mai Dịch (Hà Nội) xuống cấp trầm trọng, cỏ mọc um tùm, rác thải vứt bừa bãi bốc mùi hôi thối.

Vi sao Cong vien gan nghin ty giua Thu do rac thai ngap ngua?

Theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, bên trong Công viên Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) xuất hiện nhiều điểm đổ rác bốc mùi hôi thối.

Vi sao Cong vien gan nghin ty giua Thu do rac thai ngap ngua?-Hinh-2

Người dân phường Mai Dịch cho biết, đã 1 tháng nay, công viên này không được cắt tỉa, dọn dẹp vệ sinh nên khuôn viên trở nên nhếch nhác và bẩn thỉu.

Bộ GD-ĐT lên tiếng thông tin thi trắc nghiệm môn Văn

Bộ GD-ĐT phủ nhận thông tin môn Ngữ văn sẽ thay đổi hình thức kiểm tra từ tự luận hoàn toàn sang tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan từ năm học 2022-2023.

Vài ngày nay, trên nhiều diễn đàn của giáo viên và học sinh phổ thông xôn xao thông tin đề kiểm tra môn Ngữ văn sẽ chuyển sang hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan từ năm học 2022-2023. Và việc này sẽ bắt đầu từ những lớp thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng dẫn ở Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.

Theo luồng thông tin này, phần đọc hiểu sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra phần nhận biết, thông hiểu và có thêm 2 câu hỏi tự luận ở phần thông hiểu và vận dụng thấp.

Cùng đó, nếu như những năm học trước đây, cấu trúc đề kiểm tra và đề thi môn Ngữ văn thường có 4 điểm đọc hiểu và 6 điểm làm văn hoặc 3 điểm đọc hiểu-7 điểm làm văn thì tới đây, cấu trúc điểm sẽ là 6 (đọc hiểu)- 4 (viết).

Phần “làm văn” trước đây, bây giờ được gọi là phần “viết” sẽ là một bài văn hoàn chỉnh có thang điểm 4/10 điểm. Bài viết này, học sinh sẽ viết một bài văn trọn vẹn, tương ứng với thể loại, phương thức biểu đạt của phần kiến thức mà học sinh học ở chương trình và sách giáo khoa trên lớp chính khóa.

Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, đại diện Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) phủ nhận thông tin nói trên.

Bo GD-DT len tieng thong tin thi trac nghiem mon Van

Ảnh: Thanh Tùng

Lãnh đạo Vụ này khẳng định, Bộ GD-ĐT chưa có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào nói rằng từ năm học tới sẽ kiểm tra, đánh giá đối với học sinh ở môn Ngữ văn bằng kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận.

“Có thể đó là một đề xuất được đưa ra từ một hội thảo nào đó, còn Bộ GD-ĐT chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc này”, vị này nói.

Theo vị này, hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông mới nhất của Bộ ban hành chỉ hướng đến việc phát huy sáng tạo, khắc phục tình trạng chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn. Việc này nhằm tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường cần tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của các em trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.